-->

Người phụ nữ tật nguyền giàu nghị lực nuôi hai con vào đại học

(LĐTĐ) Có những người mẹ bất hạnh, khi sinh ra đã mang hình hài khiếm khuyết nhưng cả đời vẫn bươn chải nuôi con cái học hành đàng hoàng, để tương lai trở thành người có ích cho xã hội. Câu chuyện của người phụ nữ tật nguyền Nguyễn Thị Phúc ở thôn Nhân Hòa, xã Tả Thanh Oai (Thanh Trì, Hà Nội) là một điển hình.
nguoi phu nu tat nguyen giau nghi luc nuoi hai con vao dai hoc Người phụ nữ tật nguyền nguyện hiến xác cho y học
nguoi phu nu tat nguyen giau nghi luc nuoi hai con vao dai hoc Vợ khiếm thị giúp chồng tật nguyền vượt qua khốn khó
nguoi phu nu tat nguyen giau nghi luc nuoi hai con vao dai hoc Căn nhà hạnh phúc trên đôi chân tật nguyền

Tuổi thơ bất hạnh

Hà Nội chuyển dần sang thu, thời tiết đỏng đảnh lúc nắng lúc mưa đôi lúc khiến nhiều người khó chịu. Giữa những thay đổi bất thường của thời gian, một người phụ nữ vóc dáng bé nhỏ, khuyết tật vẫn cần mẫn ngồi bán hàng nước cạnh trường học.

Quán nước nhỏ nằm nép mình một góc, vì vào độ giữa trưa nên chỉ có một vài người khách ghé chân. Bên cạnh tôi, vị khách cùng làng đã đến từ lâu cất giọng đang kể về đứa con có thành tích học tập tốt với nỗi niềm đầy sự tự hào. Vừa nghe chuyện, bà chủ quán sáng bừng đôi mắt góp lời, bởi bà cũng có niềm hy vọng về cậu con trai là cả.

Đưa đôi tay nhỏ, gạt đi những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, bà Phúc bắt đầu kể về câu chuyện của mình. Khác những đứa trẻ bình thường, từ lúc sinh ra bà Phúc đã gặp bất hạnh, chân tay teo nhỏ, đi lại khó khăn.

Nhìn đứa con gái bé bỏng không được lành lặn của mình, gia đình bà vô cùng khổ tâm mang bà đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ để chữa trị. Bao nhiêu năm là bấy nhiêu cuộc hành trình không có kết quả, cuộc sống của bà tưởng rằng cứ thế trôi qua trong 4 bức tường nhà chật chội thế nhưng với nghị lực của bản thân, không khuất phục trước số phận, người phụ nữ ấy vẫn luôn nung nấu quyết tâm sẽ sống cuộc sống như những người bình thường.

Nói về ngày ấy, đôi mắt bà rưng rưng: “Mặc dù tật nguyền nhưng tôi vẫn tâm niệm phải cố gắng vươn lên. Người khác làm được tôi cũng làm được, việc gì khó thì cố gắng gấp đôi gấp ba sức của mình, tôi không muốn mình là người thừa cần phải chăm sóc”.

Giữa những năm tháng cô đơn ấy, năm 37 tuổi, bà Phúc tìm được "bến đỗ" nhờ cơ duyên dẫn dắt của người quen. Người đàn ông có duyên phận với bà Phúc cũng là một người cũng đang trải qua giai đoạn khó khăn.

Ông đã từng qua một chuyến đò lỡ dở, sức khỏe có phần suy kiệt do ảnh hưởng của căn bệnh dạ dày biến chứng. Thế nhưng, khi 2 người nảy sinh tình cảm, bà Phúc lại vấp phải sự phản đối kịch liệt của mẹ.

Với thân thể không trọn vẹn, mẹ bà sợ con gái mình gặp người không tốt, phần nữa vì không cùng làng, phần vì sức khỏe cả hai bên đều yếu… tất cả khiến mối quan hệ của 2 người không được chấp nhận.

“Tôi đã phải thuyết phục rất nhiều bố mẹ mới cho cưới, gia đình tôi nói phải gọi bố mẹ ông nhà sang nói chuyện, nếu gia đình tử tế mới cho tiến đến” – bà Phúc cười nói. Cuộc hôn nhân tưởng chừng không có hồi kết, thế nhưng một năm sau, đứa con trai khỏe mạnh xinh xắn ra đời là trái ngọt của hai người khao khát tình cảm gia đình.

Quán nước nhỏ nuôi con thành người

nguoi phu nu tat nguyen giau nghi luc nuoi hai con vao dai hoc
Bà Phúc và cậu con trai cả bên quán nước nhỏ (Ảnh: Lê Thắm)

Ngày đón đứa con đầu lòng trên tay, cả bên nội, ngoại đều mừng cho 2 vợ chồng bà. Sau đó mấy năm, đứa con trai thứ 2 tiếp tục được sinh ra, chúng đều xinh xắn và lành lặn. Những đứa con khỏe mạnh là động lực, niềm vui của người phụ nữ sinh con ở tuổi tứ tuần.

Hai đứa trẻ khôn lớn theo thời gian, gánh nặng cơm áo gạo tiền đặt lên đôi vai bà Phúc cũng lớn bấy nhiêu. Nỗi lo chồng chất nỗi khi mà tất cả mọi khoản thu chi trong gia đình đều trông chờ vào quán nước nhỏ đem lại thu nhập gần 100.000 đồng/ ngày.

