-->

Nhọc nhằn mưu sinh nghề cào ốc, hến ven sông

(LĐTĐ) Cuộc sống bám sông nước tưởng như chỉ xuất hiện tại những vùng ven biển, ven sông, thế nhưng ngay tại Thủ đô, hàng trăm hộ dân vẫn lấy công việc cào ốc, hến ven các con sông để mưu sinh. Cái nghề đã gắn bó với họ từ vài chục năm, nhiều hộ xây nhà, nuôi con ăn học nhờ chính những mẻ quăng, cào nhưng thậm chí nhiều người cũng gặp hiểm nguy từ chính công việc đó. Dù biết là vất vả, nguy hiểm luôn rình rập nhưng mỗi ngày người dân nơi đây vẫn phải bám riết với nghề vì miếng cơm manh áo.
nhoc nhan muu sinh nghe cao oc hen ven song Thương cảnh mưu sinh đời khó nhọc
nhoc nhan muu sinh nghe cao oc hen ven song Người lao động vật vã mưu sinh dưới trời nắng nóng

Nghề “cào” lên cuộc sống

Trong khi nhiều dòng sông khác ở Hà Nội đã nhuốm màu ô nhiễm thì nước sông Bùi vẫn trong xanh, lắm cua, nhiều hến để các hộ dân sống ven sông được hưởng lợi. Với hành trang là chiếc cào sắt đơn sơ cứ thế họ đi dọc triền sông Bùi kiếm cá, tôm, trai, hến,... vừa cải thiện bữa ăn hằng ngày, vừa buôn bán, trang trải cuộc sống.

Một người có thâm niên 25 năm trong nghề cào hến chia sẻ nghề cào ốc, hến cũng như nhiều nghề khác, cũng có ngọt bùi, có đắng cay. Ngày nào cũng vậy, công việc của người cào hến ven sông Bùi bắt đầu từ lúc 5 giờ sáng và kết thúc vào khoảng 3 - 4 giờ chiều thậm chí có thể muộn hơn. Theo chân những người cào ốc, hến trong một ngày mới có thể thấu hiểu được sự vất vả, những hiểm nguy của cái nghề mà người trong nghề vốn hay gọi là “bạc mệnh” này.

nhoc nhan muu sinh nghe cao oc hen ven song
Những phụ nữ theo nghề cào hến phải dầm mình xuống nước cả ngày, bất kể mùa đông hay mùa hè

Theo những người dân nơi đây, ốc, hến có quanh năm, nhưng rộ mùa chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch. Tháng 3, sông cạn nước hơn, con hến qua một mùa mưa cũng sinh sôi nảy nở nhiều và đó là dịp để người làm nghề nhộn nhịp một mùa hến mới. Tuy sông Bùi không quá nhiều hến như các dòng sông khác nhưng với một ngày vất vả ngâm mình dưới lòng sông, người dân nơi đây vẫn thu hoạch được vài chục cân ốc, hến, chai,... có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống gia đình.

Nghề cào hến đòi hỏi người làm nghề phải có sức dẻo dai, chịu được cái lạnh khi phải ngâm mình hàng giờ dưới nước, chịu được sức nắng của những buổi trưa hè. Hến nằm sâu dưới đáy sông nên công việc cào hến khá vất vả, để có thể vào nghề, yêu cầu đầu tiên với người làm nghề là phải thạo bơi lội và chịu lạnh giỏi. Dụng cụ làm nghề của họ rất đơn giản, chỉ một chiếc cào bằng sắt (có cán cầm dài khoảng 50 cm) được nối với một sợi dây trạc dài khoảng hơn 10 mét, đầu dây còn lại buộc vào người kèm theo một chậu nhựa (hoặc nhôm) để đựng hến.

Để bắt được những con hến nằm sâu dưới lòng đất, người thợ cào phải ngâm mình dưới nước, đôi tay nắm chắc cán cào, dùng lực ghì mạnh xuống đáy sông, cùng nhịp đôi chân lùi về phía sau. Rồi sau đó gồng mình đứng dậy từ từ kéo chiếc cào từ đáy sâu cùng nhiều bùn, cát và rác thải lên lập lờ mặt nước, không nghỉ tay họ nhanh nhẹn, thuần thục sóc lên sóc xuống, đãi, lọc lấy những con ốc, hến. Với những thao tác như vậy, không ai bảo ai họ miệt mài với những mẻ quăng, cào.

Trầm mình trong dòng nước, chị Nguyễn Thị Thuận (xã Hữu Văn, Chương Mỹ, Hà Nội) có 20 năm trong nghề cho biết: “Chúng tôi không làm miết ở một dòng sông mà thường đi nhiều nơi khác nhau, thậm chí sang cả những huyện, tỉnh khác. Cái nghề này vất vả, cơ cực lắm, nhưng vẫn phải làm, không làm thì không có tiền lo chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, tất cả vì miếng cơm manh áo”.

Những nỗi lo khi nguồn hến cạn dần

Sau mỗi buổi cào, khi mang hến về, mỗi gia đình tụ tập sàng sẩy cho sạch đất, sỏi, rong rêu rồi lọc phân loại ốc, hến, chai thành những loại riêng. Công việc này tưởng đơn giản, nhưng tốn nhiều thời gian và công sức do lượng bùn bám trên vỏ hến chắc, phải vừa sàng, vừa rửa mới đủ sạch. Nghề cào hến đem đến thu nhập cho các hộ gia đình trên địa bàn sông Bùi, có những hộ giàu lên nhờ cào hến nhưng làm nghề này đồng nghĩa là đánh cược với thủy thần. Cả ngày dầm mình dưới nước, những buổi nắng hè, hay đông lạnh, công việc cào hến luôn chứa nỗi ám ảnh với người làm nghề.

