-->

Nhạc sĩ Phong Nhã: Ấm áp những kỷ niệm về Bác

Gặp nhạc sĩ Phong Nhã vào một buổi sáng ngày đầu thu – những ngày mà cả nước đang hân hoan hướng tới kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ông bảo, hôm nay sức khỏe không được tốt lắm nên chưa chắc đã tiếp chuyện được lâu. Ấy vậy mà, khi được hỏi về Bác Hồ, về bài hát của ông viết dành tặng Bác, vị nhạc sĩ 91 tuổi lại trở nên mạnh mẽ, phấn khởi lạ thường.
Bồi hồi nhớ kỷ niệm bên Bác kính yêu
Nhiều lần Bác dặn phải vì lợi ích của nhân dân
Bác Hồ và những bức ảnh “lịch sử” với điện ảnh Việt Nam
Nhạc sĩ Phong Nhã: Ấm áp những kỷ niệm về Bác
Nhạc sĩ Phong Nhã

1. Ngày 2/9/1945, một ngày đã đi vào lịch sử của dân tộc, với nhạc sĩ Phong Nhã đó cũng là một khoảnh khắc lịch sử, một dấu ấn không bao giờ phai. Ngày ấy, Phong Nhã là một thanh niên yêu nước, vừa làm quản ca vừa phụ trách nghi thức đội trong trường. Phong Nhã may mắn là người được đưa các em thiếu nhi đội Trần Hưng Đạo tham dự cuộc mít tinh tại quảng trường Ba Đình nhân dịp Bác Hồ về nước ra mắt lần đầu tiên ở thủ đô Hà Nội và đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đội thiếu nhi do Phong Nhã dẫn đầu được xếp ưu tiên hàng đầu, trên vỉa hè Bộ Ngoại giao bây giờ, trông lên lễ đài Ba Đình. Do đó các em thiếu nhi và các anh chị phụ trách được thấy tận mắt Bác Hồ đi đến và đi về. Bác nhoài người vẫy các cháu bằng cả hai tay. Hình ảnh thân yêu, gần gũi của Bác truyền cảm ngay tới tất cả mọi người. Vị lãnh tụ của đất nước tưởng chừng cao vời vợi nhưng lại hết đỗi gần gũi, ân cần như một người ông, người cha kính yêu trong một gia đình thân thiết. “Hồ Chí Minh muôn năm!”, tất cả anh chị em đội Trần Hưng Đạo reo lên. Nước mắt Phong Nhã chảy vòng quanh.

Nhạc sĩ Phong Nhã kể, ngay từ lúc đó, ông đã nảy ra ý tưởng sáng tác ca khúc về Bác Hồ. Sau đó, Phong Nhã vinh dự được Bác gọi tới. Phong Nhã hào hứng kể Bác nghe về những hoạt động của đội thiếu niên, nhi đồng Hà Nội. Tưởng được Bác ngợi khen nhưng Bác lại căn dặn Phong Nhã: Nhiều hoạt động là tốt nhưng phải chăm lo sức khỏe cho các cháu. Đối với các thiếu nhi đánh giày, bán lạc rang, kẹo bột, trẻ lang thang cần phải quan tâm hơn. Trong tổ chức, việc gì cần làm trước thì làm trước, lo cho các cháu học tập là chính.

Bác bận trăm công ngàn việc nhưng vẫn dành thời gian quan tâm tới thiếu nhi. Sự chăm sóc ân cần của Bác, nhất là với các cháu thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trong những ngày đầu cách mạng tháng Tám đã khiến Phong Nhã tỉnh ngộ, thấm vào tâm hồn chàng phụ trách nghi thức đội một tình yêu thương vô bờ của người. Nhân một buổi sinh hoạt, anh phụ trách đố các em: “Ai yêu Bác Hồ nhất?”. Nhi đồng đáp: “Nhi đồng yêu Bác Hồ nhất.” Câu đố vui này đã khởi nguồn cho một sáng tác bất hủ “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” thể hiện tình cảm sâu nặng của thiếu nhi Việt Nam đối với vị Cha già kính yêu của dân tộc.

