--> -->

Những cửa ô ngày ấy, bây giờ

Hà Nội có không ít những chứng tích nhuốm màu lịch sử. Trong bài “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao có câu “Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về…”, Hà Nội có những cửa ô đã đi vào thi ca như vậy. Nay Hà Nội vẫn năm cửa ô đấy, chứng tích về lịch sử hào hùng vẫn còn, nhưng xung quanh các cửa ô đã thay da đổi thịt. Hạ tầng Hà Nội đã phát triển chưa từng có, đường sá, đô thị khang trang, hiện đại.
Cửa ô duy nhất của kinh thành Thăng Long Cửa ô Hà Thành xưa và nay Ô Quan Chưởng - cửa ô cuối cùng của Hà Nội

Nơi lưu giữ ký ức hào hùng

Tôi là người theo “chủ nghĩa” lang thang. Thế nhưng, dịch Covid-19 khiến thú vui xê dịch ấy chẳng thể duy trì được. Không lang thang ra đường từ xa lộ đến ngóc ngách của thành phố, ngõ nhỏ, phố nhỏ thì lại lang thang trên xa lộ internet. Trên mạng xã hội có muôn vàn thứ, tốt có và xấu có.

Thế nhưng, khi nhắc đến Hà Nội, nhắc đến những di tích, chứng tích hằn in vết thời gian thì chẳng ai buông lời chê bai mà chỉ có mênh mang những nỗi nhớ. Người ta mong Hà Nội chóng khỏe trước đại dịch, những điểm di tích sớm đi vào hoạt động để người trẻ có thể tìm hiểu và thấy được hình bóng cha ông qua những dấu tích thời gian.

Những cửa ô ngày ấy, bây giờ
Ô Quan Chưởng là một trong những di tích lịch sử thuộc “top” các điểm du lịch “lãng mạn” nhất tại Thủ đô duy nhất còn sót lại. (Ảnh: Giang Nam)

Qua những ngày Hà Nội quyết liệt chống dịch, nhịp sống thường nhật cũng dần khôi phục lại. Và tôi lại có cơ hội để hòa mình vào dòng người trên phố với khẩu trang và quần áo kín mít để tránh bụi đường, miệng lẩm nhẩm theo lời bài hát vọng ra từ hai bên đường. Thế rồi, như vô thức, trong buổi chiều đầu tháng 10 ấy tôi mải loanh quanh từ cầu Long Biên, qua phố Trần Nhật Duật rồi rẽ tới cổng Ô Quan Chưởng sừng sững, uy nghi.

Với Ô Quan Chưởng (Ðông Hà Môn) đây không phải là lần đầu tiên tôi tìm đến. Trước đó, không ít lần nơi góc phố này tôi đã nén lặng để chiêm nghiệm sự tương phản của cổ xưa và hiện đại, của trầm mặc và náo nhiệt. Nghe kể, Ô Quan Chưởng là một trong những cổng trấn bảo vệ Hà Nội, được xây theo lối tam quan như cổng thành, tường được xây khá dày, cửa chính và hai cửa phụ hai bên, có cửa khép mở ở ba ô, trên ô chính giữa có vọng lâu có thể nhìn xa.

Trong dịp may mắn gặp và trò chuyện với Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Trung tướng Phạm Hồng Cư từng là Chính trị viên Tiểu đoàn Bình Ca, thuộc Trung đoàn Thủ đô - đơn vị đầu tiên nhận mệnh lệnh vào tiếp quản Thủ đô năm 1954.

Qua những lời kể lịch sử, tôi cảm nhận được không khí reo vui nơi cửa ô Thủ đô. Đó là lời ca, tiếng lòng thổn thức của người dân ngày Thủ đô được giải phóng: “Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về/ Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố/ Trùng trùng say trong câu hát/ Lấp lánh lưỡi lê sáng ngời/ Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về/Cả cuộc đời tươi vui về đây/ Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về/ Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào, chảy dòng sương sớm long lanh…”

Xưa kia, các cửa ô đều có lính gác, nên trên tường cửa chính hiện vẫn còn tấm bia đá khắc năm 1882, ghi lệnh của Tổng đốc Hoàng Diệu, cấm lính canh gác sách nhiễu những đám tang qua lại cửa ô. Trên cửa lớn có ba chữ Hán có nghĩa là “Đông Hà Môn”. Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành xưa ấy đã trải qua bao biến cố của lịch sử.

