--> -->

Những “chiếc áo” mới ở ngoại thành

Ít năm trở lại đây, Hà Nội ngày một phát triển với nhịp đô thị rõ nét, đổi thay từng ngày. Nơi ngoại thành cũng vậy. Ở những huyện vùng ven như Thường Tín, Thanh Oai, hay xa hơn là Ba Vì, Thạch Thất, Sóc Sơn... cuộc sống của người dân đang từng ngày đổi khác, ấm no và đủ đầy hơn.
Thành tựu xây dựng nông thôn mới tại các huyện ngoại thành Sắc màu tươi mới trên các miền ngoại thành

Đổi thay tích cực

Một ngày cuối tháng 4, trên đường vào xã Yên Bình (huyện Thạch Thất), chúng tôi gặp nhiều nông dân đang chăm chút cho những luống ngô xanh mướt. Một người nông dân tên Trường ở thôn Dân Lập bảo, nhà anh có 5 sào ruộng nằm mãi ở dải đất cao, nước tưới khó khăn nên được xã định hướng chuyển sang trồng ngô. Thu nhập từ trồng ngô lại cao hơn so với lúa. Chẳng những thế, ngoài làm ruộng, gia đình anh còn chăn nuôi thêm gà, vịt… nên cuộc sống có “bát ăn, bát để”.

Những “chiếc áo” mới ở ngoại thành
Người nông dân thay đổi tư duy, làm giàu trên mảnh đất quê hương. Ảnh: Giang Nam

Được biết đến là một trong ba xã vùng dân tộc miền núi của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, Yên Bình thành một phần của huyện Thạch Thất, khi hỏi về những đổi thay của làng quê sau nhưng ngày tháng sáp nhập, anh Trường chỉ cười và bảo với tôi, từ khi về với Hà Nội đến nay, đổi thay rõ nhất là giao thông đi lại dễ dàng, đời sống sinh kế của người dân ngày một nâng lên. Ở nơi anh sống, nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi cây trồng vật nuôi cho năng suất và thu nhập cao như mô hình trồng hoa cao cấp, số hộ thoát nghèo ngày càng tăng.

Theo tìm hiểu, mới đây Thạch Thất đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Qua đánh giá, sau 10 năm bắt tay vào thực hiện mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn huyện Thạch Thất đã có nhiều thay đổi và chuyển biến rõ rệt. Với 100% xã về đích nông thôn mới từ năm 2017 và cuối năm 2020 huyện Thạch Thất đã đạt 9/9 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong đó có xã Đại Đồng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện được triển khai một cách chủ động, sáng tạo, với nhiều giải pháp mang tính đột phá, nhiều mô hình mới và cách làm hay, mang lại những hiệu quả thiết thực.

Đáng chú ý, giai đoạn 2010 - 2020, huyện đã bố trí hơn 4.994 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới một cách hiệu quả, công khai, minh bạch. Cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và diện mạo các xã có nhiều thay đổi. Thu nhập bình quân đầu người cao gấp 5,4 lần so với năm 2010, cao hơn mức thu nhập bình quân khu vực nông thôn của Thành phố 15 triệu đồng/người/năm.

Những “chiếc áo” mới ở ngoại thành
Hạ tầng giao thông ở ngoại thành Hà Nội ngày một đồng bộ, khang trang. Ảnh: Giang Nam

Cũng có nhiều nét giống Thạch Thất, thị xã Sơn Tây hôm nay đã khác xưa rất nhiều. Những con đường liên xã trải nhựa, bê tông phẳng phiu; những ngôi nhà cao tầng, trường học khang trang bên những hàng cây xanh rợp bóng mát; những bồn hoa ven đường rộn ràng khoe sắc hòa vào niềm hân hoan trong câu chuyện của người dân... Tất cả “họa” lên một bức tranh với những gam màu tươi sáng.

