-->

Người lưu giữ nét văn hóa xưa

Cuộc trò chuyện với nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa - Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội -  đã giúp tôi hiểu thêm về niềm đam mê những giá trị văn hóa truyền thống đang có nguy cơ mai một của người phụ nữ giản dị, theo nghề sưu tập chỉ với tâm niệm “của tin gọi một chút này làm ghi”.
nguoi luu giu net van hoa xua Tranh dân gian - một góc văn hóa đất Hà Thành

Trái ngược với vẻ ngoài mạnh mẽ, nhà sưu tập Thu Hòa có một tình yêu cháy bỏng với những giá trị truyền thống dân tộc. Đó là nét dân dã trong tranh dân gian Việt Nam từ bao đời truyền lại, là những hiện vật gốm sứ tinh tế dù chỉ là mảnh vỡ, những tác phẩm điêu khắc giàu giá trị và hơn một vạn các hiện vật khác. Với tâm huyết đó, chị Thu Hòa đã dành thời gian, công sức tới mọi miền đất nước để sưu tầm tư liệu, hiện vật cổ với ước muốn có thể đưa những nét văn hóa xưa đến gần hơn với công chúng đương thời trong nhịp sống hiện đại ngày nay.

nguoi luu giu net van hoa xua
Chị Thu Hòa trong Triển lãm tranh dân gian “Nét xuân”.

Chia sẻ về con đường sưu tầm của mình, chị Hòa cho biết niềm đam mê ấy có từ hồi bé, ban đầu là thú sưu tập tem, sưu tập hình ảnh, sưu tập đèn dầu… Năm 2007 được coi là dấu mốc mở đầu cho các cuộc sưu tầm khi chị tập trung tìm hiểu một cách nghiêm túc về mọi dòng sưu tập, đặc biệt là sưu tập về nét văn hóa truyền thống.

Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội bày tỏ: “Nếu tôi không làm, thì 5 năm nữa sẽ không còn hiện vật để sưu tầm nữa. Ví dụ như sưu tầm bản mộc ngày nay rất khó khăn, vì trải qua những thời kỳ của lịch sử, khiến ngày nay đã không còn nhiều những khuôn tranh dân gian, khuôn để in đồ vàng mã, đó là một điều đáng tiếc. Hiện tôi là người duy nhất có sưu tập bản mộc,  không có bạn để trao đổi, nên gặp rất nhiều khó khăn”.

Phải chăng, khi khởi đầu từ sự đam mê, nhà sưu tập sẽ luôn tràn đầy nhiệt huyết trong quá trình sưu tập dù rất tốn công, mất sức.  Qua những chuyến đi, niềm hạnh phúc khi tìm được một hiện vật cổ, chị Thu Hòa ấp ủ ý muốn tôn vinh giá trị văn hóa Việt, chị cho rằng, việc sở hữu hiện vật không đủ, muốn hiện vật có giá trị hơn thì phải bổ sung thêm tư liệu và buộc phải đi điền dã, tới mọi miền đất nước để tìm hiểu, quá trình này tốn công và thậm chí tốn hơn số tiền mua hiện vật.

Khó khăn nhất trong quá trình sưu tầm những hiện vật dân gian là các làng nghề dân gian truyền thống ngày nay không còn nhiều, đồng thời nhiều làng nghề đã bị mai một. Quá trình sưu tầm diễn ra rất lâu, đôi khi phải tùy duyên và có khi phải mất đến cả năm để tìm được một hiện vật mong muốn. Có những nghệ nhân hoặc người cao tuổi chị đã phỏng vấn, nhưng chỉ vài tháng sau họ mất, nên không thể tiếp tục khai thác, lấy lại tư liệu được nữa. Chị Thu Hòa chia sẻ: “Chỉ mong một ngày có 48 giờ để mình làm được nhiều hơn nữa, để có thể tận dụng thời gian gặp được những người mà họ vẫn nhớ được lề cũ, thói cổ để mình ghi chép lại, sau này có điều kiện sẽ viết thành sách để lưu giữ”.

