Nghệ An từng bước tạo sinh kế cho lao động hồi hương
LĐLĐ tỉnh Nghệ An điều chỉnh quy định hỗ trợ cho lao động trở về từ miền Nam “Sứ giả” miền biên viễn Công đoàn Nghệ An triển khai hỗ trợ người lao động về từ vùng dịch |
Biến áp lực thành nguồn lực
Trở về từ tỉnh Bình Dương đã gần 2 tháng, anh Xồng Bá Khùa, năm nay 21 tuổi, ở xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn vẫn chưa quên được chuyến hành hương đặc biệt và còn ám ảnh anh thời gian rất dài. Vừa vào Bình Dương từ đầu năm nay, anh làm công nhân cho một doanh nghiệp lắp ráp thiết bị điện tử. Chưa được bao lâu thì dịch bùng phát, lúc đầu, anh cùng với nhiều người trong xã cố gắng bám trụ, nhưng cuối cùng anh cũng đành phải chạy xe máy hoà trong dòng người đổ về quê tránh dịch.
Anh Khùa chia sẻ: “Về quê, lại cứ quanh quẩn với nương rẫy, thu nhập hàng ngày không có. Buồn lắm! Hết dịch bệnh em xem tình hình thuận lợi thì quay vào trong đó làm tiếp. Còn không ổn thì thôi. Em vẫn mong muốn có được việc làm tại quê còn hơn phải đi làm nơi đất khách quê người”.
Qua tìm hiểu được biết, tính từ ngày cuối tháng 4 đến nay, huyện biên giới Kỳ Sơn đã có khoảng trên 7.000 người, chủ yếu là con em đồng bào Thái, Mông, Khơ Mú trở về từ các tỉnh, thành phía Nam. Do đó, việc chăm lo đời sống, giải quyết việc làm cho bà con là bài toán nan giải cho cấp ủy, chính quyền nơi đây.
Người dân miền núi Nghệ An thu hoạch gừng. |
Theo ông Nguyễn Hữu Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Kỳ Sơn, không nên coi 7.000 người trở về là gánh nặng mà là nguồn nhân lực góp phần phát triển địa phương. Nguồn lao động này đã làm việc trong các doanh nghiệp, có tay nghề nên, có nhiều kinh nghiệm.
Trước mắt, huyện Kỳ Sơn sẽ làm việc với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thu nhận để họ có thu nhập. Cùng với đó, sẽ kêu gọi đầu tư thêm xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao như ở xã Na Ngoi để thu hút một lượng lao động vào làm việc.
Ngoài ra, UBND huyện tiếp tục mở rộng diện tích ruộng nước để bà con có đất sản xuất. Đồng thời, khôi phục lại nhiều diện tích chè lâu nay bị bỏ hoang, xây dựng các hợp tác xã chè để thu hút bà con tham gia. Địa phương kêu gọi tài trợ cây, con giống để những hộ nghèo trở về từ vùng dịch phát triển sản xuất. Đề án sẽ được tiến hành trên 7 xã, trước mắt chọn xã Huồi Tụ và Mường Lống để làm thí điểm.
Xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn chuẩn bị sửa sang khu cách ly tập trung để đón con em từ miền Nam trở về. |
Được biết, Kỳ Sơn đang thực hiện lộ trình giao 8.3000 ha đất rừng cho dân khoanh nuôi nếu thành công, khi đó, ngoài kinh phí bảo vệ, thu hái lâm sản phụ, bà con còn được tham gia Dự án trồng cây dược liệu dưới tán rừng mà huyện này đang xúc tiến.
Xã Tiền Phong là địa phương cửa ngõ của huyện miền núi Quế Phong. Xã có 1.200 lao động ngoài tỉnh, trong đó có trên 300 người đã trở về vì dịch. Người lao động về, công ăn việc làm không có, chỉ trông chờ vào ruộng nương ít ỏi không tạo ra thu nhập hàng ngày khiến cho cuộc sống càng khốn khó.
Ông Võ Khánh Toàn, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong nói: “Xã Tiền Phong đã cử ra 1 bộ phận chuyên tiếp nhận hồ sơ thông tin cá nhân, tổng hợp dữ liệu về người lao động để họ tìm kiếm việc làm sau này. Địa phương cũng liên lạc động viên con em của mình đang làm việc trong miền Nam cố gắng ở lại để làm khi doanh nghiệp hoạt động trở lại. Hồ sơ việc làm của con em nếu còn thiếu thủ tục gì thì UBND xã sẽ bổ sung gửi vào. Đối với lao động đã hồi hương, chính quyền sẽ liên hệ với doanh nghiệp ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An có nhu cầu sử dụng lao động để kết nối. Ưu tiên tiêm vắc xin cho những người lao động trở về từ vùng dịch để an toàn công tác phòng dịch và tạo điều kiện để họ có thể đi lại làm việc khi đẩy lùi dịch”.
