-->

Người Việt dùng linh vật Việt

Sau 3 năm thực hiện Công văn số 2662 ban hành ngày 8/8/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (TTVHDL), hiện tượng cung tiến các hiện vật không phù hợp vào di tích và sử dụng các linh vật lạ là tượng sư tử đá ngoại lai đã không còn xảy ra như trước đây. Ý thức bảo vệ di sản văn hóa của cả nước nói chung và Thủ đô nói riêng đã nhận được sự đồng thuận cao của dư luận xã hội. 
nguoi viet dung linh vat viet Chung tay khôi phục dòng tranh dân gian của Thủ đô
nguoi viet dung linh vat viet Để linh vật Việt đến gần công chúng
nguoi viet dung linh vat viet Động lực cho các làng nghề chế tác biểu tượng truyền thống

Các di tích có sự chuyển biến mạnh mẽ

Trở lại thời điểm khoảng 10 năm trước đây, đã có một phong trào cung tiến ồ ạt các hiện vật lạ vào các chùa, đền, miếu... ở nước ta. Tuy vậy, người dân cung tiến lẫn những người quản lý ở các đền, miếu lại thiếu kiến thức để phân biệt được đâu là linh vật ngoại lai, đâu là linh vật thuần Việt. Điều này đã làm dấy lên những quan ngại về một cuộc “xâm lăng, lai căng văn hóa”. Việc Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tham mưu để Bộ VHTTDL ban hành Công văn số 2662 về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, đã nhận được sự đồng thuận cao của dư luận xã hội.

Là địa phương có khối lượng di tích lớn nhất cả nước , Hà Nội cũng đứng trước vấn đề có không ít hiện vật lạ, chưa phù hợp với văn hóa, mỹ thuật Việt Nam đã và đang hiện diện ở nhiều di tích. Nhận thấy đây là vấn đề quan trọng, liên quan đến nhận thức của cộng đồng trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống. Thành phố Hà Nội đã có các văn bản chỉ đạo để triển khai thực hiện tới các quận, huyện, thị xã. Cùng với cả nước, sau 3 năm thực hiện chủ trương không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật trái với thuần phong mỹ tục, việc trả lại không gian văn hóa thuần Việt cho các di tích trên địa bàn thành phố đã có chuyển biến mạnh mẽ, góp phần khơi dậy ý thức bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc.

nguoi viet dung linh vat viet
TS Trần Hậu Yên Thế trong chuyến đi khảo sát linh vật Việt.

Theo báo cáo số liệu năm 2014 của Sở VHTTDL Hà Nội có 27/30 quận, huyện có hiện vật lạ với tổng số là 435 hiện vật. Tuy nhiên, sang năm 2015 là bước chuyển giai đoạn quan trọng trong việc thực hiện Công văn 2662 từ vận động, tuyên truyền, người dân đã tự nguyện di dời linh vật ngoại lai, thay thế bằng linh vật Việt. Cụ thể, tại di tích lịch sử cấp Thành phố đình làng thôn Trạch Xá (Ứng Hòa, Hà Nội), nhân dân địa phương đã tổ chức di dời đôi sư tử đá kiểu Trung Quốc ra khỏi di tích, đồng thời đặt cặp nghê phục dựng theo mẫu nghê thế kỷ XVII vào thế chỗ. Sự kiện này đã trở thành sự kiện văn hóa tiêu biểu của năm và được các cấp chính quyền đánh giá rất cao.

Ông Trương Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội cho biết: “Đáng mừng là từ khi ra Công văn 2662 đến nay, các quận, huyện, thị xã đã thực hiện tốt việc kiểm tra, hướng dẫn các địa phương tiếp nhận công đức nên đã không có phát sinh thêm trường hợp di tích nào đưa linh vật cũng như đồ thờ không đúng với truyền thống của người Việt vào di tích. Ngoài ra, việc kiên trì vận động di chuyển “hiện vật lạ” tại nhiều địa phương đã có kết quả tốt như: Vận động di dời đôi sư tử đá tại đền Bia Bà (Hà Đông), đền Và (Sơn Tây), chùa Hà (Cầu Giấy), Miếu Đầm (Bắc Từ Liêm), chùa Vẽ (Bắc Từ Liêm), Chùa Tảo Khê (Ứng Hòa), Bích Câu Đạo Quán (Đống Đa)…Sở VHTT cũng đưa nội dung kiểm tra việc thực hiện di chuyển, ngăn ngừa đưa những linh vật ngoại lai không đúng với thuần phong mỹ tục của người Việt vào các di tích trở thành một trong những tiêu chí chấm điểm thi đua 30 đơn vị quận, huyện thị xã về công tác quản lý di tích hàng năm (từ năm 2014 đến 2017).