Có dịp đến nhiều làng nghề truyền thống, chị Thu Hòa có niềm đam mê đặc biệt với các dòng tranh dân gian, trong đó có tranh đồ thế ở miền Nam và tranh Kim Hoàng ở Hà Nội. Tranh đồ thế Nam Bộ có nét riêng, bởi nó được sản xuất thủ công. Dù hiện nay, có một nửa số xưởng làm tranh in bằng máy và một nửa vẫn in bằng thủ công, những tranh in tay có độ duyên dáng và cái thần riêng, mỗi gia đình làm nghề in tranh đồ thế, đồ thờ cúng thường có những căn nhất định, vì vậy những hình ảnh in thủ công sẽ có cảm giác linh thiêng hơn.

Với mong muốn mang đến cho công chúng những gì mà các sách, các nghiên cứu trước đó chưa từng có, nhà sưu tập Thu Hòa đã dành tâm huyết để đi tìm hiểu theo ý thích của mình. Những chuyến đi khảo sát này thường không theo tài trợ, vì chị không muốn theo sự áp đặt của bất kỳ ai mà chỉ quan niệm sưu tầm, khảo sát nhằm để giữ lại nét xưa, để nhớ về những giá trị tinh túy của văn hóa dân gian. Ví như, sách nói về tranh làng Sình, nhưng vẫn chưa thực sâu, chị muốn khám phá để củng cố thêm giá trị hiện vật và tôn vinh những giá trị văn hóa, bởi theo chị, nếu không khẩn trương tìm hiểu, tập hợp tư liệu ngay, thì đến một thời điểm nào đó, người ta sẽ lãng quên những cái tín ngưỡng cũ và có thể càng ngày, nét văn hóa sẽ càng đơn giản hóa theo xu hướng sống đương đại, nên việc sưu tầm những tư liệu quý theo thời gian cũng rất mong manh.

Trăn trở với nghề sưu tập, chị Thu Hòa cho biết, tới các vùng miền, đôi khi cảm thấy chính người dân cũng không biết, không quan tâm về những gì thuộc về dân gian, về văn hóa. Điều chị ấp ủ là mở các cuộc triển lãm để mang những hiện vật mình sưu tập được đến với đông đảo công chúng, không chỉ là treo những bức tranh, hay những bản điêu khắc, trưng bày các hiện vật cổ, mà mong muốn mỗi hiện vật sẽ lưu lại một thời kỳ lịch sử của dân tộc để tôn vinh văn hóa thời kỳ đó lên, đồng thời không chỉ tôn vinh giá trị đã qua mà còn phát triển, mang nó đến với cuộc sống. Ví như tranh dân gian Đông Hồ, giờ đây mỗi gia đình sản xuất tranh chỉ còn 130 đến 150 mẫu, chị muốn đưa các mẫu tranh mới để phát triển lên nhiều hơn những con số ấy,  mỗi thời kỳ đều có những tác phẩm  tranh riêng, xã hội luôn luôn biến đổi, nghề làm tranh cũng phải có những biến đổi không thể dừng chân một chỗ được.

Bằng quá trình nghiên cứu đầy đam mê với tất cả nhiệt huyết, đến nay, nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa đã sở hữu gần 1.500 hiện vật  cổ, đồng thời đứng ra tổ chức nhiều triển lãm có giá trị như Triển lãm gốm sứ Nam Bộ, Triển lãm “Nét xuân” về năm dòng tranh dân gian, Triển lãm “Nét khắc từ truyền thống đến hiện đại” của tác phẩm khắc gỗ… để lại ấn tượng đặc biệt cho người xem. Chị chia sẻ: “Quan điểm của mình là đã làm thì phải làm một cách trọn vẹn nhất, phải để lại giá trị nào đó cho người xem. Các triển lãm của tôi không nhằm mục đích thương mại, mà chỉ thuần túy về văn hóa. Bất cứ ai khi đầu tư đều muốn thu về lợi nhuận, nhưng lợi nhuận của tôi là những điều không nhìn thấy được, đó là qua một cuộc triển lãm người xem sẽ hiểu hơn về những giá trị văn hóa dân gian, yêu thích và trân trọng chúng, bộ sưu tập của mình vì thế mà cũng có giá trị hơn…”.

Hoàng Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động