-->

Nhà báo Phan Quang: Tấm gương lan tỏa những giá trị nghề

(LĐTĐ) Với 93 năm tuổi đời, hơn 70 năm tuổi nghề, nhà báo Phan Quang là một tên tuổi lớn của nền báo chí cách mạng nước nhà. Nhìn vào con đường mà ông đã đi trên hành trình đến với nghề báo sẽ khiến những người làm báo hôm nay thêm trân trọng, yêu mến về nghề mà mình đang theo đuổi - một nghề nhiều gian truân, vất vả nhưng cũng rất đỗi vinh quang, tự hào.
Phóng viên các cơ quan báo chí Thủ đô đi thực tế tại một số đồn Biên phòng tỉnh Điện Biên Quy định chế độ phụ cấp chống dịch đối với phóng viên, nhà báo Nhà báo Tuyết Nhung hồi ức về bữa cơm nhà và căn bếp tối

Trước khi đặt bút viết về nhà báo Phan Quang, tôi có phần e ngại bởi đã có quá nhiều nhà báo, nhà văn, học giả nổi tiếng từng tâm tình, thổ lộ qua những trang giấy để khắc họa nên một chân dung nhà báo lớn của nền báo chí cách mạng nước nhà.

Hơn nữa, trong khuôn khổ một bài viết thật khó có thể nói hết về ông - một nhà báo từng giữ nhiều cương vị quan trọng như: Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam… Nhưng rồi sự thôi thúc trong tim của một người làm báo trẻ đã có vinh dự đôi lần được gặp và trò chuyện cùng ông trong căn phòng tầng 1 đầy sách ở tư gia đã khiến tôi mạnh dạn cầm bút viết về nhà báo Phan Quang.

Nhà báo Phan Quang: Tấm gương lan tỏa những giá trị nghề
Nhà báo Phan Quang ký tặng sách tác giả. (Ảnh: Giang Phú)

Sinh thời, nhà văn Tô Hoài từng viết: “Tôi thấy một Phan Quang nhà văn, tâm hồn và văn phong chan hòa ruột thịt với phong cách nhà báo. Phải uyên thâm, lão luyện nghề báo, nghề văn đến mức thế nào mới sáng tạo được những nét riêng từ cái nghĩ, cái chữ như thế được”. Nhà báo Hà Đăng gọi ông là “Cây đại thụ trong làng báo chí cách mạng nước ta”.

Giáo sư Hà Minh Đức gọi ông là “Nhà báo lão thành, nhà báo gạo cội, nhà báo uyên bác”. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ gọi ông là “Một tấm gương lao động, sáng tạo không ngừng nghỉ”. Nhà thơ Trần Đăng Khoa gọi ông là “Cây bút vạm vỡ và đa tài”… Trích một số lời nhận xét ấy đủ thấy nhà báo Phan Quang ta được nể trọng thế nào trong giới báo chí, văn chương.

Trò chuyện cùng ông trong một chiều cuối đông 2020 khi cái Tết đang cận kề, tôi cảm giác “ngôi sao” trong làng báo cùng với sự chu đáo, cẩn trọng là một sự giản dị, khiêm tốn đến đáng kinh ngạc. Dường như đó cũng là những yếu tố để tạo nên nhân cách của một nhà báo lớn. Hơn 90 năm qua, dù ở bất cứ cương vị nào, nhà báo Phan Quang cũng luôn lao động sáng tạo với các thể loại báo chí, văn chương (trong dịch thuật ông còn biết đến là người dịch tác phẩm văn học nổi tiếng “Nghìn lẻ một đêm” đã được tái bản đến gần 50 lần).

Ông luôn quan niệm: “Cuộc đời viết lách của tôi giống như một cuộc hôn nhân cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, dù đang yêu người khác. Tôi yêu văn học nhưng lại làm báo, và cuối cùng trong cuộc hôn nhân lý trí này, dần dà tôi cũng tìm thấy tình yêu chân thực, và tôi đã sống hết mình, suốt đời chung thủy với nghề báo…”.