Theo sử ghi, sau khi chiếm đóng Hà Nội, người Pháp phá bỏ các công trình cũ quanh thành thị để mở rộng khu phố mới. Nhưng tới Ô Quan Chưởng, thì bị nhân dân ở đây phản đối, đấu tranh dữ dội, nên được giữ lại, nhờ vậy mà lưu giữ được một nét kiến trúc độc đáo mà chỉ riêng Hà Nội mới có.

Lại nữa, trong dịp may mắn gặp và trò chuyện với Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Trung tướng Phạm Hồng Cư từng là Chính trị viên Tiểu đoàn Bình Ca, thuộc Trung đoàn Thủ đô - đơn vị đầu tiên nhận mệnh lệnh vào tiếp quản Thủ đô năm 1954. Qua những lời kể lịch sử, tôi cảm nhận được không khí reo vui nơi cửa ô Thủ đô.

Đó là lời ca, tiếng lòng thổn thức của người dân ngày Thủ đô được giải phóng: “Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về/ Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố/ Trùng trùng say trong câu hát/ Lấp lánh lưỡi lê sáng ngời/ Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về/Cả cuộc đời tươi vui về đây/ Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về/ Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào, chảy dòng sương sớm long lanh…”

Không chỉ đơn thuần là dấu tích cuối cùng của thành lũy bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa mà cửa ô này còn là một chứng nhân, ghi dấu những biến thiên của lịch sử. Nơi cửa ô, hình ảnh đoàn chiến sĩ nối nhau tiến vào Hà Nội đã thắp lên niềm tin, hy vọng, giải tỏa những mong chờ ngày những người con anh hùng của Hà Nội, của đất nước trở về tháo bỏ gông xiềng ách thực dân.

Cửa ô khi xưa là thế, nay nơi cửa ô vẫn là một trong những điểm “lãng mạn” nhất tại Thủ đô. Sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh những vị khách nước ngoài trầm trồ đứng chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo của cửa ô Hà thành, những cô gái e ấp trong bộ áo dài trắng chụp ảnh, lưu lại kỷ niệm với chứng tích Hà Nội xưa, hay đơn giản, đây là chốn dừng chân của những gánh hàng rong, sau những giờ phút mệt nhọc qua bao phố phường...

Biến đổi qua thời gian

Năm cửa ô xưa, ngoài Ô Quan Chưởng sẽ thật thiếu nếu không nhắc đến cửa ô ở phía Tây Nam và Đông Nam thành Thăng Long xưa, đó là Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Dền và Ô Đống Mác. Lần giở lịch sử tìm hiểu thì biết, Ô Chợ Dừa là cửa vào thành quan trọng ở phía Tây Nam. Xưa kia, mỗi khi xuất quân đi đánh giặc, các quan tướng thừa lệnh thường nhận chiếu chỉ, lạy từ vua trước sân rồng rồi mới lên xe, lên ngựa. Cờ mở, trống dong, quân sĩ xuất binh thường sẽ qua cửa này.

Lại nữa, ở phạm vi khu vực Đê La Thành về hướng Đông có Ô Cầu Dền. Đây cũng là một cửa ngõ của kinh thành Thăng Long, xuất hiện từ thế kỷ 11 - 12 thời Lý. Cửa ô này góp phần nối liền Thăng Long với các trấn và các tỉnh phía Nam (vào kinh đô Huế). Với Ô Đống Mác, ngày nay cửa ô này là ngã tư Lò Đúc - Trần Khát Chân - Kim Ngưu. Đống Mác xưa là cửa ô vô cùng quan trọng vì là cửa khẩu kiểm soát thuyền đi vào địa phận kinh thành Thăng Long.

Những cửa ô ngày ấy, bây giờ
Một số cửa ô xưa vẫn còn đó, nhưng từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, những "cửa ô mới" của Thủ đô có thêm nhiều tuyến giao thông hiện đại giúp kết nối vùng miền hiệu quả. (Ảnh: Giang Nam)

Lại nhắc chuyện những cửa ô, hôm cùng tôi tản bộ để tìm nét làng, nét phố lấy tư liệu viết bài, nhà văn Nguyễn Văn Học, đồng nghiệp chuyên nghiên cứu về văn hóa trên báo Nhân Dân bảo với tôi rằng, những cửa ô xưa, nếu giờ chú ý vẫn có thể thấy nó ẩn hiện trong nhịp phát triển. Chẳng hạn, địa giới xưa của Ô Đống Mác giờ đây còn mang tên phố. Cách Ô Đống Mác không xa là Ô Cầu Dền, nơi giao nhau của các phố Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Phố Huế - và đê Tô Hoàng. Ô Chợ Dừa nằm ở khoảng ngã tư các con phố La Thành - Khâm Thiên - Tôn Đức Thắng và Nguyễn Lương Bằng.