Chung tay bảo vệ di sản

Bên cạnh tăng cường công tác quản lý của các cấp, ngành trên địa bàn Thành phố, nhân dân Thủ đô đã có nhiều hoạt động chung tay bảo vệ di sản văn hoá. Nhiều nhà nghiên cứu, các phóng viên, giáo viên và các bạn trẻ yêu văn hóa truyền thống đã tìm hiểu, nghiên cứu, tuyên truyền quảng bá về các biểu tượng, linh vật thuần Việt. Ví như, nhóm Đình làng Việt và các nghệ nhân đã tổ chức triển lãm chuyên đề “Linh vật Việt” tại Bảo tàng Hà Nội, trưng bày hơn 200 hình ảnh linh vật gồm: Rồng, phượng, ghê, lân, sư tử, hổ, ngựa, voi, hạc, voi, chó, rùa, cá… được nghiên cứu, sưu tầm tại các di tích.

Hay mới đây nhất, TS Trần Hậu Yên Thế đã ra mắt công trình nghiên cứu “Phác họa Nghê- gã linh vật bên rìa” (Nhìn từ đền Vua Đinh, Vua Lê) là những phác thảo đầu tiên về chân dung một trong những linh vật quan trọng bậc nhất của người Việt. Sách dày 332 trang với 554 hình và ảnh tư liệu, bắt đầu từ những con nghê ở đền Vua Đinh, Vua Lê rồi mở rộng tầm nhìn đến các vùng miền khác. Có thể thấy, linh vật nghê có mặt ở đền miếu, lăng tẩm, đình chùa, từ thường dân cho đến cả chốn hoàng cung.

Hay với tư cách là một cơ sở đào tạo về quản lý di sản văn hóa, Khoa Di sản văn hóa – Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã và đang triển khai tích cực nội dung tinh thần công văn này vào các môn học thuộc khối kiến thức bảo tồn di tích lịch sử văn hóa. Đầu năm 2015, các giảng viên phụ trách môn học đã lồng ghép nội dung tinh thần công văn 2662 vào nội dung từng bài giảng cụ thể.

Em Bùi Đình Nam (sinh viên lớp Bảo tàng 32A) cho biết: “Ngoài thời gian học lý thuyết trên lớp, chúng em thường xuyên tổ chức các nhóm sinh viên đi học thực tế tại di tích, mỗi nhóm khoảng 10 bạn đến 15 bạn. Trong năm học 2015 - 2016, chúng em đã tổ chức được 15 đợt học thực tế tại các di tích ở thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, xa nhất là tỉnh Phú Thọ, Thái Bình, Nam Định. Năm 2017, chúng em đã tổ chức đi được 8 chuyến thực tế tập trung ở các huyên Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phương, Quốc Oai, Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ… Đền di tích ngoài việc học kiến thức về di tích, chúng em cũng quan sát, tìm kiếm và nói chuyện với đại diện người dân địa phương về tượng linh vật hiện đang đặt tại di tích. Từ đó cũng đưa ra những giải thích về linh vật Việt khác với linh vật truyền thống, giúp cho họ hiểu được bản chất vấn đề này để ngăn chặn kịp thời việc người dân cung tiến linh vật ngoại lai vào không gian di tích”.

Sự hưởng ứng của cộng đồng đã góp phần nâng cao ý thức bảo tồn, kế thừa, phát triển những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Giúp cho nhận diện rõ hơn những giá trị mỹ thuật, giá trị văn hoá, giá trị biểu tượng của linh vật và đưa linh vật Việt xích lại gần hơn với công chúng, phát huy tinh thần yêu nước và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Xem thêm
Phiên bản di động