Nhà báo Phan Quang cũng đã từng trả lời: “Tôi đã để nghề báo ngập lụt cuộc đời mình” khi được hỏi về “đòn cân” giữ nghề báo và nghề văn. Ở nghề báo - nghề mà ông chung thủy suốt cuộc đời, ông đã có khái quát gói gọn trong 4 chữ theo trình tự: “Đọc - Đi - Nghĩ - Viết”. Suy ngẫm về 4 chữ này mới thấy thật sự đúc kết của ông thật thâm thúy, sâu sắc và là “sợi chỉ đỏ” để nhà báo ở mọi thời học tập, noi theo. Là một nhà báo thì phải đọc nhiều để tích lũy, trau dồi kiến thức; phải đi để hiểu về cuộc sống bên ngoài và phản ánh cũng như mang được hơi thở cuộc sống vào trong trang viết của mình; phải ngẫm nghĩ thấu đáo trước khi đặt bút viết về một vấn đề gì đó…

Trong sự nghiệp cầm bút, nhà báo Phan Quang đã xuất bản hơn 50 cuốn sách mà cuốn sách nào cũng có ăm ắp những giá trị, có nhiều điều để nói, để bàn, để nâng niu, trân trọng. Nhưng có lẽ trong những ngày tháng 6 - tháng mà chúng ta có Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6) xin được nhắc đến cuốn sách “Bác Hồ - Người có nhiều duyên nợ với báo chí” của ông do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành vào quý 1/2019. Với 35 bài báo, bài viết được lựa chọn kỹ càng, sắp đặt khéo léo ghi lại những cảm xúc chân thực, những câu chuyện có thật đã khắc họa chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua cách nhìn của ông giúp người đọc hiểu hơn về vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc - một nhà báo lớn, một người thầy của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Thông qua cuốn sách này, nhà báo Phan Quang đã giúp độc giả và nhất là những người làm báo hiểu sâu hơn tài năng báo chí của Bác Hồ, thấm thía câu nói của Bác: “Báo chí là một mặt trận, anh chị em viết báo cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Cây bút và trang giấy là vũ khí của họ…”; “Cây bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng động viên quần chúng đoàn kết, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới…”; “Ngòi bút là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà…”.

Một trong những điều mà nhà báo Phan Quang luôn trăn trở suốt những năm còn công tác cho đến hôm nay là vấn đề đạo đức báo chí. Theo ông, ai yêu nghề, quý nghề, người ấy khắc có đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức báo chí bắt nguồn từ cái tâm, cái đức của người làm báo.

Chúng ta vì nước, vì dân mà tác nghiệp, tránh không để tay bị nhúng chàm vì lợi vì danh - đơn giản có thế thôi. Đó là căn cốt. Mọi sự còn lại đều thuộc phạm vi hành nghề. Bác Hồ dạy: Bắt đầu viết bài, nhà báo hãy tự trả lời, bài này ta “Viết cho ai?”, “Viết để làm gì?” rồi mới đến “Viết như thế nào?”, hay nói theo lối nói ngày nay, báo chí cần làm sao cho “Đúng, trúng, nhanh, hay”. Lời dạy của Bác Hồ hay 4 từ đúc kết phản ánh thực chất đạo đức nghề báo.

Tấm lòng ta sáng, cái đức ta trong, ta tôn trọng sự thật, ta phụng thờ lẽ phải, ta viết báo vì lợi ích những người đọc chúng ta, đó là đạo đức. “Còn về nghiệp vụ, nếu có sai thì sửa, chẳng may vấp ngã thì ta đứng dậy, mình tự hỏi mình do đâu vấp ngã, rồi thanh thản tiến bước tiếp tục đi lên”, nhà báo Phan Quang nhấn mạnh...

