-->
Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2024):

Nhiều thành tựu trong Y tế - Giáo dục

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội, sự nghiệp giáo dục, y tế của Thủ đô tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Thành phố luôn coi trọng phát triển 2 lĩnh vực mũi nhọn trên nhằm từng bước nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Y tế - Giáo dục phối hợp chặt chẽ nhằm phòng chống dịch bệnh hiệu quả Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin cho trẻ em

Xứng đáng lá cờ đầu

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, đến nay, ngành GD&ĐT Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Năm học 2023 - 2024, toàn Thành phố có 2.876 trường học, gần 2,3 triệu học sinh và 124 nghìn giáo viên ở các cấp học. Mạng lưới trường, lớp được mở rộng; cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại và đạt chuẩn với nhiều loại hình trường, lớp, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân Thủ đô và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới.

Nhiều thành tựu trong Y tế - Giáo dục
Hà Nội luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn quốc về giáo dục.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được tăng cường, đảm bảo chất lượng chuyên môn và năng lực sư phạm. Vừa qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức công khai, minh bạch, đúng quy định kỳ tuyển dụng viên chức với 608 chỉ tiêu làm việc tại các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở. Công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá không ngừng được đổi mới. Nền nếp, kỷ cương được duy trì. Các hoạt động, phong trào thi đua trong nhà trường được tổ chức sôi nổi, thiết thực, có ý nghĩa. Việc xây dựng xã hội học tập, khuyến học, khuyến tài được triển khai sâu rộng. Hiện tại, Hà Nội là một trong bốn địa phương đầu tiên trên cả nước được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

Chất lượng giáo dục đại trà được quan tâm. Chất lượng giáo dục mũi nhọn có sự chuyển biến. Tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông năm học 2023 - 2024 do Bộ GD&ĐT tổ chức vào ngày 5 - 6/1 vừa qua, thành phố Hà Nội có 184 học sinh đạt giải (nhiều hơn năm học 2022 - 2023 43 giải), gồm 14 giải Nhất, 61 giải Nhì, 54 giải Ba và 55 giải Khuyến khích. Đây là kỳ thi có số lượng giải Nhất nhiều nhất từ trước tới nay của đội tuyển học sinh Thành phố trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông.

Đáng chú ý, trong số các học sinh đạt giải, có những nhân tố mới đến từ các trường còn nhiều khó khăn. Đây là minh chứng về thành quả của những nỗ lực của thành phố Hà Nội trong việc nâng cao chất lượng, giảm chênh lệch giữa các trường học ở các địa bàn.

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được tập trung thực hiện. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) của Đảng bộ thành phố Hà Nội đặt chỉ tiêu đến năm 2025, tỷ lệ trường công lập (bao gồm các cấp Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia từ 80 - 85%. Ghi nhận thực tế cho thấy, các địa phương, các trường học trên địa bàn Thành phố đã cụ thể hóa mục tiêu của Nghị quyết bằng nhiều giải pháp. Việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở và toàn ngành GD&ĐT xác định là nhiệm vụ chung, trọng tâm và kiên trì triển khai nhằm tạo nên các điều kiện dạy - học đạt chuẩn, với mục đích cao nhất là tạo ra “sản phẩm” đạt chuẩn, góp phần nâng chất lượng nguồn nhân lực cho Thủ đô và đất nước.

Để đạt được những kết quả này, không thể không kể đến sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII đã khẳng định một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong giai đoạn 2020 - 2025 là đổi mới, nâng cao chất lượng GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo đó, thời gian tới, ngành GD&ĐT Thủ đô cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản. Đó là, triển khai đầy đủ nội dung theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; xây dựng các đề án, chương trình nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành; xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ, triển khai hiệu quả chương trình Giáo dục phổ thông 2018; đổi mới dạy học trong nhà trường…

Đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng hệ thống y tế thông minh

Song hành với sự phát triển của ngành Giáo dục, thời gian qua Y tế Thủ đô cũng gặt hái được nhiều thành tựu. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng thời gian qua ngành Y tế Thủ đô đã nỗ lực vượt qua khó khăn và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Nhiều thành tựu trong Y tế - Giáo dục
Khu vực đăng ký, khám chữa bệnh tự động tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa.