Lực lượng chắc năng tỉnh Nghệ An hỗ trợ nhu yếu phẩm cho công dân từ các tỉnh, thành phía Nam về quê |
Đến thời điểm này, huyện biên giới Quế Phong, tỉnh Nghệ An có 7.000 lao động làm ăn xa, trong đó, đã có trên 2.000 người hồi hương. Đây là nguồn lực nhưng cũng là áp lực cho địa phương trong bối cảnh dịch Covid-19. Bởi huyện Quế Phong tiếp giáp với nước bạn Lào, kinh tế còn khó khăn, nạn vận chuyển, buôn bán ma túy vẫn còn phức tạp.
Ngay từ đầu đợt dịch, huyện Quế Phong đã thành lập Tổ hỗ trợ cho người lao động hồi hương do Mặt trận Tổ quốc huyện chủ trì để thống kê, phân ra từng trường hợp cụ thể để hỗ trợ đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt trước mắt.
Tiếp đến, địa phương sẽ rà soát nguyện vọng của người lao động. Đối với lao động có nguyện vọng quay lại nơi làm việc, huyện sẽ thống kê số lượng, liên lạc với doanh nghiệp sử dụng lao động và làm thủ tục cần thiết. Đặc biệt, ưu tiên tiêm vắc xin cho những lao động quay trở lại làm việc.
Ông Dương Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết, UBND huyện sẽ khảo sát nhu cầu đối với lao động không trở lại nơi cũ làm việc. Tìm hiểu rà soát nhu cầu tuyển dụng việc làm của những công ty trên địa bàn phù hợp với nguyện vọng cũng như chuyên môn của người lao động. Phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm Nghệ An tổ chức “Ngày hội việc làm” tại địa phương. Ngoài ra, chỉ đạo các xã rà soát nhu cầu của hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp, đề nghị cấp trên giao rừng khoanh nuôi bảo vệ để người dân sống được nhờ rừng. Mặt trận Tổ quốc huyện sẽ xem xét hỗ trợ bò sinh sản cho những hộ đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, huyện sẽ phối kết hợp với một số doanh nghiệp trên địa bàn để chuyển đổi cây trồng tạo hàng nông sản phục vụ chế biến, kinh doanh.
Tăng cường tạo việc làm cho lao động sau dịch
Trước làn song đổ về quê vì ảnh hưởng dịch, ngày 10/8/2021, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Công văn số 5305 yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động từ nước ngoài về nước do dịch Covid-19.
Tuyển dụng công nhân may tại Công ty Cổ phần Nam Thuận Nghệ An |
UBND tỉnh yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Sở LĐ-TB&XH) Nghệ An tổ chức khảo sát tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh để nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động. Bên cạnh đó, rà soát các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động đưa người đi lao động làm việc ở nước ngoài giới thiệu về các địa phương để tuyển chọn, chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài khi dịch bệnh Covid-19 được đẩy lùi.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Nghệ An chủ động phối hợp với UBND các huyện, thành, thị, doanh nghiệp hoạt động tuyển dụng lao động để nắm bắt nhu cầu việc làm của người lao động bị mất việc làm và lao động ở nước ngoài về do ảnh hưởng của dịch Covid-19 để tổ chức giới thiệu việc làm phù hợp.
Thời gian qua, do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều lao động từ các tỉnh, thành miền Nam bất đắc dĩ phải hồi hương. |
Thống kê của Sở LĐ-TB&XH Nghệ An có 329.000 người Nghệ An làm việc ở các tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, đã có gần 88.000 người trở về quê, trên 28.000 người đang trong độ tuổi lao động. Dự báo số lượng công dân Nghệ An trở về từ nhiều tỉnh, thành phía Nam sẽ tăng cao trong thời gian tới.
Theo ông Đoàn Hồng Vũ, Sở LĐ-TB&XH Nghệ An, hiện nay ngành đang tích cực làm việc với các huyện, thành, thị để đánh giá lại tình hình lao động, nhu cầu việc làm, an sinh xã hội. Vừa qua, UBND tỉnh thông qua Đề án giải quyết việc làm trong 5 năm tới, gắn với diễn biến của dịch Covid -19 để từng năm có phương án cụ thể về lao động việc làm. Về việc làm cho người lao động, qua kết nối với các doanh nghiệp, hiện có khoảng 37.000 vị trí việc làm trong và ngoài tỉnh Nghệ An, trong đó khoảng 27.000 việc làm trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49