Người phụ nữ dành trọn tâm huyết cho khoa học
Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ đợt 6 Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật cao |
Hết lòng vì sự phát triển của Thủ đô
Bất cứ ai tiếp xúc với PGS.TS Bùi Thị An đều cảm nhận được bầu nhiệt huyết và đam mê với công việc của bà. Năm nay đã gần 80 tuổi nhưng PGS.TS Bùi Thị Anh vẫn giữ tác phong nhanh nhẹn. Trong suốt quá trình công tác, bà Bùi Thị An đã có nhiều đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô và sự tiến bộ của phụ nữ Hà Nội, đem lại lợi ích quý báu cho cộng đồng và xã hội.
Bà Bùi Thị An sinh năm 1943 trong một gia đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp khoa Hóa, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), bà An về công tác tại Viện Khoa học tự nhiên (nay là Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam).
PGS.TS Bùi Thị An, nữ trí thức tiêu biểu của Hà Nội. |
Trong công việc, PGS.TS Bùi Thị An luôn là chuyên gia “ba trong một” về môi trường; phát triển cộng đồng; giám sát, đánh giá dự án, giảng bài về môi trường và phát triển cộng đồng. Năm 1983, bà Bùi Thị An làm nghiên cứu sinh và lấy bằng Tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Cộng hòa dân chủ Đức. Trong hơn 33 năm công tác tại Viện Khoa học tự nhiên, bà Bùi Thị An có cơ hội được học và làm việc với nhiều người thầy, nhiều nhà khoa học lỗi lạc, tài ba. Họ không chỉ truyền thụ kiến thức, phương pháp, niềm say mê khoa học, mà cả cách đối nhân xử thế và đạo đức nghề nghiệp.
Sau khi nghỉ hưu, PGS.TS Bùi Thị An tiếp tục “bận rộn” với công tác xã hội. Là đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2004-2011) và đại biểu Quốc hội khóa XIII (2011-2016) của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, bà đã dồn nhiều tâm sức và thời gian tham gia các hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của Thủ đô và đất nước.
PGS.TS Bùi Thị An chia sẻ: “Trở thành đại biểu dân cử là một vinh dự rất lớn nhưng cũng mang rất nhiều trọng trách. Để trở thành người đại biểu dân cử thực sự xứng đáng thì việc đầu tiên là xác định phải hết lòng vì dân. Ngoài việc đủ tầm, đủ tâm thì trong cách làm luôn phải xác định là đại biểu được dân chọn, dân bầu thì luôn phải đặt lợi ích của người dân lên đầu tiên, thể hiện được nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đại biểu phải biết tiếp nhận phản ánh của cử tri, chủ động kiến nghị với các cấp có thẩm quyền giải quyết. Nếu là vấn đề có sự ảnh hưởng rộng lớn hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới nhân dân ở nhiều vùng, nhiều địa phương thì phải kiên quyết phát biểu tại Quốc hội, chất vấn các tư lệnh ngành và kiên quyết giám sát”.
Trong nhiệm kỳ của mình, đại biểu Bùi Thị An đã có nhiều chất vấn, ý kiến thẳng thắn trên diễn đàn Quốc hội và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng cử tri, nhân dân cả nước. Còn nhớ, tại phiên thảo luận về Dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi), kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, bà Bùi Thị An đã thẳng thắn chỉ ra sự lãng phí, không tiết kiệm của một số cán bộ Nhà nước: “Không phải đi xe sang là có tầm đâu, nhiều đồng chí cán bộ cao cấp giản dị, nhưng cũng có một số người còn nặng về hình thức. Đề nghị tăng giám sát, công khai chế độ trong phạm vi nào đó để mọi người giám sát”.
Bức xúc về tình trạng lãng phí, bà Bùi Thị An nhận định, đất nước còn nghèo nhưng tình trạng lãng phí lại rất phổ biến. Dân nghèo nhưng tổ chức cưới phải hoành tráng rồi còng lưng đi làm trả nợ. Cán bộ thay đổi chức vụ là thay đổi xe mới. Cũng chính vì những chất vấn, góp ý thẳng thắn trên nghị trường nên bà Bùi Thị An chia sẻ, trong quá trình là đại biểu Quốc hội không ít lần bà gặp những gợi ý của trưởng ngành đề nghị phát biểu nhẹ nhàng hơn, thậm chí là xin không chất vấn.
Nữ trí thức tiêu biểu của Hà Nội
Hiện tại, với vai trò là Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng, PGS.TS Bùi Thị An vẫn tham gia nhiều hoạt động khoa học nghiệp vụ, phát triển cộng đồng và bình đẳng giới, phục vụ cho sự phát triển bền vững của Thủ đô. Bà cũng tham gia nhiều dự án, đề tài khoa học về vấn đề xã hội, nông nghiệp, nông thôn, như: Xử lý ô nhiễm nước hồ Thành Công bằng phương pháp sinh học và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư sống quanh hồ; xử lý ô nhiễm nước hồ Văn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, bảo đảm độ sạch bền vững...
PGS.TS Bùi Thị An (thứ 2 từ phải qua) hết lòng vì sự phát triển của Thủ đô. |
Thời gian qua, PGS.TS Bùi Thị An còn là Chủ nhiệm đề tài của nhiều dự án về môi trường Thủ đô, như: Xác lập cơ sở khoa học để xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch sinh thái nông nghiệp tại xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ; điều tra, đánh giá chất lượng nguồn nước tưới các vùng rau màu ngoại thành Hà Nội và đề xuất các giải pháp tạo nguồn nước tưới an toàn; điều tra mức độ ô nhiễm môi trường nước sinh hoạt của Hà Nội và đề ra các giải pháp xử lý… Ngoài ra, bà còn tích cực tham gia giám sát trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; góp ý vào Bộ luật Lao động sửa đổi, công tác bình đẳng giới...
Đặc biệt, với vai trò là Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội, từ năm 2013 đến nay, PGS.TS Bùi Thị An đã tích cực đóng góp cho sự phát triển của Hội, luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ… Hội Nữ trí thức Hà Nội là nơi tập hợp, quy tụ, phát huy trí tuệ, tâm huyết của đội ngũ nữ trí thức Thủ đô làm việc trên tất cả các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, khoa học quản lý... Bằng tài năng, trí tuệ, nghị lực, niềm đam mê khoa học, PGS.TS Bùi Thị An cùng Hội Nữ trí thức Hà Nội đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung.
Thông qua những hoạt động của mình, PGS.TS Bùi Thị An và Hội Nữ trí thức đã thu hút, tạo điều kiện để chị em hội viên nâng cao năng lực, kiến thức. Tạo điều kiện cho nữ trí thức Thành phố gắn kết, hỗ trợ nhau phát huy trí tuệ, năng lực của mình tham gia đề tài khoa học, tư vấn, phản biện chính sách, góp phần vào sự hoàn thiện của bản thân, gia đình và xã hội. Đặc biệt, những việc làm thiết thực của các hội viên Hội Nữ trí thức Hà Nội nhiệm kỳ vừa qua đã khẳng định vai trò đi đầu, nòng cốt của nữ trí thức cùng với phụ nữ Hà Nội trong sự nghiệp bình đẳng giới, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.
Với những đóng góp to lớn, PGS.TS Bùi Thị An đã được nhận nhiều Bằng khen của Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, danh hiệu “Trí thức tiêu biểu vì sự phát triển Thủ đô” (năm 2017) và danh hiệu “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu” (năm 2021)… |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29