Theo chị Trần Thị Nguyệt (Chương Mỹ, Hà Nội), chịu khó cào mỗi ngày cũng được khoảng đôi trăm tiền ốc, hến, cua, chai,... Mỗi mùa có những nỗi vất vả riêng, mùa đông tuy lạnh nhưng là thời điểm nghề cào hến dễ kiếm ăn nhất, bởi khi ấy nước sông cạn nên dễ làm. Điều sợ nhất với người theo nghề này là lội nước giẫm phải vỏ hến, vỏ ốc chết nó găm vào chân, tay tứa máu ra. Hôm sau xuống nước chỗ vết thương ấy xót không chịu được. Nhiều người về nhà chỗ vết thương ấy mưng mủ, tấy đỏ phải nghỉ ở nhà cả một thời gian dài.

Anh Nguyễn Văn Lộc (40 tuổi) đã có thâm niên cào hến từ lúc đôi mươi chia sẻ: “Lội nước lâu, bị chuột rút là điều đáng sợ nhất đối với người làm nghề cào hến. Rồi những bệnh ngoài da khi phải ngâm cả thân mình dưới sông vài tiếng đồng hồ, trong làng đã có nhiều người, phải bỏ nghề vì các bệnh về xương khớp. Những người phụ nữ làm công việc này quá vất vả nhưng vì không có thu nhập nên họ vẫn kéo nhau đi làm, chúng tôi khỏe mạnh còn đỡ, chứ nhìn những chị phụ nữ lội dưới sông thấy cùng cực lắm”.

Theo người dân trong vùng, cào hến ngày nay vốn không dễ dàng như trước, phải đi xa mới có hến mang về bởi dòng sông đang dần ô nhiễm cùng với đó nhiều người cào, nguồn hến bị cạn kiệt. Nhiều năm về trước, số lượng người theo nghề cào hến nhiều, ven dòng sông người cào luôn đông vui như trẩy hội nhưng mấy năm nay lượng ốc, hến giảm, đa phần con trai chuyển sang nghề thợ xây hoặc đi làm công nhân, chỉ còn lại số ít những người phụ nữ vẫn miệt mài với những mẻ quăng, cào. Điều đáng nói, những người phụ nữ mưu sinh bằng nghề cào hến chỉ một số ít biết bơi, bởi vậy rủi ro sông nước luôn rình rập quanh họ.

Ông Nguyễn Văn Liên (người từng có nhiều năm lăn lội với nghề) chia sẻ: “Trước kia tôi đã từng có mấy chục năm bám sông mưu sinh, giờ có tuổi, các con không cho tôi làm nữa. Ngày xưa chúng tôi cào ốc, hến dễ hơn bây giờ, có ngày nhiều được vài chục cân ốc, cua, hến đủ loại. Giờ có khi muốn cào ít hến về nấu ăn cho đỡ nhớ cũng khó hơn nhiều. Nguồn ốc, hến khan hiếm rồi nhiều hộ dân cũng phải bỏ nghề đi tìm cho mình những công việc khác”.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội

Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội

(LĐTĐ) Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải và Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh đã đến thăm, chúc Tết và kiểm tra sản xuất tại Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội.
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.

Tin khác

Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

(LĐTĐ) Vừa qua, trong chương trình Tết sum vầy, Công ty CP May Minh Anh - Đô Lương (Nghệ An) đã trao tặng tiền mặt và các phần quà cho người lao động với số tiền 2 tỷ đồng.
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị các địa phương theo dõi, nắm tình hình để bảo đảm người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng, cũng như bố trí nghỉ Tết đúng chế độ theo quy định...
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán không chỉ là một dịp đánh dấu sự khởi đầu mới mà còn là thời điểm để các doanh nghiệp tri ân người lao động sau một năm vất vả. Tuy nhiên, quà Tết có chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không luôn là điều khiến nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ giải đáp rõ ràng vấn đề này dựa trên quy định hiện hành, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách tính thuế từ quà Tết.
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

(LĐTĐ) Chụp ảnh Tết đang trở thành xu hướng phổ biến, kéo theo sự nhộn nhịp của các dịch vụ đi kèm như chụp ảnh và trang điểm. Không khí rộn ràng này góp phần tô điểm sắc xuân trên khắp phố phường Hà Nội.
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất là trên 1,9 tỷ đồng thuộc vị trí quản lý cấp cao của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

(LĐTĐ) Thông tin về việc thực hiện các chính sách tiền lương, quan hệ lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, trong năm 2024, các cơ chế, chính sách về lao động, tiền lương tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện, trong đó tập trung vào thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách tiền lương trong doanh nghiệp.
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, hiện nay, cả nước thực hiện trợ cấp xã hội cho hơn 3,8 triệu người (chiếm 3,8% tổng dân số), với tổng ngân sách chi trả trợ cấp xã hội khoảng 32 nghìn tỷ đồng/năm.
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

(LĐTĐ) Qua thống kê từ báo cáo của 4.420 doanh nghiệp (sử dụng 318.740 lao động) trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, mặt bằng chung, mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều hơn so với năm trước ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Trong năm 2025, ngoài 11 ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, người lao động sẽ có thêm 11 ngày nghỉ bù, nghỉ liên tiếp do rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, hoán đổi ngày làm việc, tổng cộng có 22 ngày nghỉ.
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

(LĐTĐ) Phụ nữ di cư là lực lượng lao động rất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của các thành phố Hà Nội và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, so với nam giới, họ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn về nơi đến, công việc và cuộc sống gia đình. Vì vậy, các vấn đề liên quan đến hỗ trợ, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của người lao động nhập cư ở các khu nhà trọ xung quanh khu công nghiệp luôn được quan tâm.
Xem thêm
Phiên bản di động