Đi trên đường phố mới của Hà Nội hôm nay, nơi những cửa ô xưa cũ nay phần lớn đã trở thành những trục giao thông rộng rãi, thênh thang. Những trục đường mới nơi cửa ô xưa vẫn vậy, vẫn đóng vai trò kết nối, thông thương, mang lại sự phồn thịnh cho mảnh đất Kinh kỳ. Những chứng tích năm nào như Chùa Bộc, Thái Thịnh, Thái Hà; những Láng Hạ, Láng Trung lại nhớ đến pháo đài Láng năm xưa - bắn phát đại bác bắt đầu cuộc kháng chiến toàn quốc... Chợ Đồng Xuân sau hai lần xây dựng lại to đẹp, sầm uất, nhộn nhịp bán mua. Sống giữa Thủ đô hôm nay, những con đường từ năm cửa ô đổ về trung tâm - Hồ Gươm đã mọc lên những ngôi nhà mới, tầng cao, tầng thấp đủ kiểu Âu - Á, Tây, Đông.

Tại Hội thảo khoa học "Giao thông - quy hoạch: Vấn đề và giải pháp cho Hà Nội" PGS.TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, luôn có sự kết hợp giữa giao thông và quy hoạch.

Theo Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm có khu đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh và các thị trấn sinh thái nhằm giảm sức ép cho khu vực nội đô. Đô thị trung tâm là khu vực nội đô hiện tại được phát triển mở rộng về phía Tây Nam đến đường Vành đai 4; về phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông với khu vực Gia Lâm và Long Biên. Năm đô thị vệ tinh bao gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn…

Qua lời kể của nhà văn Nguyễn Văn Học tôi tự nghiệm ra rằng, người Hà Nội hôm nay trân trọng các cửa ô vì tinh thần chiến thắng. Hơn hết, có lịch sử mới có hiện tại và tương lai. Ở đó có thể thấy dáng dấp của những cửa ô Thủ đô, đóng vai trò kết nối và là hạt nhân quan trọng thúc đẩy kinh tế hội nhập, phát triển. Từ đây luồng sinh khí từ những tỉnh thành, địa phương lân cận với Hà Nội và rộng hơn là với các nước trong và ngoài khu vực được thổi bùng mạnh mẽ.

Nay cửa ô Thủ đô có thể hiểu là nơi cửa ngõ kết nối. Đó là những nút giao thông như Giải Phóng nối liền Quốc lộ 1A cũ và là tuyến chính rẽ đi cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, đây là tuyến huyết mạch cửa ngõ quan trọng giúp kết nối Thủ đô về phía Nam. Đó là cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng giúp Thủ đô vươn mình ra hướng Đông.

Đó là cung đường cửa ngõ Nguyễn Trãi nối Thủ đô ra Quốc lộ 6 đi về phía Tây Nam. Đó là cây cầu Thăng Long nối dài về phía Bắc Thủ đô. Đó là trục cửa ngõ hướng tâm mang tên Hồ Tùng Mậu kết nối Quốc lộ 32 đi các địa phương thuộc cửa ngõ phía Tây Thủ đô. Đó là cây cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng nằm trên quốc lộ 1A và là cửa ngõ quan trọng hướng về các tỉnh nằm phía Đông Bắc của Thủ đô như Bắc Ninh, Bắc Giang.

Đó là Đại lộ Thăng Long, Láng - Hòa Lạc tuyến huyết mạch cửa ngõ kết nối Thủ đô theo hướng Tây đi về các tỉnh Hòa Bình, Sơn La… mỗi hướng, mỗi cửa ngõ kể trên đều có một điểm chung xuyên suốt là tạo sự liên kết giữa Hà Nội với các vùng lân cận, hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các trung tâm thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế, đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh.

Nhìn về thuở xưa, thấy rõ hiện nay - Hà Nội, Thủ đô vẫn xứng đáng là trung tâm chính trị kinh tế và văn hoá của cả nước, xứng đáng là đất nghìn năm văn vật. Chân ta bước hôm nay trên đường phố Thủ đô mà lòng ung dung tự hào, lại vang lên trong tâm tưởng lời ca... “Hà Nội đó, niềm tin yêu hy vọng, của hôm nay và mai sau...”.

Hé mở tương lai

Trong một dịp trò chuyện với Kiến trúc sư Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư Hà Nội) về công tác quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Ông bảo với tôi, đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định Hà Nội hướng đến xây dựng đô thị xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại. Để làm được điều đó, cần có một tầm nhìn mới, tư duy mới trong việc tổ chức nông nghiệp đô thị và những giải pháp hết sức căn cơ, bài bản.

