Cụ bà 72 tuổi rơi vào nguy kịch sau khi tự ý uống paracetamol quá liều
Paracetamol có thể gây ngộ độc nghiêm trọng Paracetamol không có tác dụng trị cảm cúm Bộ Y tế: Thông tin về thuốc có chứa hoạt chất paracetamol dạng giải phóng biến đổi |
Bà T được chẩn đoán ngộ độc paracetamol do uống quá liều thuốc này để trị đau đầu. Theo người nhà, bà T bị tiểu đường hơn 10 năm, đang uống thuốc điều trị đều đặn. Bà cũng hay bị đau đầu. Dù khám nhiều lần không rõ bệnh, bà vẫn tự mua thuốc uống. Mỗi khi đau đầu, bà thường tự ý uống paracetamol cùng vài loại thuốc bổ não không theo đơn bác sĩ.
![]() |
Bệnh nhân T đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. |
Tối 21/5, bà T đau đầu dữ dội. Nghĩ là đau đầu như mọi khi, bà tự uống vài viên paracetamol. Nhưng không đỡ, bà lại uống thêm. Người nhà cho biết (thông tin chưa kiểm chứng) bà đã uống tổng cộng khoảng 20 viên paracetamol. Khoảng 30 phút sau, bà bị mềm người, tay chân rũ rượi, không cử động được. Thấy bất thường, người nhà vội đưa bà vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cấp cứu ngay trong đêm.
Rất may, bà T được rửa ruột và cấp cứu kịp thời, nên gan và các nội tạng khác chưa bị tổn thương. Hiện sức khỏe bà đã ổn định, ăn uống và đi lại bình thường.
Bác sĩ Trần Văn Bắc (Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, paracetamol (acetaminophen) là thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến. Thuốc dùng khi đau nhẹ đến vừa, sốt do cảm lạnh hoặc cảm cúm. Thuốc này dễ mua, không cần đơn và khá an toàn nếu dùng đúng liều. Tuy nhiên, lạm dụng hoặc quá liều paracetamol có thể gây ngộ độc nặng, nhất là tổn thương gan, thậm chí suy gan cấp nếu không cấp cứu kịp.
Bác sĩ Trần Văn Bắc khuyên người dân không tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa rõ nguyên nhân. Uống liền nhiều viên hoặc dùng chung các thuốc cùng chứa paracetamol rất dễ gây quá liều mà không biết. Nếu có dấu hiệu nghi ngộ độc thuốc (buồn nôn, mệt lả, đau tức vùng gan, vàng da, lú lẫn...), cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế. Đặc biệt, người cao tuổi, người có bệnh nền (tiểu đường, tim mạch, gan, thận) cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ thuốc nào, kể cả thuốc không kê đơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Cần xử lý dứt điểm các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư

Công chức xin thôi việc được trợ cấp 1,5 tháng lương hiện hưởng cho mỗi năm đóng BHXH

Ngày đầu phân làn đường Võ Chí Công: Giao thông thuận lợi

Thống nhất thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và khu công nghiệp Hà Nội

Chế độ lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức sau sáp nhập

Tập đoàn Đèo Cả muốn làm tuyến metro số 2

Hà Nội sẵn sàng các phương án phòng ngừa và ứng phó với mùa mưa bão
Tin khác

Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi
Y tế 08/07/2025 17:44

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố
Y tế 06/07/2025 19:02

Kê đơn thuốc dài ngày theo Thông tư 26: Bước tiến vì người bệnh mạn tính
Y tế 05/07/2025 17:32

Vắc xin não mô cầu thế hệ mới bảo vệ người cao tuổi và trẻ nhỏ
Y tế 04/07/2025 17:04

Cảnh báo tai nạn do sét đánh gây ra
Y tế 03/07/2025 15:58

Cảnh báo biến chứng nguy hiểm do băng huyết muộn sau sinh
Y tế 03/07/2025 15:24

190 thiết bị y tế loại A và B bị thu hồi số công bố tại Hà Nội
Y tế 03/07/2025 12:14

Bộ Y tế thu hồi nhiều loại mỹ phẩm, kem đánh răng vi phạm
Y tế 03/07/2025 11:25

Từ 1/7/2025: Tăng quyền lợi, mức hưởng cho người bệnh BHYT
Y tế 02/07/2025 22:53

Bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội triển khai bệnh án điện tử
Y tế 02/07/2025 19:12