Những công nhân “đánh đu” với nắng nóng
Nông dân miền Trung quay quắt vì nắng nóng | |
Những người không “sợ” nắng |
Nhìn làn da họ rát cháy, với những dòng mồ hôi vã xuống dưới cái nắng như “đổ lửa”, chúng tôi càng hiểu thế nào là nỗi vất vả.
Trên công trình Dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, dù không phải lúc đỉnh điểm nắng gắt trong ngày, thế nhưng vào buổi chiều, cái nóng được “lưu trữ” thấu vào từng tảng bê tông, dầm sắt như nung nấu, song những cán bộ, công nhân với sự khẩn trương, nghiêm túc thực hiện từng phần việc, kiên quyết không lùi tiến độ để ngày vận hành thử đoàn tàu đầu tiên đến sớm hơn với mong mỏi của người dân.
Trong cái nắng đến 40 độ C, những công nhân môi trường vẫn hối hả thu gom rác làm sạch thành phố. |
Ông Lã Hải Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần nhà X4, đơn vị đang thi công tại Dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho biết, hiện Công ty có gần 300 công nhân đang làm việc tại dự án.
Công việc vất vả, để đảm bảo sức khỏe cho người lao động trước nắng nóng kỷ lục, Công ty đã phải thay đổi giờ làm việc, chia làm 2 múi giờ, buổi sáng từ 5h30 đến 9 giờ, chiều tối từ 15h30 đến 21h.
“Trời nắng nóng, vào giữa trưa những khối bê tông và dầm sắt thép trên độ cao hơn chục mét nóng bỏng, dù có bảo hộ cũng không thể cầm vào được. Vì thế, Công ty đã linh hoạt bố trí lại giờ làm việc cho phù hợp và tăng thêm các chế độ cho người lao động như bố trí các bình nước chanh lạnh, làm các bạt chống nắng di động…
Nhờ đó, đến thời điểm này, sức khỏe của người lao động vẫn tốt, chưa có trường hợp nào bị ốm hay cảm nắng, dẫn đến năng suất và chất lượng thi công không bị ảnh hưởng”- ông Hải Anh chia sẻ.
Vào những ngày thời tiết khắc nghiệt như thời gian qua, mới thấy được sự dẻo dai và can đảm của những người thợ, không đơn giản chỉ là mưu sinh, mà ở đó còn là sự say nghề và được cống hiến.
Công nhân Nguyễn Hồng Thắng - thi công trên tuyến QL3 (Hà Nội - Thái Nguyên) cho hay, ở trong nhà nóng một thì ở ngoài công trường nóng gấp 10 lần, thế nhưng xác định theo nghề là phải chấp nhận .
“Niềm vui của em là được nhìn thấy con đường trải rộng, xe bon bon qua, nối gần khoảng cách người dân các tỉnh với Thủ đô. Có thể với ai đó, việc này rất bình thường, nhưng những công nhân trực tiếp thi công như tụi em mới cảm nhận được niềm tự hào khi con đường đã được thông xe”- Thắng nói.
Cũng vất vả không kém gì những công nhân xây dựng, công nhân thu gom rác thải trên địa bàn Hà Nội còn phải “đội” cả trời nắng nóng giữa trưa vẫn hối hả thu gom để cho kịp chuyến xe chở rác lên khu xử lý rác Nam Sơn. Chị Nhung, công nhân Tổ 1, Chi nhánh Hai Bà Trưng (Công ty TNHH MTV Môi tường đô thị Hà Nội) vừa kéo thùng rác để chuyển lên xe vừa gạt tay ra hiệu đừng chụp ảnh.
Chị nói, công việc thu gom là công việc thường nhật, nắng mưa vẫn phải làm. “Chúng tôi làm theo ca, ca sáng từ 5 giờ sáng đến 2giờ30 chiều. Khối lượng công việc nhiều mà số lượng công nhân ít, vì thế, có hôm phải đi làm từ 4 giờ sáng, trưa ăn nghỉ tại chỗ khoảng 1 tiếng lại đi thu gom rác về điểm tập kết tiếp để khi xe vận chuyển rác trên khu Nam Sơn quay chở về kịp chuyến đi tiếp.
Mấy hôm nay, trời nắng gắt, chúng tôi vẫn phải duy trì cường độ cũng như giờ làm như ngày bình thường, bởi không làm hoặc làm chậm, rác ùn ứ, rất mất vệ sinh. Chỉ mong sao người dân có ý thức hơn đừng vứt rác bừa bãi, nắng như thiêu như đốt mà chúng tôi cứ gom rác phía trước, lại có người vứt rác phía sau. Thử hỏi, cứ như thế, đến bao giờ mới xong được việc.”- chị Nhung nói.
Còn chị Hiền - công nhân thu gom cùng tổ với chị Nhung - cho biết thêm, hai vợ chồng đều là công nhân môi trường, anh làm cùng Chi nhánh Hai Bà Trưng, nhưng làm ca tối. Chị bảo, xác định làm công nhân là vất vả nhưng có việc làm là tốt rồi, lại là công việc có ý nghĩa làm sạch đẹp đường phố, bản thân cũng tự hào nên dù nắng nóng, mùi ô uế từ rác thải thực sự có ăn cỗ yến chị cũng cảm thấy khó mà ngon được, nhưng vẫn cố gắng.
“Lương 2 vợ chồng em cũng được xấp xỉ 10 triệu đồng/tháng, lại phải thuê nhà, con mới 8 tháng tuổi, nên vợ chồng động viên nhau nỗ lực vượt khó. Công ty trong những tháng nắng nóng cũng quan tâm, mỗi tháng cho thêm mỗi công nhân 3 cân đường, 1 lọ VitaminC để giải nhiệt, tăng cường sức khỏe.
Thế nhưng mới đây, lương lại bị giảm hơn so với năm trước vài trăm/tháng vì nghe nói Thành phố giảm đơn giá đặt hàng. Khó khăn vất vả chúng em đều cố nỗ lực hoàn thành tốt công việc, chỉ mong sao lương được tăng hơn, đừng giảm để đảm bảo cuộc sống”- chị Hiền chia sẻ.
Dưới cái nắng bỏng rát như đổ lửa trên đường, khi mà bao người tìm bóng râm, phòng lạnh để khỏa đi cái khắc nghiệt của thời tiết, nhìn những dòng mồ hôi vã ra áo đến đổi màu của những công nhân đã từng sống quen với gió sương, mưa nắng thất thường để chạy đua với thời gian, miệt mài dồn hết tâm huyết vào công việc, chúng tôi thầm cảm phục sự mặn mòi mưu sinh mà đầy tự hào của những công nhân làm đẹp cho Thủ đô ấy.
Thương Huế-Đặng Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Đời sống 02/02/2025 22:04
Ca trực đặc biệt ngày 30 Tết của công nhân môi trường
Đời sống 28/01/2025 18:05
Hơn 7.500 tỷ đồng tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Đời sống 28/01/2025 16:57
Đưa sắc Xuân đi muôn nơi
Đời sống 28/01/2025 09:40
Mức lương cao nhất năm 2024 là 863 triệu đồng
Đời sống 26/01/2025 06:26
Bình Dương: "Chuyến xe Công đoàn - xuân 2025” đưa 1.619 công nhân lao động về quê đón Tết
Đời sống 25/01/2025 18:28
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40