Nhiều điểm mới trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông
Từ lớp 11, học sinh sẽ được giảm số môn học bắt buộc để tránh quá tải | |
Công bố Dự thảo chương trình SGK mới để lấy ý kiến công luận | |
Năm 2018 học sinh từ lớp 1 - 12 sẽ phải học những môn gì? |
Ảnh minh hoạ. |
Đây là Dự thảo đã điều chỉnh lần cuối cùng sau khi tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định.
Thêm môn Tiếng dân tộc thiểu số từ năm 2018
Theo Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, môn Tiếng dân tộc thiểu số được bổ sung vào danh sách môn học tự chọn từ cấp một đến hết bậc THPT.
Trong đó, môn học bắt buộc có phân hóa nội dung được thiết kế thành các chủ đề hoặc học phần (module). Một số chủ đề hoặc học phần là bắt buộc đối với tất cả học sinh. Một số chủ đề hoặc học phần được tự chọn tùy theo nguyện vọng của học sinh và điều kiện đáp ứng của cơ sở giáo dục.
Học sinh phải chọn môn học tự chọn bắt buộc trong số các môn học định hướng nghề nghiệp ở lớp 11, lớp 12 theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông.
Thời gian thực hiện các môn học trong một năm (tương đương 37 tuần) bao gồm 35 tuần thực học dành cho những môn bắt buộc, bắt buộc có phân hóa và môn tự chọn bắt buộc. Hai tuần học dành cho môn tự chọn và nội dung giáo dục của địa phương.
Cụ thể, ở cấp tiểu học, các môn học bắt buộc là Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Tìm hiểu công nghệ.
Các môn học bắt buộc có phân hóa là Thế giới công nghệ, Tìm hiểu tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Các môn học tự chọn gồm Tiếng dân tộc thiểu số. Ngoài ra, cấp tiểu học còn có tự học có hướng dẫn (tự học trên lớp của học sinh tiểu học 2 buổi/ngày, với sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên).
Ở cấp THCS, các môn học bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí. Các môn học bắt buộc có phân hóa gồm Tin học, Công nghệ và Hướng nghiệp, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Các môn học tự chọn gồm Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Ba loại hoạt động
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cho biết, trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đưa ra 3 loại hoạt động: Hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống).
Các hoạt động được thực hiện với sự hỗ trợ của đồ dùng học tập và công cụ khác, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hóa của kỹ thuật số.
Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình phổ thông chính là sự thay đổi về phương pháp giáo dục. Lấy người học là trung tâm, giáo viên sẽ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn và tạo những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.
Xét tốt nghiệp sẽ chỉ là việc của cấp trường
Đây là điểm mới đặc biệt trong Dự thảo Chương trình. Theo đó, trong tương lai, để được cấp bằng tốt nghiệp THPT, học sinh không phải trải qua kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay mà việc xét tốt nghiệp sẽ phụ thuộc vào việc đánh giá định kỳ do chính trường THPT tổ chức thực hiện.
Học sinh hoàn thành các môn học, tích lũy đủ kết quả đánh giá theo quy định của Bộ GD&ĐT được cấp bằng tốt nghiệp THPT.
Riêng việc đánh giá trên diện rộng cấp quốc gia, cấp địa phương sẽ chỉ được thực hiện để phục vụ công tác quản lý các hoạt động dạy học, phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục.
Các kỳ đánh giá diện rộng này sẽ được tổ chức bởi các tổ chức kiểm định chất lượng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngoài hai hình thức này, Dự thảo cũng đề cập đến việc đánh giá thường xuyên, do giáo viên phụ trách môn học tổ chức thực hiện. Việc đánh giá này sẽ dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp.
Riêng đối với việc đổi mới đánh giá kết quả giáo dục và xét tốt nghiệp THPT, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng đã chủ động phân công Vụ Giáo dục Trung học chủ trì, phối hợp với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Ban Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông nghiên cứu, đề xuất lộ trình thực hiện khi cấp THPT triển khai chương trình mới./.
Theo Bích Phương/Báo điện tử Chính phủ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Tin khác
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Giáo dục 01/02/2025 15:55
Khát vọng tuổi trẻ
Giáo dục 30/01/2025 07:48
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Xã hội 27/01/2025 11:16
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông
Giáo dục 26/01/2025 06:03
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ
Giáo dục 25/01/2025 18:28
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Giáo dục 24/01/2025 19:27
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Giáo dục 24/01/2025 18:54
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54