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặt chỉ tiêu đến năm 2025, số giường bệnh/vạn dân từ 30 - 35; số bác sĩ/vạn dân là 15; duy trì 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến năm 2023, chỉ tiêu giường bệnh/vạn dân đạt 36,44 giường bệnh/vạn dân (gồm 40,2% số giường bệnh của bệnh viện Bộ, ngành trên địa bàn Hà Nội); tỷ lệ bác sĩ/vạn dân đạt 16,6 bác sĩ/vạn dân (gồm 40,2% số bác sĩ của bệnh viện Bộ, ngành trên địa bàn Thành phố). Đối với chỉ tiêu xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, Sở Y tế Hà Nội đã hướng dẫn các đơn vị, đồng thời tổ chức xét công nhận xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, kết quả hiện đã xét được 488/579 (84,2%) xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

Theo Chủ tịch Công đoàn Y tế Hà Nội Trịnh Tố Tâm: Trong những năm qua, nhân dân trên địa bàn Thủ đô đã được chăm sóc sức khỏe tốt hơn; tốc độ phát triển dân số được kiểm soát, chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch liên quan y tế đã được quan tâm, đầu tư và đã phát huy hiệu quả tích cực trong đời sống xã hội.

Ngành Y tế Thủ đô đã và đang nỗ lực tiên phong đi tắt, đón đầu trong nhiều chuyên khoa mũi nhọn, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào việc khám chữa bệnh. Thành công trong việc triển khai các kỹ thuật cao, kỹ thuật mới hiện đại ngang tầm các bệnh viện trung ương và khu vực Đông Nam Á, tập trung ở các lĩnh vực như: Tim mạch, điều trị ung thư, chấn đoán hình ảnh, ngoại khoa, sản phụ khoa, phẫu thuật tạo hình, ghép thận... Đặc biệt, ngành Y tế Thủ đô đã có 1 cơ sở y tế chất lượng quốc tế là Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, giúp người bệnh được thụ hưởng dịch vụ y tế chất lượng quốc tế ngay tại Việt Nam”.

Ông Trịnh Tố Tâm cũng cho biết, không chỉ tập trung phát triển chuyên môn, ngành Y tế Thủ đô còn đẩy mạnh việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người bệnh của nhân viên y tế. Đến nay, 100% cơ sở khám chữa bệnh của Thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai “Đối mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, góp phần giảm phiền hà, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.

Với phương châm “Lấy người bệnh là trung tâm”, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng hệ thống y tế thông minh. Theo đó, trong thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; tuyên truyền, phổ biến để người dân hiểu được lợi ích khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến và sử dụng các nền tảng số, công nghệ số trong cuộc sống hằng ngày và tăng cường sử dụng các dịch vụ, tiện ích của chuyển đổi số.

Nhiều thành tựu trong Y tế - Giáo dục
Thanh toán không dùng tiền mặt tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.

Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục triển khai mở rộng mô hình “Bệnh viện chị - em” nhằm tăng cường hỗ trợ chuyên môn giữa các bệnh viện tuyến trên và tuyến y tế cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đặt lịch khám; tư vấn, chăm sóc sức khỏe người bệnh tại các cơ sở y tế; sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo hỗ trợ công tác khám chữa bệnh, vật lý trị liệu, điều trị tâm lý, phẫu thuật... giúp người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế ngay tại cơ sở.

Từ những thành tích điển hình của ngành Y tế và Giáo dục, có thể thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội, hai ngành mũi nhọn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Qua đó góp phần quan trọng cùng các lĩnh vực khác xây dựng, kiến tạo mô hình thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại.

Hiện nay, ngành Y tế Hà Nội đang quản lý 42 bệnh viện, trong đó có 8 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa hạng I; 22 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa hạng II và 12 bệnh viện đa khoa tuyến huyện; 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã; 8 đơn vị quản lý nhà nước và trung tâm chuyên khoa với tổng số có 27.155 người. Đây là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp đáng kể vào thành tựu chung và là niềm tự hào của ngành Y tế Thủ đô. Ngoài ra, trên địa bàn Hà Nội còn có hàng nghìn cơ sở y tế tư nhân là các bệnh viện, phòng khám đa khoa, chuyên khoa tham gia hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.

