Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin cho trẻ em
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi: Tất cả đã sẵn sàng 95% trẻ từ 12 đến 17 tuổi tại Hà Nội sẽ được tiêm vắc xin phòng Covid-19 |
Tiêm vắc xin cho trẻ theo hình thức chiến dịch
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, hiện có 22 tỉnh, thành phố đang thực hiện dạy học trực tiếp; 16 tỉnh, thành phố kết hợp giữa dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; 25 tỉnh, thành phố thực hiện dạy trực tuyến và qua truyền hình. Một số địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Bình Dương đã triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em… Để triển khai tiêm vắc xin cho học sinh từ 12-17 tuổi, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục sẵn sàng phối hợp, lập danh sách, khảo sát lấy ý kiến đồng ý của phụ huynh học sinh và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức tiêm tại trường học.
Trẻ em điền phiếu thông tin trước khi tiêm. Ảnh: Hồng Ngọc |
Chia sẻ về vấn đề tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, tiêm vắc xincho trẻ theo hình thức chiến dịch, thực hiện trước với trẻ em ở độ tuổi từ 16-17 tuổi, sau đó sẽ hạ thấp dần độ tuổi. Việc tiêm chủng chủ yếu thực hiện tại các trường học, trẻ không đi học thì tiêm tại trạm y tế, trẻ có bệnh nền tổ chức tiêm tại trung tâm y tế, bệnh viện để có những xử trí phù hợp… Tất cả nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng cho các em.
Vắc xin sử dụng tiêm chủng cho trẻ em 12 -17 tuổi là vắc xin Comirnaty của Pfizer, sử dụng tương tự như người từ 18 tuổi trở lên; với liều lượng 0,3 ml mỗi liều, đường dùng tiêm bắp; lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi từ 3 đến 4 tuần (21 - 28 ngày). Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, rất cần sự phối hợp của các thầy cô giáo, cha mẹ. Cha mẹ, người giám hộ cần ký Phiếu đồng ý tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ, đồng thời chuẩn bị tâm lý, sức khỏe tốt cho trẻ trước khi tiêm chủng và phối hợp theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm theo hướng dẫn của cán bộ tiêm chủng.
Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương cũng thông tin: Hiện nay trên thế giới có 36 quốc gia triển khai việc tiêm vắc xin cho trẻ em là loại vắc xin tương tự như loại Việt Nam cho phép sử dụng để tiêm cho trẻ em, trong đó có 19 nước ở Châu Âu như Anh, Pháp, Ý, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Ba Lan… ; 6 quốc gia ở Châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada, Chi Lê, Brazil…; Đối với khu vực Châu Á thì các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippine rồi các nước Úc, NewZealand… |
Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng đề nghị Ngành Giáo dục các địa phương lưu ý các điểm tiêm tại nhà trường tuân thủ theo đúng các hướng dẫn về chuyên môn của Bộ Y tế liên quan đến tiêm chủng. “Tổ chức tiêm chủng cho trẻ em theo hình thức chiến dịch do đó Ngành Giáo dục cần phối hợp chặt chẽ với Ngành Y tế. Sự phối hợp của các nhà trường với y tế trong công tác tiêm chủng rất quan trọng” – Phó Giáo sư Dương Thị Hồng nói.
Liên quan tới vấn đề phối hợp liên Bộ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá cao sự phối hợp của 2 Bộ Y tế - GD&ĐT trong công tác đào tạo, chăm sóc sức khoẻ học sinh, sinh viên cũng như các hoạt động mang tính cộng đồng thiết thực bảo vệ sức khoẻ của người dân. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, việc để học sinh, sinh viên trở lại trường là nhu cầu chính đáng, do đó các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần phải coi đó là việc quan trọng, tạo điều kiện tối đa cho học sinh, sinh viên đến trường đảm bảo an toàn.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, tại Nghị quyết 128 của Chính phủ đã nêu rõ Bộ GĐ&ĐT phối hợp với Bộ Y tế ban hành hướng dẫn để học sinh, sinh viên đến trường. Tuy nhiên việc triển khai hướng dẫn này phụ thuộc vào tình hình dịch theo các cấp độ tại mỗi địa phương và chính quyền các địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện.
