Người về nhớ phố thị không?
Sắc hoa màu nhớ Mùa bàng thay lá |
Từ bao đời, phố cởi mở và bao dung với tất cả phận người, đặc biệt là những phận người tha hương. Lớp trước, lớp sau, người người rời quê tìm đường ra phố. Phố mở lòng, chào đón bằng tất cả sự chân thành. Phố chẳng chê khinh kẻ nghèo, phố chẳng quàng kẻ giàu sang.
Bởi phố hiểu rằng, bất luận thế nào, bất luận là ai, hễ tìm đến phố, kiểu gì người cũng đang mang trong mình những khát vọng, dẫu mong manh, dẫu mơ hồ, nó vẫn là con đường của ước mơ, người gửi hồn vào phố thị.
![]() |
Ảnh: Khánh Huy |
Nhưng rồi phố biết, cuộc đời muôn vạn nẻo. Như một lẽ tự nhiên, sau những bôn ba nơi lòng phố thênh thang, những ngày cuối năm, người lại bâng khuâng, lại nôn nao thổn thức, gác lại hết nhọc nhằn mưu sinh rong ruổi, người hối hả quay về chốn quê nhà bình yên, dẫu cung đường còn xa còn ngái.
Phố mừng cho người, được về quê ăn Tết. Người tay xách, nách mang, xe lăn bánh rời bến, tàu hụ còi rời sân ga, để lại phố lặng lẽ, chông chênh. Bao mùa mai nở, bao mùa đào sang, phố vẫn mãi chưa quen cảnh chia tay, cứ bị dùng dằng nửa thương nửa nhớ, cứ ngẩn ngơ, bịn rịn và lưu luyến.
Ngày tạm biệt, người trao ánh mắt như một lời ước hẹn. Chỉ vài hôm thôi, rồi người trở lại, người gieo vào phố một niềm hy vọng: Sau những ngày hạnh phúc trong vòng tay ấm áp, đoàn viên bên mẹ bên cha, người lại mơ về phố. Nay đã ra Giêng, người biết hay chăng, phố vẫn chờ vẫn đợi.
Đợi một ngày đầu xuân còn bảng lảng hơi sương, trên khắp các nẻo đường vẫn còn cờ hoa rực rỡ, tạm biệt nơi chôn nhau cắt rốn, người sẽ về thành đô như một trật tự vốn có. Hành trang mang theo là bao thức quà quê, nào là bánh, là rau, là gạo… hay cả những giỏ xách với chú gà trống thật đẹp để dành cho mâm cúng khấn vái đất trời đầu năm mới theo tập tục ngàn xưa. Đủ cả, người gói ghém tình quê cùng cả khung trời da diết, người cất vào lồng ngực những lời dặn dò chất chứa thương yêu. Người sẽ lại sà vào lòng phố, để được phố chở che.
Ngày qua tháng lại, đều đặn như vòng quay của chiếc kim đồng hồ tích tắc, người làm người ăn cùng phố, người sẽ vui sẽ buồn cùng phố. Biết mấy nắng mưa, phố với người sẽ lại khóc cười có nhau. Ngần ấy thời gian, gần gần gũi gũi, là tình là nghĩa, hẳn rằng sẽ nồng nàn vời vợi. Nên phố vẫn mãi nhớ mong người, như người yêu mong nhớ người yêu, trong thao thức, trong bổi hổi bồi hồi. Người ơi, người à, người về nhớ phố thị không?
An Nhân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Sắp diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025

Quận Hoàn Kiếm chú trọng công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sẻ chia để cùng nâng cao chất lượng dạy - học

Futsal nữ Việt Nam gặp Hồng Kông (Trung Quốc): Khởi đầu cho giấc mơ World Cup

Chi tiết 35 thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến người dân được làm tại công an xã

Inter Milan ngược dòng nghẹt thở, loại Barcelona để tiến vào chung kết Champions League
Tin khác

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô
Văn hóa 06/05/2025 19:41

"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107
Văn hóa 04/05/2025 13:14

Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5
Văn hóa 03/05/2025 19:21

Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"
Văn hóa 02/05/2025 13:18

Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động
Văn hóa 01/05/2025 11:22

Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4
Văn hóa 30/04/2025 09:21

Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử
Văn hóa 30/04/2025 06:59

Cùng lan tỏa tình yêu đất nước
Văn hóa 30/04/2025 06:34

Chuỗi chương trình âm nhạc dân tộc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Văn hóa 29/04/2025 21:03

Ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai" nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Văn hóa 29/04/2025 19:00