Minh Khuê - Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Cha tôi, người ở lại” tập 27: Việt và bà Quyên sa bẫy, Đại tổn thương vì yêu đơn phương

“Cha tôi, người ở lại” tập 27: Việt và bà Quyên sa bẫy, Đại tổn thương vì yêu đơn phương

Tập 27 của “Cha tôi, người ở lại” (phát sóng lúc 20h tối thứ Tư, ngày 16/4 trên VTV3) sẽ đưa khán giả vào một vòng xoáy cảm xúc mới, nơi những mâu thuẫn tình cảm bị đẩy đến đỉnh điểm, và những bí mật dần hé lộ trong một màn kịch đã được sắp đặt kỹ lưỡng.
Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, trong quý I/2025, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự được triển khai đồng bộ với 69 khóa và 1.405 lượt học viên.
Barca nhọc nhằn vào bán kết Champions League

Barca nhọc nhằn vào bán kết Champions League

Dù thất bại 1-3 trước Dortmund ở lượt về tứ kết Champions League rạng sáng 16/4, Barcelona vẫn giành quyền vào bán kết nhờ chiến thắng chung cuộc 5-3 sau hai lượt trận. Một trận đấu đầy cảm xúc tại Signal Iduna Park, nơi Serhou Guirassy lập hat-trick chói sáng, nhưng vẫn không thể cứu vãn hành trình của đội bóng áo vàng-đen.
Giá xăng dầu hôm nay (16/4): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (16/4): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Hôm nay (16/4), giá dầu thế giới giảm nhẹ khi giới đầu tư tiếp nhận loạt thông tin mới nhất liên quan đến kế hoạch áp thuế lúc có lúc không của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 64,64 USD/thùng, giảm 0,39%, giá dầu WTI ở mốc 61,33 USD/thùng, giảm 0,26%.
Vụ 573 loại sữa giả ung dung xâm nhập thị trường: Kẽ hở pháp lý nào giúp sữa giả "sống" thật?

Vụ 573 loại sữa giả ung dung xâm nhập thị trường: Kẽ hở pháp lý nào giúp sữa giả "sống" thật?

Thay vì bị kiểm tra sản phẩm gắt gao ngay từ khâu lập hồ sơ thì doanh nghiệp sản xuất sữa lại được phép tự xây dựng hồ sơ, các quy định, quy chuẩn của nhà sản xuất để tự công bố sản phẩm trước khi sản xuất kinh doanh. Như vậy, đối chiếu theo Luật An toàn thực phẩm, doanh nghiệp đã được phân quyền khá lớn, kể cả khâu hậu kiểm. Đây chính là kẽ hở dẫn đến câu chuyện trong suốt thời gian dài gần 600 nhãn sữa giả ung dung thâm nhập thị trường, thậm chí được quảng cáo rầm rộ mà không bị phát hiện.
Hôm nay (16/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng cao, phá thêm đỉnh mới

Hôm nay (16/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng cao, phá thêm đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (16/4): Trên thị trường trong nước, giá vàng tiếp đà tăng, trong đó giá vàng nhẫn tăng mạnh ở cả 2 chiều.
Tỷ giá USD hôm nay (16/4): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (16/4): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (16/4): Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,46%, đạt mức 100,10.

Tin khác

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sở Y tế Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Theo các chuyên gia y tế, khả năng lây của bệnh não mô cầu rất lớn, không thua kém bệnh sởi. Bởi vậy, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân cần chủ động các biện pháp nhằm phòng, chống bệnh hiệu quả.
Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 4/4 đến ngày 11/4), toàn Thành phố ghi nhận 212 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã.
Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Kỹ thuật điều trị các khối u bằng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao dưới hướng dẫn của siêu âm (US - HIFU) là phẫu thuật không xâm lấn - không dùng dao có hiệu quả đột phá trong điều trị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, thai bám sẹo mổ lấy thai, u vú, các khối u lành tính và ác tính khác tại mô mềm, gan, thận, tụy, xương,…
Một người lớn tử vong do sởi

Một người lớn tử vong do sởi

Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm 2025. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.
Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Vừa qua, tại Bộ Y tế, Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì cuộc họp trực tuyến xây dựng hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp, tổ chức lại theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), Hà Nội đã và đang tăng cường thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Đồng thời, Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm não mô cầu. Người bệnh là anh P.T.Đ, 22 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh.
Xem thêm
Phiên bản di động