Tìm đến nhà anh Cao Văn Hiền ở thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm khi gia đình anh đang chuẩn bị cho ra mẻ kẹo được khách đặt với số lượng lớn. Trao đổi với chúng tôi, anh Hiền cho biết, nghề làm kẹo là nghề truyền thống của gia đình đã có từ 40 năm trước. Nhưng kể từ năm 2006, khi Làng cổ Đường Lâm được công nhận là di tích cấp Quốc gia, gia đình anh mới có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc, trang thiết bị đóng gói đáp ứng nhu cầu của du khách tham quan và nhân dân trong vùng. Đến nay, thương hiệu kẹo dồi, kẹo vừng, kẹo lạc Hiền Bao do gia đình anh sản xuất đã đứng vững trên thị trường, có mặt không chỉ ở các cửa hàng trên địa bàn mà còn đến các tỉnh, thành lân cận. Đặc biệt sản phẩm kẹo lạc của gia đình anh đã đạt giải Nhất cuộc thi sản phẩm du lịch làng cổ ở Đường Lâm do Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA tổ chức. Cũng như gia đình anh Cao Văn Hiền, hiện nay trên địa bàn xã Đường Lâm có khoảng 4 hộ sản xuất các sản phẩm kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo dồi với quy mô tương đối lớn để cung cấp cho thị trường. Nghề làm kẹo giúp gia đình anh Hiền có điều kiện phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho một số người dân địa phương với mức thu nhập ổn định 3 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Thay đổi tư duy, nâng cao thu nhập

Trong quá trình tìm hiểu về đời sống nơi ngoại thành, người viết nhận thấy rằng sự thay đổi tư duy trong sản xuất của người nông dân là cái được lớn nhất ở khu vực ngoại thành những năm qua. Chẳng khó để thấy khi Hà Nội đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung quy mô lớn như: Vùng trồng lúa, hoa, cây cảnh chất lượng cao; rau an toàn; chăn nuôi tập trung... Giá trị thu nhập bình quân đạt trên 230 triệu đồng/ha/năm; một số mô hình như trồng hoa ly, cây ăn quả, chăn nuôi cho thu nhập từ 1 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng/ha/năm...

Đặc biệt, nơi ngoại thành còn nở rộ không ít mô hình làm kinh tế giỏi. Ở nhiều địa phương có hàng trăm hộ dân tập trung vào phát triển chăn nuôi lợn rừng, lợn mường, nuôi gà thả đồi quy mô từ vài trăm đến hàng nghìn con. Các gia đình đã biết cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả giá trị như bưởi, nhãn… nên số hộ nghèo giảm rõ rệt, số hộ khá, giàu ngày một nhiều.

Những “chiếc áo” mới ở ngoại thành
Những cánh đồng mẫu lớn giúp nông dân ngoại thành có điều kiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất cây trồng. Ảnh: Giang Nam

Xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì là ví dụ. Tại đây, phong trào phát triển chăn nuôi đà điểu đã và đang mang lại thu nhập cao cho người chăn nuôi nơi đây. Anh Nguyễn Văn Trung – một trong những người tiên phong nuôi “chim khổng lồ” ở vùng đất này cho biết, thời gian đầu mới bắt tay vào chăn nuôi, do chưa hiểu biết nhiều về đặc tính của đà điểu nên anh Trung gặp không ít khó khăn. Dẫu vậy, với ý chí quyết tâm, vừa học, vừa làm cũng như nhận được sự giúp đỡ của cán bộ Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, anh Trung dần nắm bắt được một số kiến thức cơ bản. Anh Trung nhận thấy đà điểu rất dễ nuôi, ít gây ô nhiễm hơn so với nuôi lợn, bò. Thức ăn của đà điểu dễ kiếm, chủ yếu là rau cỏ, cám, ngô, thóc... Đà điểu lại có sức đề kháng tốt nên nguy cơ bị chết do dịch bệnh thấp, lớn nhanh. “Thịt đà điểu có nhiều giá trị dinh dưỡng nên giá bán tốt. Da, lông, xương đà điểu đều có thể chế biến thành các sản phẩm khác nhau… Với những lợi thế này mang lại, nếu phát triển nuôi với số lượng lớn thì hiệu quả kinh tế sẽ mang lại cao hơn nhiều lần so với các cây, con giống truyền thống” - anh Trung nhận định.