Những cửa ô ngày ấy, bây giờ

Cầu Nhật Tân dẫn từ sân bay Quốc tế Nội Bài vào Thủ đô (Ảnh: MP)

Thực vậy, theo tìm hiểu hiện Hà Nội đang tập trung vào hai bản quy hoạch lớn là lập Quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Đây có thể coi là cơ hội để Thành phố tái cơ cấu và chuyển đổi sau dịch bệnh.

Với riêng khía cạnh giao thông, được biết theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 sẽ có nhiều trục đường nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh với chiều dài khoảng gần 100km. Các trục đường này có quy mô mặt cắt ngang từ 40-60m, tối thiểu sáu làn xe cơ giới, bao gồm trục Tây Thăng Long đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Sơn Tây dài khoảng 20km; trục Hồ Tây - Ba Vì đoạn Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Hòa Lạc dài khoảng 25km; trục Hà Đông - Xuân Mai đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Xuân Mai dài khoảng 20km; trục Ngọc Hồi - Phú Xuyên đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Phú Xuyên dài khoảng 25km. Đây sẽ là điều kiện rất quan trọng tạo cho các đô thị vệ tinh phát triển.

Lại nữa, tại Hội thảo khoa học "Giao thông - quy hoạch: Vấn đề và giải pháp cho Hà Nội" PGS.TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, luôn có sự kết hợp giữa giao thông và quy hoạch. Theo Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm có khu đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh và các thị trấn sinh thái nhằm giảm sức ép cho khu vực nội đô.

Đô thị trung tâm là khu vực nội đô hiện tại được phát triển mở rộng về phía Tây Nam đến đường Vành đai 4; về phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông với khu vực Gia Lâm và Long Biên. Năm đô thị vệ tinh bao gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn…

Dẫn như vậy để thấy rằng, Hà Nội đang vươn mình, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành một thành phố hiện đại, xứng tầm là Thủ đô và có vị thế trong khu vực và thế giới. Trong bức tranh về giao thông Hà Nội hôm nay đã có nhiều màu sắc tươi sáng. Trong bức tranh tổng thể, Hà Nội đã đặt ra cho mình lộ trình phát triển phù hợp, từ đó phát huy hết được tiềm năng và tận dụng được lợi thế.

Nhìn về thuở xưa, thấy rõ hiện nay - thủ đô Hà Nội vẫn xứng đáng là trung tâm chính trị kinh tế và văn hoá của cả nước, xứng đáng là mảnh đất nghìn năm văn vật. Giải phóng Thủ đô, trong những năm tháng in hằn vết lịch sử những cửa ô Hà Nội đã rộng mở để đón đoàn quân giải phóng tiến về trong hân hoan của tự do và niềm kỳ vọng ở tương lai… thì hiện tại, cũng vẫn với khí thế này, nền kinh tế Thủ đô vẫn đang không ngừng bứt phá và phát triển. Từ những cửa ô, cửa ngõ Thủ đô, luồng sinh khí từ những tỉnh thành, địa phương lân cận với Hà Nội và rộng hơn là với các nước trong và ngoài khu vực được thổi bùng mạnh mẽ./.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân (KTTN) là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…; Ngoài ra, Nghị quyết còn đặt ra các mục tiêu cụ thể như phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu…
Đoàn công tác Mặt trận Hà Nội kết thúc Hành trình kết nối ý nghĩa tại Hà Tĩnh và Thanh Hóa

Đoàn công tác Mặt trận Hà Nội kết thúc Hành trình kết nối ý nghĩa tại Hà Tĩnh và Thanh Hóa

Hành trình kết nối năm 2025 của Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội (gồm các nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số tiêu biểu Thành phố) đã khép lại thành công sau 5 ngày (20-24/5) với nhiều hoạt động ý nghĩa tại các tỉnh miền Trung.
Hơn 2000 thí sinh giành 140 "vé” vào lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn

Hơn 2000 thí sinh giành 140 "vé” vào lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn

Trong hai ngày 24 - 25/5, hơn 2.000 thí sinh từ các tỉnh, thành phố đổ về Hà Nội để cạnh tranh 140 chỉ tiêu lớp 10 vào các khối chuyên: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí của Trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã tiếp nhận đăng ký thủ tục bằng Căn cước công dân

100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã tiếp nhận đăng ký thủ tục bằng Căn cước công dân

Tính đến tháng 5/2025, 100% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) đã triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, với trên 214 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ BHYT bằng số định danh cá nhân/CCCD thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Quỳnh Lưu