Từ ngày hai đứa trẻ được sinh ra, thời gian nghỉ ngơi của bà Phúc ít dần đi, mỗi buổi sáng, bà đều tất bật dậy sớm chuẩn bị hàng quán, việc gì có thể kiếm ra tiền trong sức của mình bà đều nỗ lực làm hết. “Thỉnh thoảng chồng tôi cũng đi nhặt sắt vụn bán để thêm thu nhập, sức khỏe của ông ấy yếu, nên chỉ làm được đến vậy thôi” – bà Phúc tâm sự.

Trong những câu chuyện về cuộc sống, bà Phúc chưa từng than trách số phận, bà luôn tâm niệm rằng mình mình phải nỗ lực để cho con cái có thể học hành đến nơi đến chốn.

Không giấu được niềm tự hào, bà Phúc kể: “Năm học nào mấy đứa con tôi cũng may mắn nhận được tình cảm yêu mến của bạn bè và thầy cô. Không những động viên cháu mà còn giúp đỡ hết sức nhiệt tình. Cô giáo chủ nhiệm còn nói nếu không có tiền học thì có thể đóng chậm hơn so với các bạn cũng được. Mặc dù vậy, cứ đến hạn nộp học phí là tôi đưa tiền cho cháu đóng để cháu không phải xấu hổ với bạn bè”.

Nhờ những nỗ lực của mẹ, anh Thành, cậu con trai cả của bà Phúc đã trở thành sinh viên của Đại học Thủy Lợi. Ngày thi đại học, bà cũng đồng hành cùng con trên từng cung đường. “Chưa có gia đình nào mà con chở mẹ đi thi như nhà mình đâu” – bà Phúc chia sẻ.

Câu chuyện “con chở mẹ” đi thi đã để lại kỉ niệm không thể quên đối với 2 mẹ con bà Phúc. Với những gia đình khác, các ông bố, bà mẹ sẽ làm “nhiệm vụ” đưa đón con đến trường thi, còn bà Phúc với đôi chân teo tóp thì việc đó với bà là không thể.

Cậu con trai đã chở mẹ đến địa điểm thi từ sáng sớm sau đó lại chở mẹ về nhà trong suốt 3 ngày. Ngày cầm giấy báo nhập học, cả gia đình ngập tràn hạnh phúc, Từ đó đến nay, hàng ngày Thành vẫn đi về vài chục cây số, vừa học vừa phụ mẹ việc nhà và hàng quán.

Giống như anh của mình, cậu con trai thứ 2 tên Công cũng không làm bố mẹ thất vọng. 11 năm học với thành tích tốt năm nào em đạt học sinh khá giỏi là thành quả cố gắng bao nhiêu năm nuôi con thành người của bố mẹ

Đến giờ, cuộc sống của gia đình bà Phúc vẫn hạnh phúc, tràn đầy lạc quan mặc dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn. Quán nước vẫn đều đặn đón khách ở góc nhỏ trước cổng của một trường tiểu học, người phụ nữ nhỏ bé hàng ngày vẫn chắt chiu từng đồng nuôi để nuôi dạy các con trở thành những người công dân có ích cho xã hội trong tương lai.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Tin khác

Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

(LĐTĐ) Vừa qua, trong chương trình Tết sum vầy, Công ty CP May Minh Anh - Đô Lương (Nghệ An) đã trao tặng tiền mặt và các phần quà cho người lao động với số tiền 2 tỷ đồng.
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị các địa phương theo dõi, nắm tình hình để bảo đảm người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng, cũng như bố trí nghỉ Tết đúng chế độ theo quy định...
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán không chỉ là một dịp đánh dấu sự khởi đầu mới mà còn là thời điểm để các doanh nghiệp tri ân người lao động sau một năm vất vả. Tuy nhiên, quà Tết có chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không luôn là điều khiến nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ giải đáp rõ ràng vấn đề này dựa trên quy định hiện hành, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách tính thuế từ quà Tết.
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

(LĐTĐ) Chụp ảnh Tết đang trở thành xu hướng phổ biến, kéo theo sự nhộn nhịp của các dịch vụ đi kèm như chụp ảnh và trang điểm. Không khí rộn ràng này góp phần tô điểm sắc xuân trên khắp phố phường Hà Nội.
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất là trên 1,9 tỷ đồng thuộc vị trí quản lý cấp cao của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

(LĐTĐ) Thông tin về việc thực hiện các chính sách tiền lương, quan hệ lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, trong năm 2024, các cơ chế, chính sách về lao động, tiền lương tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện, trong đó tập trung vào thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách tiền lương trong doanh nghiệp.
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, hiện nay, cả nước thực hiện trợ cấp xã hội cho hơn 3,8 triệu người (chiếm 3,8% tổng dân số), với tổng ngân sách chi trả trợ cấp xã hội khoảng 32 nghìn tỷ đồng/năm.
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

(LĐTĐ) Qua thống kê từ báo cáo của 4.420 doanh nghiệp (sử dụng 318.740 lao động) trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, mặt bằng chung, mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều hơn so với năm trước ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Trong năm 2025, ngoài 11 ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, người lao động sẽ có thêm 11 ngày nghỉ bù, nghỉ liên tiếp do rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, hoán đổi ngày làm việc, tổng cộng có 22 ngày nghỉ.
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

(LĐTĐ) Phụ nữ di cư là lực lượng lao động rất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của các thành phố Hà Nội và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, so với nam giới, họ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn về nơi đến, công việc và cuộc sống gia đình. Vì vậy, các vấn đề liên quan đến hỗ trợ, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của người lao động nhập cư ở các khu nhà trọ xung quanh khu công nghiệp luôn được quan tâm.
Xem thêm
Phiên bản di động