Nhạc sĩ Phong Nhã: Ấm áp những kỷ niệm về Bác
Bác Hồ với thiếu nhi luôn trong ký ức nhạc sĩ Phong Nha

2. Bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” ra đời vào cuối năm 1945 liền được các em thiếu nhi yêu thích và trở thành mốc son trong sự nghiệp Phong Nhã. Ngày 19/5/1946, lễ kỷ niệm ngày sinh nhật Bác lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội. Các em thiếu nhi thủ đô đến chúc thọ Bác tại Phủ Chủ tịch (nhà khách Chính phủ bây giờ). Đây cũng là lần đầu tiên các em trình diễn tập thể bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” kính tặng Người. Khi Bác nghe đến câu hát: “Bác nay tuy đã già rồi, già rồi nhưng vẫn vui tươi”, Bác cười và nói: “Bác đã già đâu, Bác mới 56 tuổi!”. Lời nói vui của Bác khiến cả khán phòng râm ran. Sau đó, bài hát được chuyển tải qua sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam, nhanh chóng lan truyền khắp cả nước.

Năm 2001, bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” cùng hai sáng tác của ông là “Nhanh bước nhanh nhi đồng” và “Kim Đồng” đã được vinh dự đón nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, được chọn là một trong những bài hát hay nhất của thế kỷ XX. Nhân kỷ niệm sinh nhật 125 năm của Bác năm nay, lần đầu tiên ca khúc “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” đươc thực hiện MV với hơn 1.200 người cùng hát. Dự án của Hội đồng Đội Trung ương – Trung ương Đoàn TNCS HCM khiến nhạc sỹ Phong Nhã vô cùng xúc động và tự hào.

“Tôi còn nhớ hồi kháng chiến chống Pháp, một chiến sĩ du kích Ê Đê ra Trung ương Đoàn chuẩn bị tham gia đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam dự Đại hội liên hoan thanh niên thế giới. Khi được hỏi: “Thiếu nhi Tây Nguyên thường hát bài gì? Anh trả lời: Hát bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” bằng tiếng tiếng Ê Đê”, nhạc sĩ Phong Nhã kể.

Để đáp lại cho ca khúc “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” của Phong Nhã, năm 1952, Bác Hồ đã làm bài thơ nhân dịp Trung thu để tặng các cháu thiếu nhi. Bác viết: “Ai yêu các nhi đồng bằng bác Hồ Chí Minh? / Tính các cháu ngoan ngoãn, mặt các cháu xinh xinh, / Mong các cháu cố gắng thi đua học và hành. / Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình. / Để tham gia kháng chiến, để gìn giữ hoà bình. / Các cháu hãy xứng đáng: Cháu bác Hồ Chí Minh!”

Đó là một vinh dự, một phần thưởng cao quý nhất trong cuộc đời Phong Nhã. Từ đây ông quyết định đi theo con đường âm nhạc chuyên nghiệp. Cho đến nay, nhạc sĩ Phong Nhã vẫn lập kỷ lục với hơn 250 ca khúc thiếu nhi trong suốt cuộc đời làm nhạc của mình. Nhiều thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam đến nay vẫn hát vang những giai điệu của “Nhanh bước nhanh nhi đồng”, “Cùng nhau ta đi lên”, “Đội ta lớn lên cùng đất nước”, “Hành khúc đội”…

Với hàng trăm ca khúc viết cho thiếu nhi nhưng ít ai biết rằng, nhạc sĩ Phong Nhã chưa hề được học một cách bài bản về âm nhạc. Cha ông là người đầu tiên dạy cho ông những bài học vỡ lòng về lĩnh vực này. Năm nay, vị nhạc sĩ lão làng sang tuổi ngoài 91. Tuy mắt đã mờ, chân đã chậm nhưng ông vẫn đau đáu với những ca khúc cho thiếu niên, nhi đồng.

Nguyễn Hoài

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

(LĐTĐ) Ngày 24/1 (tức 25 tháng Chạp) là ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, tại nhiều tuyến đường Thủ đô, giao thông có dấu hiệu “tăng nhiệt”.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động