Người trẻ Hà Nội góp sức bảo vệ môi trường xanh
Góp sức trẻ tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu Người phụ nữ dành trọn tâm huyết cho khoa học Từ 2025 sẽ sử dụng xe buýt điện để bảo vệ môi trường |
Nhiều cách bảo vệ môi trường
Trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nan giải, nồng độ bụi, khí thải CO2 ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Trước tình trạng đó, tại Hà Nội đã và đang có nhiều tổ chức chung tay thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, như cải thiện chất lượng không khí, quản lý rác thải, giảm rác nhựa, sống xanh… vì một Hà Nội khỏe mạnh và đáng sống.
Trên địa bàn Thành phố, hiện có nhiều hình thức và mô hình bảo vệ môi trường thành công với sự tham gia tích cực của cộng đồng, các cơ quan đơn vị, đặc biệt là sự tham gia của nhiều người trẻ. Là thế hệ tương lai, không ít người trẻ Thủ đô đang thể hiện mối quan tâm và trách nhiệm của mình với cộng đồng và xã hội bằng nhiều cách, trong đó có những chiến dịch về môi trường cả trên online lẫn ngoài đời thực. Nhiều bạn trẻ không dùng ống hút nhựa, luôn mang theo bình đựng nước tái sử dụng, chọn xe điện... góp phần kiến tạo một hành tinh xanh, sạch.
Nhiều hoạt động nhằm chung tay bảo vệ môi trường của tuổi trẻ phường Xuân Đỉnh. |
Mới đây, tại Ủy ban nhân dân phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), nhiều bạn trẻ đã đến mang theo phế liệu để đổi lấy cây xanh cùng những vật dụng xinh xắn, thân thiện môi trường. Từ những chai lọ bỏ đi và những bìa catton, giấy vụn… bạn Lê Thị Hà (20 tuổi, phường Xuân Đỉnh) đã đổi được rất nhiều cây xanh trồng trong những chậu sứ xinh xắn.
Hà cho biết, khi biết có chương trình đổi phế liệu lấy cây, đồ dùng thân thiện, Hà đã rủ bạn bè mình cùng tham gia ngay. “Nhà em bình thường vốn rất nhiều các chai lọ, sạch, báo cũ. Sau 3 ngày thu gom giấy, chai nhựa, em đã đổi được nhiều cây xanh. Em rất vui khi được tham gia bảo vệ môi trường”, Hà bày tỏ.
Không chỉ có bạn trẻ, nhiều “bà nội trợ” của các gia đình tại Hà Nội cũng đã hào hứng mang rác thải hàng ngày đến đổi quà, trong đó có rất nhiều đồ dùng thân thiện như rổ rá nhôm, làn nhựa…
Chỉ trong buổi sáng chủ nhật, các bạn trẻ ở phường Xuân Đỉnh đã thu về gần 1 tấn phế liệu. Số rác thải này được sàng lọc để lấy những vật dụng còn dùng được, tái chế thành những chậu trồng hoa trưng bày trên các con đường hoa thanh niên làm đẹp cảnh quan môi trường; hoặc thành những đồ chơi ở trường học; đồ dùng trong gia đình. Số còn lại được bán để lấy tiền mua các vật dụng thân thiện với môi trường đổi cho người dân.
Bí thư Đoàn phường Xuân Đỉnh Dương Minh Tuấn cho biết, thời gian vừa qua, các bạn đoàn viên, thanh niên trên địa bàn phường đã thực hiện việc thu gom phế liệu, đổi lấy cây, tái chế sản phẩm từ phế liệu thành các vật dụng trang trí, trồng cây, cắm hoa… Sau đó, các bạn trẻ lại tự tay tái tạo ra những đồ dùng nhỏ nhắn, xinh xắn từ vỏ chai nhựa, phế liệu bỏ đi.
“Thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ chung tay chống rác thải nhựa, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn phường cùng với các chị em, các cô trong Hội Phụ nữ của đã phường tổ chức phát động phong trào chống rác thải nhựa, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6), Ngày Chủ nhật xanh - Giảm rác thải nhựa - Vì sức khoẻ cộng đồng”, anh Dương Minh Tuấn chia sẻ.
