-->

Nhiều hiện vật quý tại trưng bày “Đông Kinh - Lam Kinh thời Lê”

(LĐTĐ) Ngày 13/9, tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, tỉnh Thanh Hoá, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh tổ chức trưng bày “Đông Kinh - Lam Kinh thời Lê” nhằm làm sáng rõ mối liên hệ giữa Đông Kinh và Lam Kinh từ lịch sử đến hiện tại.
Khai mạc Hội thảo quốc tế về bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội Bế mạc Hội thảo “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội” Nâng tầm và gìn giữ di sản Hoàng thành Thăng Long

Trưng bày được tổ chức nhân dịp kỉ niệm 10 năm di tích Lam Kinh được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt và kỷ niệm 595 năm thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1427 - 2022) kết thúc 10 năm kháng chiến chống giặc Minh xâm lược của quân dân Đại Việt.

Nhiều hiện vật quý tại trưng bày “Đông Kinh - Lam Kinh thời Lê”
Các đại biểu cắt băng khai mạc.

Trưng bày “Đông Kinh - Lam Kinh thời Lê” gồm 3 chủ đề: Giới thiệu chung về hai Khu Di tích; Lam Kinh thời Lê; Đông Kinh thời Lê.

Trưng bày giới thiệu 36 hiện vật tiêu biểu của cả hai khu di tích cùng nhiều tài liệu, hình ảnh liên quan. Trưng bày giới thiệu tới công chúng những tư liệu, hiện vật quý giá hiện đang lưu giữ ở hai khu di tích, đặc biệt là các hiện vật khảo cổ học được tìm thấy trong quá trình khai quật nhiều năm qua, trong đó có nhiều hiện vật là đồ ngự dụng của nhà vua xưa kia.

Nhiều hiện vật quý tại trưng bày “Đông Kinh - Lam Kinh thời Lê”
Hiện vật tại trưng bày.

Điểm nhấn trong trưng bày này là lần đầu tiên những di vật, hiện vật khai quật được tại hai di tích cũng những tài liệu lịch sử liên quan được đặt cạnh nhau góp phần quan trọng làm nổi bật thêm những thành tựu của Đại Việt dưới thời Lê sơ, đồng thời khẳng định được mối quan hệ mật thiết giữa hai địa danh Đông Đô - Đông Kinh và Tây Đô - Tây Kinh trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Chính vì thế, trưng bày là hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền quảng bá hình ảnh hai khu di sản Hoàng thành Thăng Long và Lam Kinh, tăng cường mối quan hệ hợp tác gắn bó giữa hai đơn vị, góp phần chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tại hai đơn vị, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới trong thời gian tiếp theo.

Nhiều hiện vật quý tại trưng bày “Đông Kinh - Lam Kinh thời Lê”
Các đại biểu tham quan trưng bày.

Lam Sơn (Lam Kinh) vùng đất địa linh nhân kiệt nơi chứa đựng nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc nước nhà. Đây chính là nơi tiên tổ của vương triều nhà Hậu Lê chọn làm nơi lập nghiệp, là căn cứ chuẩn bị, nơi chiêu tập hào kiệt nghĩa sĩ bốn phương phất cờ khởi nghĩa và cũng là nơi lưu giữ những di sản văn hóa vô cùng quý giá của triều đại Lê sơ.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vĩ đại do người anh hùng Lê Lợi tự xưng là Bình Định vương phát động và lãnh đạo tại vùng đất Lam Sơn (Lam Kinh) trải qua những tháng ngày trường kỳ kháng chiến, “nếm mật nằm gai” đã giành được những thắng lợi to lớn.

Trong 10 năm kháng chiến gian khổ (1418 - 1427), cuối năm 1427 những trận chiến đấu cuối cùng được diễn ra tại Đông Quan - Đông Kinh - nơi nghĩa quân Lam Sơn đã vây hãm khiến chủ tướng Vương Thông nhà Minh phải cúi đầu xin cầu hòa.

Cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, đất nước sạch bóng quân thù. Đông Kinh vang khúc khải hoàn của đoàn quân Lam Sơn, trở thành biểu tượng lòng tự hào dân tộc khi cờ nghĩa rợp bay khắp kinh thành.

Sau khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, ngày 15/4 năm Mậu Thân (1428) Lê Lợi lên ngôi hoàng đế tại Đông Kinh (Thăng Long - Hà Nội ngày nay), lấy niên hiệu Thuận Thiên, xưng Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt. Đông Kinh trở về với vị trí thiêng liêng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước.

Một Đông Kinh phồn hoa đô hội chính là minh chứng cho sự huy hoàng của đất nước dưới thời Lê sơ. Còn Lam Sơn - Lam Kinh trở thành nơi an táng, thờ cúng tổ tiên, Hoàng đế, Hoàng hậu thời Lê sơ và là nơi gắn liền với quá trình dựng nghiệp đế vương của vương triều nhà Lê.

Từ Lam Kinh quê hương của Hoàng tộc nhà Lê đến Đông Kinh - Kinh đô của vương triều nhà Lê sau hơn 20 năm quốc gia Đại Việt nằm dưới ách đô hộ của nhà Minh là sự tồn tại song song tạo thành một chỉnh thể thống nhất có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Lam Kinh là vùng đất lập nghiệp, phất cờ khởi nghĩa trong những buổi sơ khai của Lê Thái Tổ còn Đông Kinh là nơi đăng quang, định đô lập quốc, củng cố địa vị vương triều và đánh dấu giai đoạn thịnh trị của nhà Lê sơ.

Mối quan hệ giữa trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục lớn nhất đất nước với trung tâm tín ngưỡng, tôn vinh truyền thống đạo lý, thờ cúng tổ tiên, hướng về quê cha đất tổ là mối quan hệ mang màu sắc thần bí trong huyền tích tại hai mảnh đất thiêng liêng này.

Hiện nay, cả hai địa danh trên đều trở thành những điểm di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu gắn liền với chiều dài lịch sử đấu tranh, bảo vệ dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Lam Kinh đã được công nhận là Di tích Quốc gia Đặc biệt vào năm 2012.

Tại Đông Kinh xưa (Hà Nội ngày nay), Cấm thành và Hoàng thành Thăng Long thời Lê là một bộ phận quan trọng của Di sản Văn hóa thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Trưng bày mở cửa phục vụ khách tham quan từ ngày 13 - 30/9. Bên cạnh đó, trưng bày có phiên bản giới thiệu trực tuyến tại website: trungbayonline.hoangthanhthanglong.vn.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Xem thêm
Phiên bản di động