Trong những ngày tháng 6 này viết về nhà báo Phan Quang, trong tôi dâng trào biết bao cảm xúc ngưỡng mộ, khâm phục, tự hào… Và tôi nghĩ rằng ngẫm về cuộc đời của những nhà báo lớn, trong đó có nhà báo Phan Quang, người làm báo hôm nay sẽ thêm một lần thấy nghề báo luôn lấp lánh những điều cao đẹp; luôn cuốn hút những trái tim giàu nhiệt huyết, đam mê; luôn là “mảnh đất màu mỡ”, lý thú, diệu kỳ chờ đợi những đôi chân bước đến và phiêu lưu cùng những hành trình sáng tạo không ngừng mà đích đến là làm cuộc sống thêm nhân văn, tốt đẹp hơn.

Dù bước vào tuổi 93 nhưng hiện nay nhà báo Phan Quang vẫn làm việc, vẫn viết lách, vẫn đau đáu với sự phát triển của nền báo chí nước nhà. Nhà báo Phan Quang thực sự là tấm gương lan tỏa những giá trị nghề, là cây đa tỏa bóng mát cho thế hệ nhà báo hôm nay và mai sau. /.

Lê Thắm - Giang Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Chelsea vs West Ham sẽ diễn ra vào lúc 03h00 ngày 4/2 ở vòng 24 Premier League 2024/25.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

(LĐTĐ) Dự báo ngày 3/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3.
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.

Tin khác

Nhân viên xe buýt giúp người bị tai nạn giao thông

Nhân viên xe buýt giúp người bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Trong quá trình vận hành tuyến buýt số 101B (Bến xe Giáp Bát - Đại Cường) nhân viên của tuyến đã phát hiện người dân bị tai nạn giao thông trên đường và dùng xe buýt đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Những “chiến binh thầm lặng” giữ phố phường sạch đẹp đón Tết

Những “chiến binh thầm lặng” giữ phố phường sạch đẹp đón Tết

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của ngày cuối năm, khi mọi nhà tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, vẫn có những người lao động thầm lặng miệt mài với công việc, góp phần giữ gìn mỹ quan cho Thủ đô. Họ là những công nhân vệ sinh môi trường, những “chiến binh thầm lặng”.
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

(LĐTĐ) Trong quá trình vận hành xe trên tuyến, đội ngũ nhân viên xe buýt tuyến 62 (lộ trình Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Thường Tín) của Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đã có nghĩa cử cao đẹp khi kịp thời hỗ trợ người đi đường gặp tai nạn giao thông đến bệnh viện cấp cứu.
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

(LĐTĐ) Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ yên tĩnh tại thôn Thanh Oai (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội), Trung tâm Dạy nghề Từ thiện Quỳnh Hoa là một nơi đặc biệt. Nơi đây là mái ấm của những con người kém may mắn – những người mang trên mình những khiếm khuyết về thể chất, nhưng tràn đầy nghị lực và khát khao được sống, được cống hiến.
Chuyện về người tuần đường mẫn cán

Chuyện về người tuần đường mẫn cán

(LĐTĐ) Công tác tại Công ty Cổ phần Công trình giao thông 2 Hà Nội từ năm 2001, anh Cao Huy Giáp (sinh năm 1977), nhân viên tuần đường Xí nghiệp sửa chữa xe máy cơ khí và dịch vụ luôn nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Là một đảng viên, anh Giáp luôn ý thức bản thân mình phải nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao, gương mẫu đi đầu trong mọi nhiệm vụ.
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

(LĐTĐ) Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

(LĐTĐ) Trong quá trình giảng dạy, việc khai thác và sử dụng kho thiết bị dạy học số góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh. Cô giáo Trần Thị Xuân Mỹ, Trường Tiểu học An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) là một điển hình trong việc khai thác hiệu quả kho thiết bị dạy học số trong giảng dạy.
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

(LĐTĐ) 22 năm gắn bó với chuyên ngành Gây mê hồi sức, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lương Thị Ngọc Vân - Phó trưởng Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã trở thành chỗ dựa vững vàng cho hàng ngàn bệnh nhân. Vượt qua bao thử thách, hy sinh, bác sĩ Vân luôn giữ vững tinh thần tận tâm, cứu chữa cho người bệnh bằng cả trái tim và trí tuệ.
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Xem thêm
Phiên bản di động