Xung kích bảo vệ môi trường
Trước đó, tại huyện Thường Tín, việc chung tay bảo vệ môi trường của người trẻ cũng diễn ra rất sôi nổi. Tại xã Hà Hồi, các bạn trẻ đã tổ chức vệ sinh, bóc xóa quảng cáo rao vặt trái phép, sơn lót chân cột điện trên tuyến đường “Thanh niên tự quản”. Hoạt động này đã góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân; Góp phần chung tay xây dựng cảnh quan nông thôn mới nâng cao của quê hương Hà Hồi thêm sáng - xanh - sạch - đẹp.
Chị Trần Thị Hà, người dân xã Hà Hồi cho biết: “Nhờ đoàn viên, thanh niên, tuyến đường sạch đẹp hơn. Vì vậy, bà con cũng bảo ban nhau gìn giữ vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định... để xây dựng xã thành miền quê đáng sống”.
Được biết, trong thời gian vừa qua, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình hành động và các kế hoạch tổ chức tuyên truyền vận động và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa… Tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức từ đó thay đổi hành vi cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi và nhân dân trong việc bảo vệ môi trường.
Nhiều con đường bích họa được những người trẻ trên địa bàn Thủ đô chung tay thực hiện. |
Trong đó, nhiều mô hình về bảo vệ môi trường thiết thực đã được triển khai, cụ thể: Mô hình “Thanh niên tham gia trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn”; Mô hình “Tuyến sông an toàn, sạch, đẹp”; Mô hình “Làng xã sáng - xanh - sạch - đẹp”; Mô hình “Tuyến phố tự quản xanh - sạch - đẹp - an toàn - văn minh - nghĩa tình”; Mô hình “Khu phố không rác”; Mô hình “Văn phòng xanh, cơ quan xanh”...
Xây dựng, duy trì và nhân rộng các đội thanh niên tình nguyện trong các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường, nguồn nước như: “Thanh niên bảo vệ môi trường dòng sông quê hương”, “Thanh niên bảo vệ môi trường làng nghề truyền thống”...
Thành đoàn Hà Nội đã chỉ đạo các cơ sở thực hiện các mô hình, công trình, phần việc thanh niên thiết thực, hiệu quả như: Mô hình biến điểm tập kết rác thành vườn hoa, mô hình Con đường bích họa, tranh tường bích họa, đường hoa thanh niên, mô hình Bốt điện nở hoa, mô hình Rừng cây thanh niên, Rừng cây măng non, Tuyến đường văn minh…
Theo đó, toàn Đoàn đã hoàn thành được 598 công trình “Con đường bích họa, tranh tường bích họa” với tổng diện tích 21.426m2 từ nguồn kinh phí xã hội hóa hơn 6 tỷ đồng; 225 công trình “đường hoa thanh niên”, “hàng cây thanh niên” với tổng chiều dài 85.780m từ nguồn xã hội hoá trên 4 tỷ 245 triệu đồng.
Tiêu biểu là các công trình “tranh tường bích hoạ” thôn Tây Xá, xã Hoàng Kim, huyện Mê Linh với tổng giá trị 100 triệu đồng, công trình “tranh tường bích hoạ” tại xã Hiền Ninh với tổng giá trị trên 120 triệu đồng, công trình “tranh tường bích hoạ” khu vực gần đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ có tổng giá trị 100 triệu đồng; công trình “đường hoa thanh niên” tại khu dân cư K1, K2 khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên với chiều dài 1.500m, tổng giá trị 200 triệu đồng. Đồng thời, trang trí 985 tủ điện; sửa chữa, xây mới 1.104 nhà vệ sinh thân thiện với tổng trị giá gần 22 tỷ đồng...
Có thể nói, môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Vì vậy, mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta bằng những việc làm cụ thể và thiết thực.
Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng với việc Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 có hiệu lực thi hành. Đây là giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong việc bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu cao nhất cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế bền vững. Do vậy, mỗi người cần tiếp tục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường từ những việc làm cụ thể, thiết thực. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30