-->

Những kỷ vật lịch sử tại ngôi nhà Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập

Bộ quần áo kaki, chiếc vali mây, góc làm việc… của Chủ tịch Hồ Chí Minh những ngày khởi thảo Bản Tuyên ngôn Độc lập 2.9.1945 tại căn nhà số 48 Hàng Ngang - Hà Nội đã trở thành những kỷ vật quý giá của lịch sử.
nhung ky vat lich su tai ngoi nha bac ho viet tuyen ngon doc lap Những ký ức về Bác trong Lễ tuyên ngôn Độc lập
nhung ky vat lich su tai ngoi nha bac ho viet tuyen ngon doc lap Ngôi nhà bí mật nơi Bác Hồ nghỉ đầu tiên khi về Hà Nội năm 1945

Nằm trong khu phố cổ buôn bán sầm uất, căn nhà số 48 Hàng Ngang (Hà Nội) gắn sứ mệnh thiêng liêng của dân tộc - nơi ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 72 năm trôi qua, những kỉ vật trong căn nhà còn vẹn nguyên, nơi để người Việt trở về thăm lại và cảm nhận không khí sục sôi của ngày Độc lập.

Tại một góc phòng nhỏ trong căn nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2.9.1945. Ngày nay, đây là một trong các điểm di tích tiêu biểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên toàn quốc.

nhung ky vat lich su tai ngoi nha bac ho viet tuyen ngon doc lap
Ngôi nhà 48 Hàng Ngang - Hà Nội đã gắn liền với sự kiện lịch sử trọng đại nhất của đất nước ngay giữa lòng thủ đô nghìn năm văn hiến, đầy ắp những di tích lịch sử cách mạng.
nhung ky vat lich su tai ngoi nha bac ho viet tuyen ngon doc lap
Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, ngôi nhà 48 Hàng Ngang đã được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
nhung ky vat lich su tai ngoi nha bac ho viet tuyen ngon doc lap
Nhiều hình ảnh của một thời kỳ lịch sử được trưng bày trong ngôi nhà này.
nhung ky vat lich su tai ngoi nha bac ho viet tuyen ngon doc lap
Bộ quần áo kaki - Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc trong lễ Tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9.1945 - được may từ vải của cửa hiệu Phúc Lợi - số 48 Hàng Ngang.
nhung ky vat lich su tai ngoi nha bac ho viet tuyen ngon doc lap
Chiếc vali mây - Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang.

Trong thời gian Bác Hồ về ở và làm việc tại đây, gia đình ông Trịnh Văn Bô chăm lo nơi ăn ngủ chu đáo. Tầng 2 của ngôi nhà được giữ nguyên làm khu lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại phòng khách lớn - nơi những ngày Bác ở đây từng được sử dụng làm nơi tiếp khách, hiện vẫn còn một chiếc bàn dài, 4 ghế sopha và 4 ghế đôn, tủ đựng cốc chén và một ghế sopha dài đặt sát cửa.

Trong thời gian Bác Hồ về ở và làm việc tại căn nhà 48 Hàng Ngang, 1 tháng 3 ngày (từ ngày 24.8 đến 27.9), gia đình đã hết lòng phục vụ, chăm lo cho Bác và các đồng chí trong Trung ương Đảng. Bác Hồ từng bày tỏ gia đình là ân nhân của cách mạng.

nhung ky vat lich su tai ngoi nha bac ho viet tuyen ngon doc lap
Tầng 2 - nơi làm việc của Bác Hồ và Thường vụ Trung ương - được giữ nguyên nội thất với những hiện vật đã có, trong đó đặt ở giữa là chiếc bàn chữ nhật dài màu cánh gián, 8 ghế tựa đặt ở hai bên, một ghế lớn ở đầu, phủ khăn trắng. Tại chiếc bàn này, Bác Hồ cùng Thường vụ Trung ương đã thông qua 3 nội dung: Tuyên ngôn Độc lập, tổ chức lễ Quốc khánh, thành phần Chính phủ Lâm thời.
nhung ky vat lich su tai ngoi nha bac ho viet tuyen ngon doc lap
Bàn đánh máy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
nhung ky vat lich su tai ngoi nha bac ho viet tuyen ngon doc lap
Một căn phòng khác trong tầng 2 chính là nơi Bác Hồ khởi thảo Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Căn phòng còn có 1 tủ nhỏ, 1 chiếc giường nằm nghỉ.
nhung ky vat lich su tai ngoi nha bac ho viet tuyen ngon doc lap
Chiếc bàn nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Bản Tuyên ngôn Độc lập. Theo một số tài liệu, khi viết xong, Bác tổ chức họp để thông qua Tuyên ngôn Độc lập. Người nói: “Đây là giờ phút sung sướng nhất trong cuộc đời tôi. Tôi đã viết nhiều, nhưng viết Tuyên ngôn Độc lập là lúc lòng tôi sung sướng nhất...”.
nhung ky vat lich su tai ngoi nha bac ho viet tuyen ngon doc lap
Bàn ăn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
nhung ky vat lich su tai ngoi nha bac ho viet tuyen ngon doc lap
Tủ đựng tài liệu của Bác Hồ.