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Quỳnh Lưu

Ngày 24/5, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quỳnh Lưu tổ chức chương trình “Tuyên truyền pháp luật, nâng cao kỹ năng và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, người lao động”.
Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 24/5 tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đoàn nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Đoàn lãnh đạo Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Tiến độ công tác thi hành án đến nay như thế nào, nhất là số tiền và tài sản mà cơ quan thi hành án đã thi hành được bao nhiêu để thu hồi cho nhà nước cũng như hoàn trả cho các bị hại trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm (giai đoạn 2) đang là nội dung được dư luận đặc biệt qua tâm, sau khi bản án phúc thẩm tuyên ngày 25/3/2025 có hiệu lực.

Tin khác

Sắp có thêm 3 tuyến đường mới tại quận Long Biên

Sắp có thêm 3 tuyến đường mới tại quận Long Biên

Thành phố Hà Nội bổ sung 3 dự án xây dựng tuyến đường tại phường Ngọc Thụy vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 quận Long Biên.
Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Để đảm bảo an ninh, an toàn và giao thông thông suốt, phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, Công an thành phố Hà Nội thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện trong diện tạm cấm, hạn chế trong hai ngày 24 và 25/5/2025.
Tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội gặp sự cố điện

Tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội gặp sự cố điện

Vào lúc 14 giờ 30 ngày 23/5, trên tuyến tàu điện Nhổn - Ga Hà Nội đã xảy ra sự cố điện dẫn tới việc ngắt điện từ ga Lê Đức Thọ, Đại học quốc gia, Chùa Hà, Cầu Giấy.
Giao thông đường Kim Mã điều chỉnh, các phương tiện cần lưu ý gì?

Giao thông đường Kim Mã điều chỉnh, các phương tiện cần lưu ý gì?

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
Để không bị phạt tiền, trừ điểm khi lái xe vào cao tốc

Để không bị phạt tiền, trừ điểm khi lái xe vào cao tốc

Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an khuyến cáo, các chủ xe trước khi đi vào cao tốc cần kiểm tra phương tiện của mình có dán thẻ ETC, tài khoản thẻ còn tiền hay không. Nếu không đủ các điều kiện này mà vẫn điều khiển xe vào cao tốc sẽ bị xử phạt từ 2-3 triệu đồng, trừ 2 điểm trên giấy phép lái xe.
Hanoi Metro nhận lỗi về sự cố tàu Cát Linh bị "rỉ nước", cam kết sớm khắc phục

Hanoi Metro nhận lỗi về sự cố tàu Cát Linh bị "rỉ nước", cam kết sớm khắc phục

Vào khoảng 17h20 ngày 19/5 trên tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông xảy ra hiện tượng chảy nước điều hòa không khí tại 1 toa hành khách trên đoàn tàu số 01.
Ghi nhận kỳ thi sát hạch lái xe sau thời gian bị gián đoạn ở TP. HCM

Ghi nhận kỳ thi sát hạch lái xe sau thời gian bị gián đoạn ở TP. HCM

Sau buổi thi sát hạch thí điểm ngày 14/5 vừa qua, ngày 20/5 tại Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe Hoàng Gia, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an TP.HCM tổ chức kỳ thi sát hạch lái xe cho hơn 250 học viên.
Chính thức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên

Chính thức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên

Sáng nay (19/5), tại huyện Đông Anh, Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường 2 đầu cầu.
Dự án tuyến đường từ phố Tố Hữu đến đường 70 kéo dài: Chưa biết khi nào sẽ hoàn thành!

Dự án tuyến đường từ phố Tố Hữu đến đường 70 kéo dài: Chưa biết khi nào sẽ hoàn thành!

Dự án xây dựng tuyến đường từ phố Tố Hữu đến đường 70 kéo dài, đoạn từ làng Vạn Phúc, quận Hà Đông đến Tổ dân phố Tháp, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm cho đến thời điểm này vẫn án binh bất động. Theo kế hoạch, dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2020 nhưng đến giờ mặc dù chậm tiến độ tới 5 năm nhưng vẫn chưa rõ thời gian cán đích vì vẫn vướng mắc khâu giải phóng mặt bằng (GPMB).
Ngày mai (19/5): Dự án cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Anh sẽ khởi công

Ngày mai (19/5): Dự án cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Anh sẽ khởi công

Dự án cầu Tứ Liên và đường dẫn 2 đầu cầu nối Tây Hồ với Đông Anh, vốn đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng sẽ được khởi công vào ngày mai (19/5).
Xem thêm
Phiên bản di động