Nhớ về người lãnh tụ đầu tiên
Công đoàn Việt Nam luôn tự hào về đồng chí Nguyễn Đức Cảnh | |
70 gương lao động tiêu biểu dâng hương tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh |
Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Theo ghi chép của sử sách, quá trình hình thành phát triển của Công hội đỏ Bắc Kỳ gắn liền với hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những thập niên đầu của thế kỷ XX, người đã đặt nền móng, cơ sở lý luận cho sự ra đời của các tổ chức quần chúng của giai cấp công nhân Việt Nam.
Từ năm 1914 đến năm 1917, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Luân Đôn tham gia Công đoàn hải ngoại Anh; cuối năm 1917, Người trở về Pháp, tham gia Đảng xã hội Pháp và là đoàn viên của công đoàn Kim khí Pháp. Năm 1919, Người đã hướng dẫn cho Nguyễn Tạo (Việt kiều tại Pháp) thành lập Công đoàn thủy thủ Việt Nam tại Mác-xây.
Tượng đài đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại Quảng trường 14/10 TP Thái Bình. Ảnh: Lao động |
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam thanh niên cách mạng ở Quảng Châu, Trung Quốc và trực tiếp giảng dạy cho các hội viên. Trong cuốn “Đường cách mệnh” có nói đến tính chất nhiệm vụ của Công hội: “Tổ chức Công hội trước hết là để công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”. Sau khi được học tập lý luận, hầu hết các hội viên đã trở về nước hoạt động, phát triển những hội quần chúng như hội hiếu hỉ, tương tế... thành tổ chức công hội.
Từ năm 1928, tại các khu công nghiệp thuộc các tỉnh miền Bắc, nhiều xí nghiệp đã có Công hội như: Nhà máy Diêm, hãng sửa chữa ôtô Aviát (Hà Nội), Nhà máy Sợi, Nhà máy xi măng (Hải Phòng), Hòn Gai, Quảng Yên (khu mỏ Quảng Ninh)... Công nhân làm việc ở các bến tàu, nhà ga cũng có tổ chức Công hội. Ở miền Nam, tổ chức Công hội cũng đã hình thành và hoạt động, chủ yếu ở các khu công nghiệp Sài Gòn - Chợ Lớn và đồn điền cao su.
Năm 1929, phong trào công nhân và hoạt động công hội ở nước ta phát triển sôi nổi, đặc biệt là ở miền Bắc. Các cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra liên tục ở nhiều xí nghiệp, có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất hành động giữa các cuộc đấu tranh ở xí nghiệp này với xí nghiệp khác trong cùng một địa phương, giữa các địa phương này với địa phương khác trong toàn xứ, kết hợp với phong trào đấu tranh chống thuế của nông dân, bãi thị của tiểu thương, bãi khóa của học sinh.
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động công nhân tăng cường sự thống nhất về tổ chức và hành động của tổ chức Công hội, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng quyết định tổ chức Hội nghị đại biểu Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất ngày 28/7/1929. Hội nghị được tổ chức tại trụ sở Tổng công hội Bắc Kỳ, số nhà 15 phố Hàng Nón - Hà Nội. Tham dự Đại hội có các đại biểu các Tổng Công hội tỉnh và thành phố: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, khu mỏ Đông Triều, Mạo Khê.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Tổng Công hội đỏ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương cộng sản Đảng đứng đầu. Đại hội cũng đã thông qua chương trình, điều lệ của Công hội đỏ và quyết định cho xuất bản tờ Lao Động (số đầu tiên ngày 14/8/1929 do chính đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Trần Học Hải phụ trách).
Việc thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ có ý nghĩa hết sức to lớn đối với phong trào công nhân Việt Nam. Đó vừa là kết quả tất yếu của sự trưởng thành về chất lượng của phong trào công nhân nước ta, vừa là thắng lợi của đường lối công vận của Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu cấp thiết về tổ chức của phong trào công nhân Việt Nam. Việc thành lập tổ chức Công đoàn đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam góp phần vào sự lớn mạnh của phong trào cộng sản công nhân quốc tế.
