Những chiếc xe đạp cổ điểm thêm nét đẹp cho Thủ đô ngàn năm
Top 5 xe đạp “đắt ngang ô tô” | |
Xe đạp cổ đời 1951 đắt ngang SH |
Trang phục của những hội viên đến đây rất trang trọng, lịch lãm. Dù là đạp xe thể dục nhưng nhiều cụ ông với giày tây, áo vest, mũ phớt chẳng khác gì đang đi dự tiệc.
Chơi xe đạp cổ cũng là một cách để giúp những người đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cố sống chậm lại. Bên chén chè nóng, những câu chuyện về chuyện bình xe, phụ tùng, lịch sử ra đời từng dòng xe Peugeot râm ran cả một khúc đường Thanh Niên bên Hồ Tây.
Ông Vũ Thành Công - thành viên sáng lập Câu lạc bộ xe đạp Peugeot Hà Nội, là một trong những nhà sưu tầm nổi tiếng với khoảng 150 chiếc xe đạp Pháp cổ cho biết: “Năm 1972, tôi bán một chiếc xe đạp được 1,6 triệu đồng và mua được một căn nhà nhỏ ở số 6 phố Huế - con phố trung tâm và sầm uất bậc nhất Thủ đô. Câu chuyện này đến giờ kể lại nhiều người không thể tin nổi nhưng đó là sự thật."
Triển lãm quốc tế xe hai bánh Việt Nam lần thứ sáu (Vietnam Cycle 2017) vừa được tổ chức tại Trung tâm triển lãm quốc tế có phần trưng bày các mẫu xe cổ của Câu lạc bộ xe đạp cổ Hà Nội thu hút đông đảo người xem khiến cho triển lãm này trở nên thú vị hơn.Chiếc xe Peugeot cá vàng (xe đạp hiệu Peugeot màu da đồng) được ông Nguyễn Mạnh Hùng coi như báu vật của cuộc đời. Năm 1972, sau khi đi tu nghiệp ở Liên Xô về, ông dành dụm mua được chiếc xe này và là tài sản có trị nhất của bản thân thời bấy giờ.
Thời đất nước mới thoát khỏi bao cấp năm 1986, ban ngày chiếc xe đưa ông Hùng đi làm, ban đêm trên yên xe là thùng bánh mỳ cùng ông dong ruổi khắp Hà Nội để co thêm thu nhập, nuôi con ăn học, thành đạt. “Hai con trai tôi bây giờ đều có ô tô riêng, nhưng mỗi lần ngồi trên chiếc ghế ô tô đệm ấm êm, tôi lại không thể quên được những cảm giác sau một đêm bán bánh mỳ về, hai mông sưng vù, hai chân đau ê ẩm bởi đạp quá nhiều và đường quá sóc," ông Hùng bộ bạch.
Hơn 100 thành viên của Câu lạc bộ xe đạp cổ Hà Nội Xưa và nay đều có những kỷ niệm máu thịt với chiếc xe đạp của mình đã gắn bó. Với họ, chiếc xe đạp không còn là vật chất mà đó là ký ức, là hoài niệm./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30