Không nên bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng cho trẻ
Liên quan tới công tác tiêm chủng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, yêu cầu hàng đầu trong tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em là đảm bảo an toàn. Trong đó, các địa phương cần thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và chỉ định tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất; thực hiện theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm, hướng dẫn theo dõi sức khỏe sau tiêm theo các quy định của Bộ Y tế. "Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương tăng cường theo dõi phản ứng sau tiêm để kịp thời hỗ trợ xử lý theo đúng quy định của Bộ Y tế" – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Nhằm đảm bảo tiêm chủng an toàn cho trẻ em, lãnh đạo hai Bộ đã trao đổi và thống nhất nên sớm rà soát, bổ sung hướng dẫn “Sổ tay về phòng chống Covid-19 trong trường học” để tổ chức tập huấn cho hệ thống trường học toàn quốc các kỹ năng về dự phòng, quản lý, chăm sóc và phòng chống Covid-19 để “mỗi giáo viên trở thành một cán bộ y tế tại trường học”. Đồng thời, hai Bộ trưởng nhất trí hai Bộ sẽ cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa nhằm triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe trong trường học khi học sinh, sinh viên trở lại trường, theo đúng tinh thần của Nghị quyết 128. Ngoài ra, thúc đẩy các địa phương ứng xử phù hợp với mở cửa trường học ở từng xã, phường tương đương với các cấp độ kiểm soát dịch bệnh.
Các em học sinh quận Gò Vấp (thành phố Hồ Chí Minh) tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Hồng Ngọc |
Trước thực tế không ít phụ huynh lo lắng về phản ứng sau tiêm vắc xin ở trẻ, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn nhận định, phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 ở trẻ 12 - 17 tuổi hầu như không có gì quá khác biệt so với người lớn, điều này không đáng lo ngại. “Trẻ em từ 12 tuổi đã có cơ thể phát triển tương đương người lớn. Do đó, phản ứng sau tiêm hầu như không khác biệt so với người lớn. Quan trọng nhất vẫn là vấn đề khám sàng lọc trước tiêm vắc xin để có được chỉ định chính xác, đảm bảo tiêm an toàn, đúng đối tượng. Bởi hiện nay, nhiều trẻ em trong độ tuổi 12 đến 17 cũng đã xuất hiện những bệnh lý nền, bao gồm ung thư, tiểu đường...” - ông Khổng Minh Tuấn phân tích.
Đồng quan điểm trên, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Dương Thị Hồng cho biết thêm, có hai loại vắc xin phòng Covid-19 được cấp phép tiêm cho trẻ là vắc xin Pfizer và Moderna. Trong đó, hiện nay do nguồn cung, Việt Nam chủ yếu tiêm vắc xin Pfizer. “Vắc xin sử dụng tiêm phòng cho trẻ là vắc xin Pfizer và Moderna đã được phê duyệt có thành phần mRNA của vi rút hoàn toàn không có tương tác với ADN của người do đó không có nguy cơ gây ra rối loạn biến đổi gen, hay ảnh hưởng về lâu dài đến sức khoẻ sinh sản (rối loạn vô sinh) rồi bệnh ung thư… như các phụ huynh đang lo lắng”, Phó Giáo sư Dương Thị Hồng nói.
Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương cũng thông tin: Hiện nay trên thế giới có 36 quốc gia triển khai việc tiêm vắc xin cho trẻ em là loại vắc xin tương tự như loại Việt Nam cho phép sử dụng để tiêm cho trẻ em, trong đó có 19 nước ở Châu Âu như Anh, Pháp, Ý, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Ba Lan… ; 6 quốc gia ở Châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada, Chi Lê, Brazil…; Đối với khu vực Châu Á thì các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippine, các nước Úc, NewZealand… “Do đó một lần nữa, chúng tôi nhấn mạnh vắc xin tiêm cho trẻ em ở nước ta là vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, được sử dụng tiêm ở nhiều quốc gia khác nhau. Bởi vậy, các bậc phụ huynh yên tâm đưa con em mình đi tiêm chủng để phòng ngừa Covid-19”, Phó Giáo sư Dương Thị Hồng thông tin thêm./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58