--> -->

Góp sức trẻ tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài, có tính cấp bách đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, để bảo vệ môi trường sống và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cần có sự đóng góp công sức của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ.
Chuỗi giá trị không phát thải khí nhà kính - góp phần hạn chế biến đổi khí hậu Hợp tác thúc đẩy phát triển tài chính xanh bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu Hà Nội: Các tổ chức tôn giáo Thành phố chung tay bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu

Sáng 19/7, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giai đoạn 2019-2022.

Thông qua việc triển khai Đề án, các cấp bộ Đoàn đã đạt được các kết quả nổi bật như: 390.608 vườn ươm được triển khai mới; 94.831 Chi đoàn dân cư đăng ký triển khai thực hiện “Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp”; toàn đoàn tổ chức được 8.028 lớp tập huấn nâng cao năng lực về các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu với 680.235 đoàn viên thanh niên tham gia; triển khai 1.572 công trình thanh niên cấp tỉnh và 12.700 công trình thanh niên cấp huyện về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Góp sức trẻ tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
Đồng chí Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn cho biết, tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam.

Bên cạnh đó, 6.730 ý tưởng khởi nghiệp, mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã được triển khai mới; 1.052 nhà tránh lũ được xây dựng mới; nguồn lực triển khai đề án từ nguồn ngân sách nhà nước là 53,339 tỷ đồng, nguồn xã hội hóa là 122,036 tỷ đồng.

Về việc thực hiện các chỉ tiêu đề ra: Hằng năm, 100% tổ chức Đoàn các cấp tổ chức ít nhất 1 hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; 100% chi đoàn trên địa bàn dân cư đăng ký đảm nhận và triển khai thực hiện “Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp”.

Các cấp bộ Đoàn triển khai hiệu quả Chương trình “Vì một Việt Nam xanh”, tổ chức trồng mới 30 triệu cây xanh; tổ chức 8.000 lớp tập huấn, nâng cao năng lực về các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho đoàn viên, thanh niên; triển khai thực hiện 200 công trình thanh niên cấp tỉnh, 1.600 công trình thanh niên cấp huyện về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hỗ trợ 1.000 ý tưởng khởi nghiệp, các mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; hỗ trợ xây dựng 250 nhà tránh lũ cho các hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực miền Trung.

Góp sức trẻ tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
Mô hình Cá ăn rác đặt tại các bãi biển vừa tạo cảnh quan, vừa giúp thu gom rác thải, bảo vệ môi trường.

Cùng với đó là sự vào cuộc của các Bộ, ban, ngành và các đơn vị từ Trung ương tới địa phương. Trong giai đoạn này Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng kết Chương trình phối hợp số 36/CTPH-TƯĐTN-BTNMT ký ngày 30/3/2017 và đề ra các nội dung cho chương trình phối hợp trong giai đoạn tới.

Trong đó, tập trung vào các giải pháp giúp làm giảm các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; duy trì, cải thiện chất lượng và vệ sinh môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, thúc đẩy bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên; chủ động bảo vệ môi trường để góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính; thực hiện Đề án của Thủ tướng chính phủ phấn đấu tới năm 2025 trồng mới đạt 1 tỷ cây xanh…

Có thể thấy, trong những năm qua, với phương châm hướng về cơ sở, tập trung cho cơ sở, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp và tuổi trẻ cả nước đã có nhiều hoạt động thiết thực tham gia bảo vệ môi trường. Đặc biệt, Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giai đoạn 2019-2022 đã góp phần làm cho thanh thiếu nhi và cộng đồng hiểu rõ lợi ích; nâng cao ý thức, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên và cộng đồng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Điển hình là một số mô hình tiêu biểu trong hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa như: Mô hình Cá ăn rác đặt tại các bãi biển vừa tạo cảnh quan, vừa giúp thu gom rác thải, bảo vệ môi trường; mô hình Chợ dân sinh, chung cư giảm rác thải nhựa...

Hưởng ứng chương trình Vì một Việt Nam xanh đã triển khai nhiều mô hình tạo nguồn cây xanh như: Mô hình vườn đoàn, vườn ươm, vườn cây sinh kế nhằm tạo nguồn cây xanh cho các hoạt động của đoàn và màn lại lợi ích về kinh tế hỗ trợ đoàn viên thanh niên.

Mô hình bảo vệ môi trường như: Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn 2019-2022, Trung ương Đoàn đã triển khai 6 mô hình điểm tại 6 tỉnh, thành đoàn và nhân rộng trên toàn quốc. Thông qua mô hình hướng dẫn đoàn viên, thanh niên ứng dụng phương pháp vi sinh bản địa nhằm xử lý ô nhiễm môi trường tại địa phương và phát triển sinh kế từ rác mang lại hiệu quả về mặt xã hội và kinh tế.

Góp sức trẻ tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
Mô hình "Con đường màu xanh" nhằm chủ động bảo vệ môi trường.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn cho biết, tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam.

Các cấp bộ Đoàn phải xác định việc tuyên truyền, vận động, huy động thanh niên tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những trọng tâm công tác lớn của tổ chức Đoàn không chỉ trong giai đoạn 2019-2022 mà còn trong những giai đoạn tới, thực hiện đồng bộ, lâu dài và sáng tạo nhằm đạt hiệu quả cao.

“Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đoàn, tôi ghi nhận những ý kiến tâm huyết của các đồng chí tại Hội nghị ngày hôm nay. Đề nghị Ban Thanh niên nông thôn nghiên cứu, tổng hợp, tiếp thu đầy đủ nội dung các ý kiến phát biểu tại Hội nghị để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả triển khai Đề án”, đồng chí Ngô Văn Cương cho biết.

Ngày 17/7/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 894/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2019-2022”. Đề án góp phần làm cho thanh thiếu nhi và cộng đồng hiểu rõ lợi ích của bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên... góp phần thực hiện hiệu quả các nội dung trong chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Sáng 24/7, Trung đoàn Không quân 916 (Sư đoàn Không quân 371) đã nhanh chóng triển khai tổ bay mang theo các phương tiện cứu hộ, cứu nạn và hàng hóa vào miền Trung thực hiện nhiệm vụ chống lũ.
Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước ngày 31/10, Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tổ dân phố.
“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

Tập 38 của “Dịu dàng màu nắng” tiếp tục đưa khán giả đến những cung bậc cảm xúc sâu sắc khi bí mật chôn giấu bấy lâu của Nam bị phanh phui, đẩy mối quan hệ giữa Lan Anh và Xuân Bắc vào một khúc quanh đầy giằng xé.
Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Hôm nay (24/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm trong phiên thứ tư liên tiếp, trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi sát sao diễn biến của các cuộc đàm phán thương mại, bao gồm cả thỏa thuận thuế quan giữa Mỹ và Nhật Bản, trước khi dữ liệu dự trữ dầu thô của Mỹ được công bố. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,19 USD/thùng, giảm 0,61%, giá dầu WTI ở mốc 64,91 USD/thùng, giảm 0,63%
Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố (bị ảnh hưởng do đợt bão, mưa lũ vừa qua) tập trung triển khai các biện pháp cần thiết để giảm thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp, kịp thời tiêu úng, chống ngập bảo vệ diện tích lúa mới cấy, hoa màu và cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) vừa thông tin về kết quả chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Quốc tế (IPhO) năm 2025 được tổ chức tại nước Cộng hòa Pháp. Theo đó, Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 5 học sinh dự thi và tất cả học sinh đều đoạt Huy chương với 01 Huy chương Vàng, 04 Huy chương Bạc.
Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Khi đại lộ Tây Thăng Long hoàn thiện, không chỉ là một tuyến giao thông chiến lược của Thủ đô, đây còn được xem là đòn bẩy quan trọng giúp giá bất động sản dọc hành lang phát triển mới tăng tốc, mở ra biên lợi nhuận hấp dẫn cho những nhà đầu tư nhanh nhạy.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác

Dự báo ngày 24/7, khu vực Hà Nội có mây, có lúc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa 23/7, một vùng áp thấp nhiệt đới đã chính thức đi vào Biển Đông và đang có dấu hiệu mạnh lên thành bão. Điều đáng chú ý là hệ thống này không di chuyển theo hướng thông thường mà có xu hướng đảo chiều ra lại Thái Bình Dương sau khi tiếp cận khu vực phía Đông Bắc Biển Đông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo ngày 23/7, ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 3, khu vực Hà Nội cục bộ có nơi mưa to và dông.
Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, cả hệ thống chính trị xã Vân Đình đã và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với tinh thần "tuyệt đối không chủ quan, lơ là". Từ kiểm tra thực địa các điểm xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư theo phương châm "bốn tại chỗ" đến tăng cường tuyên truyền, mọi công tác đều nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dân và tài sản.
Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Lúc 10 giờ ngày 22/7 tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình (khu vực Thái Bình, Nam Định cũ). Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.
TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp ứng phó do ảnh hưởng của bão số 3
Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Hà Nội, hôm nay (22/7), khu vực phía Bắc và Tây Thành phố gió mạnh dần cấp 4-5, giật cấp 6; phía Nam và trung tâm gió mạnh dần cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Từ sáng nay đến hết ngày 23/7, Hà Nội có mưa vừa, mưa to đến rất to và giông. Với cường độ này, gió có thể làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng, gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Việc chuyển đổi phương tiện cá nhân từ xe xăng sang xe điện đang dần trở thành xu hướng tại Hà Nội, trong bối cảnh ô nhiễm không khí và tiếng ồn ngày càng gia tăng. Thành phố không áp đặt mà khuyến khích người dân chuyển đổi tự nguyện, bước đầu nhận được sự hưởng ứng tích cực từ chính những người gắn bó hằng ngày với phương tiện giao thông.
EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha) dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Bộ trong những ngày tới, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Sáng nay (22/7), bão số 3 Wipha đã áp sát đất liền, chỉ còn cách Hải Phòng khoảng 60km, mang theo gió giật cấp 13 và mưa lớn diện rộng trải dài từ Bắc Bộ tới Bắc Trung Bộ. Dự báo bão sẽ đổ bộ vào đất liền trong khoảng thời gian từ 10h đến 14h hôm nay, với cường độ cấp 8-9, giật cấp 11-12, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực từ Hải Phòng đến Ninh Bình.
Xem thêm
Phiên bản di động