Đó là sự năng nổ, nhanh nhẹn “chuyển mình” của người nông dân, tại nhiều địa phương khác, công cuộc chuyển dịch cây trồng, con giống sao cho đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cũng đang được xúc tiến mạnh mẽ. Chẳng hạn, ở xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, sự chuyển dịch trong sản xuất nông nghiệp nơi đây tương đối rõ nét. Đến nơi đây có thể chứng kiến những cánh đồng một thửa “thẳng cánh cò bay”. Đặc biệt, người dân Đồng Phú chuyển sang trồng lúa hữu cơ xuất khẩu có giá trị cao gấp 2 lần so với lúa thông thường. Ngoài 2 vụ lúa hữu cơ, vụ đông, bà con tiếp tục trồng đậu tương, khoai tây hữu cơ, chủ động thay đổi tư duy, nâng cao thu nhập.

Ngõ xóm sạch đẹp

Thời điểm này, đến những vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội, không chỉ thấy sự hiện diện những ngôi nhà mới, các con đường rộng rãi thênh thang mà còn có những nẻo hoa. Hoa khoe sắc trên các con đường, hoa làm đẹp cả bên bờ ruộng, hoa lấn cỏ dại, lấn bãi rác…Theo tìm hiểu, người dân ở các thôn, xóm thuộc vùng ngoại thành như: Phú Xuyên, Thường Tín, hay Quốc Oai, Thanh Trì, Đan Phượng… luôn có phương châm “Thêm một bông hoa, bớt một túi rác”. Nhờ vậy, người dân những vùng này thường duy trì nề nếp dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm vào những ngày cố định trong tháng, nơi công cộng.

Không gian sống nơi Hà Nội đang sáng - xanh - sạch - đẹp hơn mỗi ngày. Trong số những vùng quê từng ngày đổi thay ấy, Đan Phượng là một điểm sáng. Đến xã Đan Phượng, ấn tượng nhất với cá nhân tôi là những con đường bích họa, những đường hoa khoe sắc nối dài xóm thôn. Một làng quê ven đô trù phú, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của nông thôn truyền thống. Được biết, năm 2015 Đan Phượng là huyện đầu tiên của thành phố hoàn thành xây dựng huyện nông thôn mới. Năm 2018, huyện có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là: Đan Phượng, Song Phượng và Liên Trung. Và đây cũng là 3 xã nông thôn mới nâng cao đầu tiên của Hà Nội.Từ thành công ở Đan Phượng, Hà Nội đã nhân rộng mô hình đường hoa, đường bích họa, đánh số nhà, đặt tên ngõ ở khắp các huyện, thị xã. Nhờ sự chủ động “ươm mầm” này, Hà Nội đã có nhiều làng đẹp, bình yên, thật sự là nơi đáng sống.

Giống như Đan Phượng, không gian của huyện Thanh Trì hiện đang có nhiều đổi thay tích cực. Còn nhớ, cách đây ít năm, huyện Thanh Trì còn nhức nhối bởi ô nhiễm môi trường, giờ đây với sự chung sức đồng lòng của cán bộ và nhân dân trong huyện nơi đây đang ngày một sạch đẹp, khang trang. Kết quả dễ thấy và đáng ghi nhận là 14 khu vực “ao tù nước đọng” trên địa bàn đã được cải tạo, xử lý sạch sẽ. Hai bên bờ sông Nhuệ rác thải, chất thải được thu gom xử lý hợp vệ sinh. Người dân sinh sống dọc hai bên bờ sông tự giác tháo dỡ hàng trăm công trình xây dựng và trồng hoa, cây cảnh, tạo cảnh quan góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống...

