-->

Nhà ở xã hội có hy vọng mới

Thị trường nhà ở từ tình trạng mất cân đối cung cầu trong năm 2022 sẽ có thay đổi khi Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo chú trọng phát triển nhà ở xã hội góp phần đưa ra thị trường sản phẩm hàng hoá phù hợp kèm theo những cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính.
Thủ tướng Chính phủ: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân Hà Nội thúc đẩy đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phục vụ công nhân, sinh viên TP.HCM: Cả năm chỉ hoàn thành được 1 dự án nhà ở xã hội

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đến năm 2030, tỉ lệ dân số đô thị sẽ tăng lên khoảng 45% (hiện là 40%), đòi hỏi mỗi năm phải tăng thêm khoảng 70 triệu m2 nhà ở đô thị. Nhu cầu mới về nhà ở sẽ tiếp tục tập trung ở một vài thành phố lớn và các khu công nghiệp, phía Nam là TP. Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ như Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu; phía Bắc chủ yếu tập trung ở khu vực Hà Nội và một số thành phố vệ tinh như Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng.

Hai thành phố có sức hút dân số cao, đòi hỏi gia tăng nhanh diện tích nhà ở đô thị là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ chiếm trên 50% diện tích đất đô thị của cả nước và 75% tăng trưởng không gian đô thị với khoảng 2/3 lượng nhu cầu nhà ở hàng năm.

Tại Diễn đàn "Dự báo thị trường bất động sản 2023", phó giáo sư, tiến sĩ Trần Kim Chung - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng đưa ra nhận định thị trường bất động sản là một trong 4 thị trường trọng tâm được Thủ tướng chỉ đạo trong thời gian gần đây. Năm 2023, thị trường bất động sản sang trang mới khi nhiều Luật liên quan dự kiến được sửa đổi và thông qua như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai; trong đó, rất quan trọng là Luật Đất đai sửa đổi.

Nhà ở xã hội có hy vọng mới
(Ảnh minh họa: BT)

Theo đó, thị trường đất đai đã có dấu hiệu tốt lên và được kỳ vọng có thể đưa luồng tiền lớn vào thị trường với những yếu tố quan trọng được đề cập trong Nghị quyết số 18-NQ/TW hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao".

Thị trường nhà ở từ tình trạng mất cân đối cung cầu trong năm 2022 sẽ có thay đổi khi Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo chú trọng phát triển nhà ở xã hội góp phần đưa ra thị trường sản phẩm hàng hoá phù hợp kèm theo những cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính.

Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5-2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, ngày 14/12, tại Công điện 1164/CĐ-TTg về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở, một lần nữa vấn đề cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế cũng được chỉ đạo quyết liệt.

Tại công điện trên, Thủ tướng giao Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các địa phương, ngân hàng thương mại và các chủ thể liên quan cung ứng vốn tín dụng kịp thời cho nền kinh tế; cho vay, giải ngân nhanh chóng, đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng đối với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật. Ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại với giá phù hợp, khả thi của thị trường và các loại hình bất động sản phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ và phát triển.

Tiến sĩ Trần Kim Chung cũng cho rằng, cần có chính sách khơi thông dòng chảy luồng tiền "đúng và trúng" đối tượng. Theo ông Chung, quyết định nới thêm hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại để tạo đà cho doanh nghiệp vận hành năm 2023. Song, thay vì hỗ trợ tài chính từ phía cung (người làm) sẽ chuyển sang phía cầu (người mua) với những điều kiện vay vốn ưu đãi nhất định dành cho một số đối tượng khách hàng cụ thể khi có giao dịch được thực hiện. Trước đây, đã thực hiện các gói hỗ trợ người mua nhà ở xã hội vay vốn ưu đãi đã góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.