Căn nhà 48 Hàng Ngang là của gia đình ông Trịnh Văn Bô, một tư sản dân tộc được giác ngộ cách mạng sớm và trở thành đảng viên cộng sản. Ông là thành viên tích cực tham gia phong trào Việt Minh và là cơ sở bí mật của ông Nguyễn Lương Bằng.

Vì ở giữa phố buôn bán sầm uất, nhà có cửa hàng buôn bán tơ lụa, nhiều người ra vào nên dễ bề che mắt mật thám, chỉ điểm. Ngày nay, tại ngôi nhà này còn lưu giữ nhiều kỷ vật gắn với thời kỳ lịch sử của dân tộc cùng nhiều tư liệu, hình ảnh quý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

nhung ky vat lich su tai ngoi nha bac ho viet tuyen ngon doc lap
Tem nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát hành năm 1945, được lưu giữ trong ngôi nhà này.

Theo VƯƠNG TRẦN - HOA LÊ/ laodong.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thày trò các trường học ở Thủ đô cùng nhau "viết tiếp câu chuyện hòa bình"

Thày trò các trường học ở Thủ đô cùng nhau "viết tiếp câu chuyện hòa bình"

Ngày 30/4 năm nay là ngày lễ lớn mang ý nghĩa lịch sử trọng đại của dân tộc ta, là dịp để nhắc nhở thế hệ con cháu ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, bày tỏ tri ân với các Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho nền độc lập, tự do của hôm nay, từ đó cùng nhau "viết tiếp câu chuyện hòa bình".
50 năm thống nhất đất nước qua lăng kính nghệ thuật

50 năm thống nhất đất nước qua lăng kính nghệ thuật

Nhằm tôn vinh tinh thần dân tộc và những giá trị lịch sử qua góc nhìn nghệ thuật, văn hóa, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Triển lãm (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã tổ chức Triển lãm Mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Cuộc đoàn tụ xúc động sau 57 năm nhờ dữ liệu dân cư

Cuộc đoàn tụ xúc động sau 57 năm nhờ dữ liệu dân cư

Sáng nay (30/4), trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Hà Nội đã diễn ra một cuộc đoàn tụ đầy ý nghĩa. Ông Chu Nghiêm đã tìm được con gái thất lạc sau 57 năm nhờ vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sự hỗ trợ của Công an phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Tăng cường phòng chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa và nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Tăng cường phòng chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa và nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội vừa có Công văn số 1012/KSBT-PCBTN về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh trong giai đoạn giao mùa và nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Thủ đô rộn ràng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và Quốc tế Lao động

Thủ đô rộn ràng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và Quốc tế Lao động

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngành Du lịch Hà Nội đã tổ chức hàng loạt chương trình quảng bá, xúc tiến và kích cầu du lịch quy mô, phong phú nhằm thu hút du khách trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày. Cờ đỏ sao vàng tung bay khắp phố phường nhân thêm niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người dân Việt Nam.
Đông nghẹt người tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam dịp lễ 30/4

Đông nghẹt người tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam dịp lễ 30/4

Trong ngày 30/4, hàng nghìn người đã đổ về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhân dịp kỷ niệm đặc biệt 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Chiến thắng mùa Xuân 1975 là bản anh hùng ca của cả dân tộc. Lịch sử mãi ghi tạc chiến công hiển hách của những đoàn quân rầm rập tiến về giải phóng miền Nam. Nhưng trong bản thiên anh hùng ca vĩ đại ấy, có đóng góp của lực lượng Công an Thủ đô - họ là những người giữ vững an ninh trật tự, là "lá chắn thép" bảo vệ hậu phương lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng.

