Người mê “thuần dưỡng” cây rừng
Huy động đoàn viên, người lao động chung sức hiện thực hóa mục tiêu "Vì một Việt Nam xanh" “Thêm xanh”, một sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo tại Vườn Quốc gia Cúc Phương |
Chè hoa vàng lọt vào “mắt xanh” chàng cán bộ trẻ
Chè hoa vàng sống thích nghi ở những nơi đất rừng ẩm ướt, dưới bóng râm của tán cây rừng. Mùa thu hoạch hoa chè hoa vàng thường khoảng từ giữa tháng 11 năm này đến giữa tháng 1 năm sau. Do giá trị kinh tế rất lớn, nên đây là thứ lâm sản phụ mà chị em đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Quế Phong tích cực thu hái.
Theo dõi bước phát triển của cây chè hoa vàng là công việc thường xuyên của Hà Minh Tuấn trên con đường “thuần dưỡng” cây dược liệu quý này. |
Tuy nhiên, một số người do hám lợi đã tìm cách khai thác quá mức cây dược liệu chè hoa vàng. Nhiều người dùng dao chặt những cành trên cao hạ xuống để hái hoa. Thậm chí, một số thương lái ở nơi khác đến đã thu mua cả gốc chè hoa vàng. Mặc dù chính quyền địa phương đã làm nhiều biện pháp để ngăn chặn nhưng vì tiền, nhiều người vẫn lén lút vào rừng đào trộm gốc để bán.Trước nguy cơ này, anh Hà Minh Tuấn, Bí thư Đảng ủy xã Châu Kim đã bắt tay vào tìm tòi và miệt mài nghiên cứu nhân giống cây lấy hoa này.
Sinh ra ở xã Châu Kim, là người dân tộc Thái, năm nay Tuấn 40 tuổi. Sau khi tốt nghiệp Ðại học Vinh với chuyên ngành nông nghiệp trồng trọt, anh về làm việc tại huyện Quế Phong. Tháng 5/2012, anh trúng tuyển và trở thành đội viên của Dự án 600 tri thức trẻ có trình độ ưu tú và được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Châu Kim.
Thời gian công tác tại địa phương, anh Tuấn luôn được lãnh đạo huyện và nhân dân đánh giá cao về tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo, hiệu quả trong công việc. Bằng kiến thức được học, cùng với đam mê anh kỹ sư thấy trách nhiệm của mình trước tình trạng cây rừng quý giá bị phá hoại. Tuấn nói: “Công tác ở địa phương, tôi có điều kiện để hiểu hơn về cây trồng, vật nuôi ở quê hương mình. Và cũng chính những ngày luồn rừng, mình càng sốt ruột về cây chè hoa vàng đang bị thu hái vô tội vạ. Nếu không có phương án bảo tồn, phát triển thì sợ rằng ngày cây trà hoa vàng biến mất sẽ không còn xa. Vì giá trị kinh tế của nó rất cao, 1kg chè hoa vàng sấy khô có giá từ 6 - 8 triệu đồng”.
Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh bàn với vợ rồi vay mượn tiền mua 1 ha đất đồi ở xã Châu Kim để làm vườn nhân giống cây chè hoa vàng. Anh thuê người bạt núi, đào ao bậc thang vừa nuôi cá và tạo thành những con khe để giữ ẩm đất và tạo nguồn nước cho chè hoa vàng.Càng đi sâu vào công việc, càng đầu tư nhiều nên nguồn vốn cạn dần. Tuấn phải đi vay mượn, khiến vợ chồng anh đôi lúc không tìm được tiếng nói chung. Tuy nhiên, được một thời gian, nhận thấy tinh thần đam mê và thái độ làm việc nghiêm túc của chồng, vợ anh mới đồng ý sát cánh cùng anh trong chuyến phiêu lưu phát triển thứ cây dược liệu đặc sản của quê nhà.
Vào rừng sâu tìm giống cây quý
Lúc đầu, Hà Minh Tuấn dự tính thu mua hạt chè hoa vàng để về ươm tạo giống như cây chè xanh. Tuấn ra giá sẽ mua 5 triệu đồng/1kg hạt để chị em trong xã tích cực thu nhặt hạt về bán cho anh. Nhưng 1 tuần, rồi 2 tuần trôi qua mà vẫn chưa thấy ai mang hạt chè đến bán. Sau đó, Tuấn tăng giá lên 8 triệu đồng/1kg nhưng vẫn không thu mua được hạt chè nào. Anh mới nhận ra, kiếm được hạt chè hoa vàng để ươm là điều không thể. Từ đó, anh chuyển hướng sang giâm cành tạo giống.