Để đường làng, ngõ xóm sạch đẹp, hạ tầng xây dựng là hết sức quan trọng. Ở vấn đề này, nhiều nơi đã có những “hạt nhân” tích cực trong cuộc vận động hiến đất làm đường. Về thôn Đồng Phú xã Phú Đông (huyện Ba Vì) có thể chứng kiến một không khí sôi nổi trong việc hiến đất, phá dỡ tường bao công trình phụ để làm đường. Được biết, đường trục thôn Đồng Phú nối giữa thôn với xã Phong Vân, xã Thái Hòa, có chiều dài gần 1km, tuy nhiên chiều rộng chỉ khoảng 3m, sau quá trình phát triển đường đã không còn đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong thôn, vì vậy mở rộng tuyến đường là hết sức cần thiết.

Ông Đỗ Văn Sớm, Trưởng thôn chia sẻ, thôn Đồng Phú đời sống của nhân dân còn khó khăn, lúc đầu đưa ra chủ trương nhiều hộ còn nghi ngại, chưa ủng hộ, nhưng đội ngũ cán bộ từ Chi bộ đến các đoàn thể, lãnh đạo thôn đã không ngại thực hiện phương châm mưa dầm thấm lâu, quyết tâm vận động nhân dân hiến đất, phá tường bao để làm đường. Xác định cán bộ phải gương mẫu làm trước, ông Đỗ Văn Sớm đã vận động gia đình mình thực hiện trước tiên. Ông đã hiến 30m2 đất, 70m2 tường bao, tháo dỡ công trình phụ. Khi chứng kiến ông Sớm gương mẫu đi đầu, các hộ ở Đồng Phú như gia đình ông Chu Văn Nghi cũng hiến 15m2 đất, 2m2 tường bao, bà Chu Thị Nguyệt hiến 15m2 đất... 28 hộ sống hai bên đường ở thôn Đồng Phú đã hiến khoảng 600m2 đất, phá dỡ tường bao, công trình phụ với diện tích khoảng 1.000m2.

Việc hiến đất làm đường hay việc làm đẹp đường liên xã, đường làng, đường đồng… bằng hoa nơi ngoại thành đã trở thành phong trào sâu rộng, thiết thực. Đi trên những con đường hoa ngoại thành, tôi nhớ tới lời của một lão nông ở Ba Vì rằng, đời sống người dân dù còn vất vả, nhưng những bông hoa cười rực rỡ sắc màu sẽ góp phần làm vơi bớt sự mệt nhọc.

Nâng cao đời sống văn hóa

Trong sự phát triển mạnh mẽ của vùng ngoại thành thời gian qua, nhiều người nhận thấy Hà Nội ngày một chú trọng hơn trong việc phát triển không gian công cộng, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tạo nên sự phát triển bền vững, gắn liền với môi trường sống của người dân. Không khó để thấy các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư; đời sống văn hóa tinh thần người dân được cải thiện, công tác xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm...

Đận trung tuần tháng 3, đã được chứng kiến niềm vui của các em nhỏ khi Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đông Anh phối hợp với doanh nghiệp xã hội Nghĩ về sân chơi trong phố (Think Playgrounds) và Câu lạc bộ Phụ nữ quốc tế Hà Nội tổ chức khánh thành sân chơi di động cho trẻ em tại khu nhà ở công nhân thuộc xã Kim Chung. Đây là sân chơi di động thứ 4 được xây dựng và đưa vào hoạt động tại huyện Đông Anh. Theo đó, công trình sân chơi di động này gồm các hạng mục như: Cầu trượt, xích đu, cầu bập bênh, thang dây, cà kheo… với tổng kinh phí thực hiện hơn 25 triệu đồng bằng nguồn xã hội hoá. Khi đưa vào sử dụng sân chơi sẽ giúp các em nhỏ có điều kiện rèn luyện bản thân để có sức khoẻ tốt, góp phần tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể lực, hỗ trợ trẻ em phát triển toàn diện; góp phần gắn kết cộng đồng dân cư, xây dựng khu dân cư văn hoá, tiến bộ; xây dựng cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp.