Tiếp tục phát huy tư tưởng Nguyễn Đức Cảnh
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2/2/1908, tại làng Diêm Điền, tổng Hộ Đội, huyện Thụy Anh (nay là thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí đã đóng góp cho cách mạng Việt Nam rất nhiều công lao to lớn: Tham gia thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, là người đứng đầu Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, tham gia Xứ ủy Trung Kỳ...
Tại cuộc tọa đàm khoa học “Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh với giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam” do Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy Hải Phòng và Tạp chí Cộng sản tổ chức nhân dịp kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (2/2/1908 – 2/2/2018), TS Nguyễn Mai Anh - Phó Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản khẳng định: Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tuy ngắn ngủi nhưng đã thể hiện một cách rõ nét và sâu sắc tư tưởng của đồng chí về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.
Mục tiêu cao cả này chính là động lực lớn để đồng chí đấu tranh và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động nói chung và đề cao sức mạnh của giai cấp công nhân nói riêng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh cũng được đánh giá là nhà hoạt động chuyên nghiệp trong phong trào công nhân và Công hội đỏ từ thời kỳ trước và sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, cũng là người đã sớm nhìn ra sức mạnh của giai cấp công nhân và khẳng định đây chính là lực lượng có thể thay đổi thời đại.
“Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh không những có công lao lớn trong việc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn là người đi đầu trong việc vận dụng sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học vào hoạt động của phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam, làm sáng tỏ hơn, phong phú hơn lý luận cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam”, TS Nguyễn Mai Anh nhấn mạnh.
Cũng theo TS Nguyễn Mai Anh, học tập, phát huy tư tưởng cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, đặc biệt đối với hoạt động Công đoàn Việt Nam hiện nay cần bảo đảm các yếu tố: Thứ nhất, luôn coi trọng vị trí, vai trò của giai cấp công nhân. Thứ hai, tiếp tục khẳng định tính giai cấp công nhân trong Đảng.
Thứ ba, phát huy truyền thống tập hợp, đoàn kết công nhân, người lao động, các cấp công đoàn cần đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức hoạt động để vận động công nhân lao động; đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động xứng đáng là tổ chức đại diện, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt chú trọng chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động là trung tâm và xuyên suốt.
Thứ tư, luôn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho giai cấp công nhân. Thứ năm, thường xuyên quan tâm chú trọng công tác xây dựng các tổ chức Đảng trong hệ thống công đoàn trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ đảng viên công nhân có đạo đức cách mạng trong sáng, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, đứng vững trước những âm mưu, thủ đoạn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của kẻ địch; tăng cường đoàn kết, thống nhất, góp phần xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh.
Thứ sáu, Công đoàn Việt Nam cần chủ động, tích cực, tăng cường nghiên cứu lý luận làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân trong sự nghiệp phát triển đất nước, trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay; đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nhất là đối với những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình đổi mới, xác định rõ những nhiệm vụ cần tập trung để giai cấp công nhân Việt Nam có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Ngọc Lan
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Tin khác
Công đoàn Transerco: Đẩy mạnh các phong trào thi đua
Vì lợi ích đoàn viên 02/02/2025 16:03
Hà Nội: Công đoàn đón công nhân trở lại làm việc an toàn
Hoạt động 02/02/2025 15:01
Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn
Hoạt động 02/02/2025 11:46
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước
Hoạt động 02/02/2025 08:52
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công
Hoạt động 01/02/2025 18:57
LĐLĐ quận Đống Đa tiếp tục hướng mọi hoạt động về cơ sở, vì đoàn viên và người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 01/02/2025 16:53
Tết ấm của đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động ngành Dệt - May Hà Nội
Hoạt động 01/02/2025 14:07
Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 01/02/2025 09:54
Phát động phong trào thi đua trong đoàn viên, người lao động huyện Đông Anh
Công đoàn 31/01/2025 20:36
Quận Hoàng Mai: Thành lập mới 29 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 31/01/2025 20:29