Tin khác

Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

“Thế hệ chúng tôi tự hào và khẳng định rằng mình đã hoàn thành sứ mệnh chiến đấu, chiến thắng, thu giang sơn về một mối và tạo ra những tiền đề cho đất nước phát triển”, Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, đại diện lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, với cương vị Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4, đã trực tiếp tham gia chỉ huy một trong năm cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - cánh quân hướng Đông. Dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.
Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Tự hào và tiếp bước truyền thống hào hùng của dân tộc, tuổi trẻ cả nước đã và đang tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, ra sức thi đua, cống hiến sức trẻ tham gia xây dựng quê hương, đất nước.
Vẹn nguyên cảm xúc ngày thống nhất

Vẹn nguyên cảm xúc ngày thống nhất

Cách đây 50 năm (30/4/1975 - 30/4/2025) đất nước trọn niềm vui, “non sông thống nhất” sau bao nhiêu năm chờ đợi. Một Việt Nam thống nhất, chan hòa tình Bắc - Nam gắn với thời khắc tháng 4 lịch sử của dân tộc vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của người Hà Nội hướng về miền Nam ruột thịt.
Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại

Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại

Không chỉ là nơi lưu giữ dấu tích của quá khứ, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là nơi vang vọng những câu chuyện thấm đẫm máu, nước mắt và niềm tin. Nơi đây, từng viên gạch, từng bức ảnh, từng dòng chữ khắc ghi đều là chứng nhân cho một thời kỳ lịch sử oanh liệt, khi những người con ưu tú của Tổ quốc đã dũng cảm đứng lên, dám đánh đổi cả tuổi xuân, tự do, thậm chí cả mạng sống vì độc lập – tự do của dân tộc.
Hậu phương lớn góp sức thống nhất non sông

Hậu phương lớn góp sức thống nhất non sông

Hà Nội không chỉ là trái tim của cả nước, mà còn là điểm tựa vững chắc góp phần làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975. Trong hơn hai mươi năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Thủ đô Hà Nội luôn hướng về miền Nam, với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, hết lòng, hết sức cùng cả nước động viên cổ vũ cuộc đấu tranh kiên cường của đồng bào, chiến sĩ miền Nam, chi viện sức người, sức của cho miền Nam đến thắng lợi cuối cùng.
Hà Nội sau 50 năm đất nước trọn niềm vui

Hà Nội sau 50 năm đất nước trọn niềm vui

50 năm sau ngày Giải phóng miền Nam, Hà Nội vẫn đang không ngừng nỗ lực để phát triển. Mỗi khi khúc ca thống nhất đất nước được ngân vang, bài học về phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng được nhắc lại. Từ đó, “trái tim của cả nước” lại thêm những nhịp đập mạnh mẽ, giữ trọn tinh thần “Thủ đô vì cả nước”, “cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta…”.
Thành phố Hồ Chí Minh: Dấu mốc lịch sử sau nửa thế kỷ phát triển

Thành phố Hồ Chí Minh: Dấu mốc lịch sử sau nửa thế kỷ phát triển

50 năm sau giải phóng (1975 - 2025), dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã đoàn kết một lòng đưa Thành phố phát triển không ngừng. Là đàu tầu kinh tế, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP kinh tế nước nhà, nơi “đất lành chim đậu”, đồng thời cũng là nơi “phát kiến” nhiều mô hình quản lý, cách làm hay để nhân rộng ra cả nước. Phát huy những thành tựu 50 năm qua, để Thành phố thực sự là trung tâm kinh tế đất nước cũng như trung tâm tài chính khu vực, vào ngày 1/7 thực hiện chủ trương sắp xếp địa giới hành chính, các địa phương Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương sẽ hợp nhất vào TP. Hồ Chí Minh. Đây chính là thời khắc lịch sử lần thứ 2 để Thành phố mang tên Bác vững tin cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam nhằm hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường.
Từ hiệu lệnh “thần tốc” đến Ngày thống nhất

Từ hiệu lệnh “thần tốc” đến Ngày thống nhất

Cách đây 50 năm, trước những chuyển biến mau lẹ trên chiến trường, ngày 7/4/1975, toàn bộ các cánh quân của ta ở phía Nam đã nhận được một bức điện khẩn của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới chiến trường giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”. 23 ngày sau, các cánh quân của ta đã kéo về Dinh Độc Lập đánh dấu kết thúc cuộc hành trình hơn 20 năm chiến đấu để non sông liền một dải (30/4/1975) hoàn thành sứ mệnh lịch sử trước Tổ quốc. Tại thời khắc lịch sử ngày 30/4, chúng ta tưởng nhớ đến công lao vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, các tướng lĩnh, chiến sĩ và nhân dân… đã làm nên mùa Xuân đại thắng ca khúc khải hoàn.
TRỰC TUYẾN: Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TRỰC TUYẾN: Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đúng 6 giờ 30 phút sáng nay (30/4), tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Từ đêm qua và sáng sớm nay đông đảo người dân Thành phố, người dân cả nước và du khách quốc tế đã tập trung tại các tuyến phố trung tâm để chứng kiến thời khắc đặc biệt quan trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động