Xây dựng, phát triển Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại là mục tiêu xuyên suốt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội. Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, quản lý, điều hành của chính quyền, sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân Thủ đô công cuộc xây dựng, nâng cao đời sống người dân đặc biệt là khu vực ngoại thành Hà Nội đã và đang có những bước chuyển mạnh.Ở những miền quê đang ngày một thay da đổi thịt ấy, dù cách thức triển khai, phương thức tiếp cận ít nhiều khác nhau song không thể phủ nhận rằng, để công cuộc xây dựng thành công cơ bản hội tụ quanh 3 yếu tố. Cụ thể, đó là việc góp nhặt, huy động sức dân; xây dựng niềm tin vào Đảng, vào chính quyền thông qua việc đảng viên gương mẫu đi đầu; xác định rõ và tận dụng tiềm năng, phát huy lợi thế địa phương.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thành tích ấn tượng của học sinh Việt Nam tại Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế

Thành tích ấn tượng của học sinh Việt Nam tại Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế

Đoàn học sinh Việt Nam đã ghi dấu ấn lịch sử tại Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế 2025 (Regeneron ISEF 2025), diễn ra từ ngày 11 - 16/5 tại Columbus (Ohio, Hoa Kỳ) khi giành thành tích cao nhất từ trước đến nay với 2 giải Nhì, 1 giải Ba, 3 giải Tư và 4 giải Đặc biệt từ các nhà tài trợ.
Vinamilk đồng hành cùng thiếu nhi cháu ngoan Bác Hồ hướng đến kỷ niệm 135 năm Ngày sinh nhật Bác

Vinamilk đồng hành cùng thiếu nhi cháu ngoan Bác Hồ hướng đến kỷ niệm 135 năm Ngày sinh nhật Bác

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X tại Hà Nội diễn ra thành công tốt đẹp, hội tụ 500 đại biểu thiếu nhi xuất sắc trên cả nước, hướng đến kỷ niệm 135 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chương trình có sự đồng hành của thương hiệu quốc gia gắn liền với thiếu nhi Việt Nam là Vinamilk, cùng 2 nhãn hàng Susu và Sữa tươi Vinamilk 100%. Trước đó, Vinamilk cũng đã trao tặng hàng chục nghìn sản phẩm dinh dưỡng cho các em thiếu nhi tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Hà Nội.
Đề xuất nới lỏng điều kiện nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Đề xuất nới lỏng điều kiện nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ đề xuất nới lỏng điều kiện liên quan đến việc trở lại quốc tịch Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Sửa Hiến pháp năm 2013: Cần quy định rõ hơn tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân

Sửa Hiến pháp năm 2013: Cần quy định rõ hơn tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đang được nhiều tầng lớp Nhân dân quan tâm góp ý. Nhiều luật sư, luật gia Thủ đô, với kiến thức pháp lý, kinh nghiệm nghề nghiệp... đã nghiên cứu, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng, thiết thực.
Ruud thừa nhận: "Sinner đơn giản ở đẳng cấp khác" sau trận thua trắng tại Rome Masters

Ruud thừa nhận: "Sinner đơn giản ở đẳng cấp khác" sau trận thua trắng tại Rome Masters

Trong một trận tứ kết được kỳ vọng sẽ là màn thư hùng hấp dẫn giữa hai tay vợt hàng đầu thế giới, Jannik Sinner đã không để lại bất kỳ nghi ngờ nào về ngôi vị số 1 của mình khi đè bẹp Casper Ruud với tỷ số choáng váng 6-0, 6-1. Trong vỏn vẹn 63 phút, sân trung tâm của Rome Masters 2025 chứng kiến một màn trình diễn siêu hạng của tay vợt người Ý - một minh chứng rằng anh đang ở đẳng cấp "next-level".
Cienco4 làm giả tài liệu trong đấu thầu: Xử phạt hành chính hay xử lý hình sự?

Cienco4 làm giả tài liệu trong đấu thầu: Xử phạt hành chính hay xử lý hình sự?

