Những cách bảo vệ sức khỏe, chống chọi với cái nắng 40 độ C
Cách ăn uống bảo vệ sức khỏe ngày nắng nóng |
Nên uống nhiều nước và đúng cách để bù lại lượng nước đã mất qua bài tiết. Ảnh: Healthday |
Thời tiết này thường khiến bạn uể oải, mệt mỏi, người dân cần trang bị kiến thức để chống say nắng, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như chất lượng cuộc sống.
Tránh hoạt động liên tục giữa 2 môi trường quá chênh lệch nhiệt độ
Theo tờ Healthday, các bác sĩ khuyến cáo, những ngày nắng nóng, từ trong phòng điều hòa ra (hoặc ngược lại là từ ngoài nóng bước vào phòng điều hòa) cần phải có một thời gian "quá độ" chứ không nên vội bước từ nhà ra ngoài đường luôn.
Bởi khi đó, cơ thể không kịp thích nghi với sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời, nhiều người không kịp cần bằng cơ thể, dẫn đến các hiện tượng đau đầu, ngất xỉu…
Tốt nhất, từ trong phòng điều hòa ra (hoặc ngược lại là từ ngoài nóng bước vào phòng điều hòa) hãy dừng chân lại một chút ở cửa, hay chỗ có bóng mát để cơ thể điều hòa cân bằng dần với nóng – lạnh.
Uống nhiều nước
Nhiệt độ quá nóng gây cho cơ thể con người nhiều khó chịu, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe hoặc thậm chí tử vong. Đó là do nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, mà có thể gây ra tăng khát, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu. Kiệt sức do nhiệt xảy ra khi cơ thể bị mất nước và muối qua mồ hôi quá nhiều mà không kịp bồi phụ nước.
Vì vậy nên uống nhiều nước và đúng cách để bù lại lượng nước đã mất qua bài tiết. Cách tốt nhất là uống nước hoa quả hoặc các đồ uống dùng cho tập luyện thể thao.
Bổ sung đồ uống giàu chất điện giải
Những loại đồ uống như Aam Panna (kết hợp xoài xanh, đường và các loại gia vị) và nước dừa giúp giữ mát cho cơ thể và cung cấp chất điện giải tự nhiên.
Uống một cốc nước chanh với 1, 2 nhúm muối, 1 thìa đường và một ít baking soda trước khi bước ra ngoài giữa trời hè nóng bức có thể giúp ngăn ngừa say nắng.
Tránh uống quá nhiều đồ lạnh
Sau thời gian đi ngoài trời nắng, bạn có cảm giác thèm một cốc nước đá lạnh, đặc biệt là các loại nước ngọt có ga để giảm cơn khát. Nước đá giúp giải cơn khát tức thì, đem lại cảm giác mát lạnh. Tuy nhiên, đây là thời điểm không thích hợp để uống các loại nước trên, thậm chí chúng còn gây hại cho cơ thể. Nếu uống nước đá lạnh lúc cơ thể đang nóng sẽ làm cho các mạch máu trong dạ dày, ruột co thắt lại, làm giảm chức năng dạ dày, dễ dẫn đến đau bụng cấp.
Theo các chuyên gia về sức khỏe, khi đi ngoài nắng về, bạn nên uống một cốc nước lọc. Bằng cách này, cơ thể sẽ hạ nhiệt từ từ cũng như nhanh chóng thích nghi với nhiệt độ mới, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.
Hạn chế ra ngoài vào lúc nắng cao điểm
Nên hạn chế ra ngoài vào lúc nắng cao điểm. Ảnh: B. H |
Thời gian nắng nóng trong ngày thường từ 10 - 17h, nắng nóng cao điểm nhất vào khoảng 13 - 16h. Vì thế, nếu không cần thiết, người dân nên hạn chế đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian này.
Để thuận tiện hơn, bạn nên sắp xếp các công việc làm ngoài trời vào buổi sáng và chiều tối, tự điều chỉnh nhịp độ hoạt động khi làm việc ngoài trời nắng.
Mang theo áo chống nắng khi ra đường
Đeo khẩu trang và che chắn bằng quần áo (như váy chống nắng, áo khoác dài tay, găng tay, vớ chân...) là cách mọi người thường dùng để chống nắng. Đặc biệt, hãy chọn những chất liệu vải thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi để có thể bảo đảm vừa bảo vệ được da từ tia cực tím, vừa không ngăn cản việc hấp thụ được vitamin D từ trong ánh mặt trời.
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Một số bệnh truyền nhiễm mùa hè gây ra bởi các loại vi trùng. Ngăn ngừa sự phát triển của những loài này có thể là một trong những cách hiệu quả nhất để phòng bệnh. Bên cạnh đó, mùa hè thường mồ hôi nhiều ở các vùng cổ, mặt, lưng… nếu không chú ý vệ sinh, những chất này không thoát hết sẽ ứ đọng trong ống bài tiết của da. Nó sẽ làm bít lỗ chân lông và kết hợp với vi khuẩn gây viêm da và nấm da.
Theo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"
Tin khác
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Y tế 24/01/2025 18:45
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51