Đồng quan điểm, giáo sư, tiến sĩ Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho rằng, cần mở rộng room tín dụng cho lĩnh vực bất động sản ở mức hợp lý, phù hợp với năng lực tài chính của tổ chức tín dụng và các giải pháp điều hành tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó, ban hành các tiêu chí cho vay đối với các loại bất động sản khác nhau, hạn chế tập trung tín dụng quá nhiều vào các dự án nhà ở cao cấp; tập trung nguồn vốn tín dụng đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại có hiệu quả cao, tiêu thụ tốt.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề nghị hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Đề nghị hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có Công văn số 960/ATTP-NĐTT về việc hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.
Chuẩn bị tốt các nội dung đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Chuẩn bị tốt các nội dung đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Ngày 7/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và Công đoàn Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội để chuẩn bị các nội dung phục vụ việc tổ chức hoạt động điểm “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc” năm 2025.
Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiến tới miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030 - 2035

Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiến tới miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030 - 2035

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo nghiên cứu xây dựng lộ trình từng bước giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân, tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030 - 2035.
Lòng se điếu trên chợ online giá siêu rẻ: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Lòng se điếu trên chợ online giá siêu rẻ: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Thời gian gần đây, thị trường thực phẩm online tại Việt Nam chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một mặt hàng tưởng chừng như xa lạ, nhưng lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người tiêu dùng đó là lòng se điếu.
Sắp diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025

Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 11/5 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội - Cơ Sở 2, với quy mô 10.000 người tham gia cùng nhiều hoạt động thiết thực liên quan tuyển dụng, tuyển sinh, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm…
Quận Hoàn Kiếm chú trọng công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Quận Hoàn Kiếm chú trọng công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quận, là yếu tố quyết định đến năng suất lao động, sức khỏe người lao động (NLĐ) và sự bền vững của doanh nghiệp, những năm qua, các cấp Công đoàn quận Hoàn Kiếm luôn đồng hành cùng doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho NLĐ, cũng như doanh nghiệp.
Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Với gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, thành phố Hà Nội tiếp tục là Hội đồng thi tốt nghiệp THPT có quy mô lớn nhất cả nước.

Tin khác

Thị trường đất nền thời hậu sốt: Không dành cho người nóng vội, thiếu hiểu biết

Thị trường đất nền thời hậu sốt: Không dành cho người nóng vội, thiếu hiểu biết

Sau những cơn sốt đất nền lan rộng từ 2020 - 2022, thị trường bất động sản tại Hà Nội và các tỉnh lân cận năm 2025 đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, liệu đây có phải là thời điểm vàng để đầu tư hay chỉ là một cái bẫy tinh vi được giăng sẵn?
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Thành phố Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố. Khung giá có hiệu lực từ 14/4/2025.
Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Khi TOD trở thành chuẩn quy hoạch mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững.
Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Kể từ khi bài toán chung cư cũ được nhắc đến, vô số ý tưởng đã được đưa ra và thực hiện, tuy nhiên đều chưa đạt được hiệu quả nhân rộng như mong muốn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, đó chính là cách nhìn nhận từ các góc độ khác nhau thay vì cùng nhau tìm giải pháp giải quyết. Giờ đây, với việc đặt “trách nhiệm của các bên” lên trước, phải làm tròn “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” này rồi mới cân nhắc đến “lợi ích” sẽ là cơ sở để hài hoà giữa bài toán chung cư cũ và tái thiết đô thị.
Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 27/2025/QĐ-UBND về khung giá cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng cho các công trình không sử dụng vốn đầu tư công hoặc nguồn tài chính công đoàn. Quyết định này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 14/4/2025, với mục tiêu đảm bảo tính công khai, minh bạch và giúp người dân dễ tiếp cận nhà ở xã hội.
Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Trước thực trạng giá bất động sản ngày một tăng chóng mặt, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chuyển sang ở trọ, thuê nhà trọn đời thay vì cố gắng sở hữu cho mình một ngôi nhà hay một căn hộ. Theo nhiều người, việc thuê nhà trọn đời sẽ giúp họ bớt áp lực về mặt tài chính và có điều kiện trải nghiệm không gian sống tốt hơn.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM  ​​​​​​​

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​

Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Trong khi nhiều phân khúc bất động sản (BĐS) khác nóng lên từng ngày, thì BĐS nghỉ dưỡng vẫn im lìm “ngủ đông”. Không chỉ các chủ đầu tư lớn mà nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mua loại hình BĐS này nhằm mục đích cho thuê cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm.
Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Sau gần 2 năm thị trường đất nền “nằm im” vì lãi suất cao và tín dụng bị siết chặt thì đến quý đầu năm 2025, đất nền đã bắt đầu hồi phục và có dấu hiệu bật tăng khi Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ. Cơn “sốt ảo” này ngày càng có dấu hiệu vượt đỉnh trước các thông tin về việc sáp nhập địa giới các tỉnh, thành.
Xem thêm
Phiên bản di động