Để giâm được cây giống, công việc đầu tiên là chọn cành để giâm. Việc làm này tưởng chừng như đơn giản nhưng không dễ chút nào vì chè hoa vàng sống trong rừng sâu nên đi chọn cành để lấy về không dễ. Vả lại, cành được chọn để về giâm phải là những cành vượt (cành không có khả năng tạo quả), do đó, không ai có thể làm thay anh trong công việc này. Một thời gian dài, anh cùng vợ phải trèo đèo lội suối trực tiếp đi chọn và cắt cành, sau đó thuê dân bản vác về.
Ròng rã nhiều tháng trời, Hà Minh Tuấn đã chọn được hàng ngàn cành đủ chất lượng. “1 cây chỉ có thể tuyển chọn được 2 cành. Đôi khi đi cả buổi mới tìm được vài cành như ý. Lúc đầu, vào rừng còn gần, nhưng sau đó việc đi “tuyển cành” càng ngày càng xa, phải đi cả ngày vào sâu trong rừng rất vất vả”- anh Tuấn chia sẻ.
Vất vả là thế, nhưng lòng say mê cây chè hoa vàng là nguồn động lực để anh vượt qua. Trong 4 năm qua, anh đã trồng được hơn chục ngàn cây giống,sắp tới anh sẽ trồng thêm khoảng 3.000 - 4.000 cây. Từ ngày nhân giống thành công đến nay, anh đã cung cấp cho bà con hàng ngàn cây, nhiều gia đình đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp để trồng chè hoa vàng.
Dẫn chúng tôi đến xem nhà lưới giâm chè hoa vàng của anh, nơi đây, hàng ngàn bầu cây chè hoa vàng vươn mình trong không gian rợp mát. Những cây chè giâm nhiều dáng vóc, chiều cao khác nhau. Còn trên sườn đồi, dưới những tán cây to, nhiều cây chè hoa vàng đã được đưa ra khỏi nhà lưới trồng vào tự nhiên phát triển tốt. Tay nâng thân cây chè, Hà Minh Tuấn vui vẻ: “Cây chè sống trong bóng râm, người trồng phải cắt 90%ánh sáng thường bằng lưới cắt ánh nắng. Khi trồng ra môi trường tự nhiên, khoảng cách từ cây chè hoa vàng đến gốc cây phụ trợ càng gần thì chè càng phát triển hơn, hoa nhiều hơn. Chăm sóc cây chè hoa vàng cũng kỳ công như chăm con trẻ, phải theo dõi từng bước đi, từng giai đoạn trưởng thành của cây. Lắm lúc, nó cũng “giở chứng” như: héo, lá vàng…nên mình phải lo lắng, phải bồi bổ “thuốc thang” đầy đủ để phục hồi sức cho cây”.
Hoa của cây chè hoa vàng có giá trị kinh tế nên đến mùa thu hái chị em đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Quế Phong tranh thủ kiếm thêm thu nhập. |
Yêu cây chè hoa vàng, anh trân quý từng cành lá. Anh hiểu rõ từng đặc điểm chè hoa vàng ở rừng Quế Phong mỗi nơi mỗi khác, ở xã Tiền Phong chè thường lá nhỏ, dài, hoa nhỏ nhưng cánh dày. Còn chè hoa vàng ở xã Châu Kim lá thường to, ngắn hơn, hoa to nhưng cánh mỏng hơn hoa chè ở xã Tiền Phong…
Được biết, từ lâu,huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là nơi có nhiều chè hoa vàng và đã thành thứ cây hàng hóa của người dân nơi đây. Tuấn đã nhiều lần khăn gói, đánh đường ra để cùng ở, cùng làm với người dân Tam Đảo để học hỏi kinh nghiệm chăm sóc chè hoa vàng.Sau khi thành công trong tạo giống chè hoa vàng bằng giâm cành, hiện nay, Hà Minh Tuấn đã tiến hành nhiều đợt ghép cành để tạo giống. Việc nghiên cứu tạo giống chè hoa vàng cũng là công trình để giúp anh hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành trồng trọt. Ngoài ra, anh còn phối hợp với doanh nghiệp đầu tư để xây dựng thương hiệu sản phẩm chè hoa vàng và sản xuất giống để nhân rộng ra những nơi có điều kiện thổ nhưỡng thích hợp ở trong và ngoài địa phương.
Được biết, cây chè hoa vàng chiếm một vị trí quan trọng trong “Đề án Bảo tồn và phát triển những cây dược liệu có giá trị kinh tế cao giai đoạn 2016 – 2020” của huyện Quế Phong. Những kết quả đạt được của Hà Minh Tuấn là nhân tố quan trọng góp phần từng bước hoàn thành mục tiêu phát triển 5ha chè hoa vàng của đề án ở huyện biên giới vùng tây bắc Xứ Nghệ./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33