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hà Nam chính thức “cấm cửa” Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco4 (Cienco4) thời gian 4 năm liền không được tham gia hoạt động đấu thầu đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh Hà Nam và các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Nam quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Al Nassr hòa đau Al Taawoun và hết cơ hội dự AFC Champions League

Al Nassr hòa đau Al Taawoun và hết cơ hội dự AFC Champions League

Thiếu vắng Cristiano Ronaldo, Al Nassr thể hiện bộ mặt thiếu sức sống và bị Al Taawoun cầm hòa 1-1 ngay trên sân nhà. Trận hòa này chính thức dập tắt hy vọng giành vé dự AFC Champions League mùa giải 2025/26 của đội bóng áo vàng, đồng thời đẩy họ lún sâu hơn vào chuỗi thất vọng toàn diện ở mùa giải năm nay.

Tin khác

Sửa Hiến pháp năm 2013: Cần quy định rõ hơn tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân

Sửa Hiến pháp năm 2013: Cần quy định rõ hơn tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đang được nhiều tầng lớp Nhân dân quan tâm góp ý. Nhiều luật sư, luật gia Thủ đô, với kiến thức pháp lý, kinh nghiệm nghề nghiệp... đã nghiên cứu, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng, thiết thực.
Quận Bắc Từ Liêm tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW

Quận Bắc Từ Liêm tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW

Ngày 16/5, Quận ủy Bắc Từ Liêm đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) và biểu dương các tổ chức Đảng, đảng viên đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu 5 năm 2020 - 2024.
Phần lớn các vụ việc khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Hà Nội liên quan đến lĩnh vực đất đai

Phần lớn các vụ việc khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Hà Nội liên quan đến lĩnh vực đất đai

Sáng 16/5, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân (giai đoạn 2014 - 2024) trên địa bàn Thành phố. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn chủ trì hội nghị.
Quận Tây Hồ: Nhiều kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05

Quận Tây Hồ: Nhiều kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05

Ngày 16/5, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Giữ quyền chất vấn để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, Viện Kiểm sát ở địa phương

Giữ quyền chất vấn để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, Viện Kiểm sát ở địa phương

Luật gia Nguyễn Hồng Tuyến, Hội Luật gia thành phố Hà Nội nhìn nhận, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 nhằm thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về sắp xếp tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là một chủ trương lớn có tính lịch sử.
Báo Hànộimới ra mắt chuyên trang tuyên truyền Đại hội Đảng

Báo Hànộimới ra mắt chuyên trang tuyên truyền Đại hội Đảng

Trong khuôn khổ Hội thảo “Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới”, ngày 16/5, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Báo Hànộimới tổ chức trọng thể lễ ra mắt Chuyên trang đặc biệt tuyên truyền về “Đại hội Đảng các cấp hướng tới Đại hội XIV của Đảng”.
Khi chuyển đổi số đi cùng mùa vụ

Khi chuyển đổi số đi cùng mùa vụ

Không còn là chuyện “làm ruộng lành nghề, chữ nghĩa lơ mơ”, phong trào “Bình dân học vụ số” do Hội Nông dân huyện Đan Phượng phát động đang viết lại một trang mới cho đời sống nông thôn hiện đại. Từ những người từng ngại chạm vào điện thoại cảm ứng, nhiều hội viên giờ đã biết tạo tài khoản, đọc tin tức nông nghiệp, thậm chí livestream bán nông sản.
Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Chiều 15/5, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945-19/8/2025), 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005-19/8/2025) của Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về các hoạt động kỷ niệm.
Hội Luật gia thành phố Hà Nội góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hội Luật gia thành phố Hà Nội góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ngày 15/5, Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Hội Luật gia các quận/huyện và Chi hội Luật gia trực thuộc Thành hội.
Hà Nội: Phấn đấu phát triển thêm 4.000 người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình

Hà Nội: Phấn đấu phát triển thêm 4.000 người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình

Thành phố Hà Nội phấn đấu phát triển thêm 4.000 người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình trong ngày ra quân toàn Thành phố, trong đó giao mỗi nhân viên thu BHXH, BHYT của các tổ chức dịch vụ thu phát triển mới 1 người tham gia BHXH tự nguyện và 1 người mới tham gia BHYT hộ gia đình.
Xem thêm
Phiên bản di động