-->

Người lao động ngóng điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân

(LĐTĐ) Nhiều quy định của thuế thu nhập cá nhân đã quá "lỗi thời" trước bối cảnh "bão giá" đã gây bất lợi, khó khăn cho người lao động nộp thuế thu nhập cá nhân.
Cục Thuế Hà Nội khuyến cáo các cá nhân nên làm thủ tục hoàn thuế điện tử Nhận diện gian lận thuế trong chuyển nhượng bất động sản Cần sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập giảm, chi phí tăng

Từ 7/2020 tới nay, theo Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế 11 triệu đồng/tháng và mỗi người phụ thuộc 4,4 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, giá hàng hóa liên tục tăng cao, cùng với việc suy giảm thu nhập sau hai năm dịch bệnh liên tục khiến người dân rất khó co kéo cho đủ chi tiêu ở mức tối thiểu.

Thuế TNCN cơ bản dựa trên tiền công, tiền lương của người làm công ăn lương với 7 bậc đánh thuế, thấp nhất 5% và cao nhất 35%. Sau khi giảm trừ gia cảnh, mức thuế các bậc gồm: Thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng trở xuống mức thuế 5%; từ 5 đến 10 triệu đồng/tháng mức thuế 10%; trên 10 đến 18 triệu đồng mức 15%; từ trên 18 đến 32 triệu đồng mức 20%; từ trên 32 đến 52 triệu đồng mức 25%; trên 52 đến 80 triệu đồng mức 30%; trên 80 triệu đồng mức 35%.

Người lao động “còng lưng” gánh thuế thu nhập cá nhân
Giá hàng hóa đã tăng cao so với đầu năm khiến nhiều người lao động khó khăn nhưng vẫn nộp thuế TNCN.

Chị Mai Lan (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, từ năm 2020 đến nay, giá các mặt hàng tiêu dùng nhìn chung đều tăng trong khi thu nhập của gia đình vẫn không thay đổi cho nên mọi chi phí đều phải tiết giảm.

Chị Lan kể, hai vợ chồng mỗi người giảm trừ gia cảnh cho một con nhỏ. Sau khi giảm trừ gia cảnh, thu nhập của vợ chồng chị đóng thuế TNCN ở bậc 2, khoảng 10%. Tuy nhiên, giá hàng hóa từ lương thực, thực phẩm đến sản phẩm phục vụ cuộc sống liên tục tăng, khiến gia đình chị luôn phải co kéo, cố gắng sống tằn tiện.

Theo chị Lan, hàng hóa phục vụ sinh hoạt ăn uống hằng ngày từ gạo, nước mắm, dầu ăn đến thực phẩm tươi sống (như thịt, trứng, cá, gà…) những tháng qua tăng nhanh theo giá xăng, từ 10 - 20% kéo theo chi phí sinh hoạt tăng lên. Mỗi kg thịt, cá, gà tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg. Bó rau muống trước đây chỉ 5.000 - 7.000 đồng nay tăng lên 10.000 - 12.000 đồng.

Tương tự, anh Nguyễn Tiến Dũng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, khoản giảm trừ gia cảnh 4,4 triệu đồng/người phụ thuộc sau nhiều năm đến nay đã không còn phù hợp. Lương của anh Dũng ở mức 30 triệu đồng/tháng, sau khi giảm trừ gia cảnh cho 2 con nhỏ, anh Dũng vẫn phải đóng thuế TNCN.

Vợ anh Dũng thu nhập khoảng 7 triệu đồng/tháng nên chưa phải đóng thuế TNCN. Anh Dũng nhẩm tính, mỗi tháng tiền ăn cho con khoảng 2 triệu đồng, tiền học phí khoảng 1,5 triệu đồng, tiền sữa khoảng 1 triệu đồng, chưa kể tiền học thêm một số môn như tiếng Anh, năng khiếu hay chi phí thuốc thang mỗi khi đau ốm. Ngoài ra, mỗi tháng, gia đình anh còn phải trả góp ngân hàng 10 triệu đồng tiền mua nhà.

Người lao động “còng lưng” gánh thuế thu nhập cá nhân
Chi phí cuộc sống liên tục thay đổi nên cần đưa ra căn cứ tính giảm trừ cho phù hợp, tránh tạo thêm gánh nặng cho người lao động.

Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê cho thấy, thu nhập bình quân đầu người/tháng năm 2021 theo giá hiện hành đạt 4,2 triệu đồng, giảm 1,1% so với năm 2020.

Theo Tổng cục Thống kê, trước năm 2019, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng nhưng do dịch Covid-19 nên thu nhập có xu hướng giảm dần. Chi đời sống chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình. Năm 2020 chi cho đời sống bình quân một người/tháng chiếm tới 93% trong tổng chi tiêu hộ gia đình. Trong cơ cấu chi cho giáo dục, khoản học phí (35,1%), học thêm (17,5%) và chi giáo dục khác (khoảng 26,6%).

Thuế TNCN nhằm đánh vào nhóm có thu nhập cao nhưng khảo sát của Tổng cục Thống kê cho thấy, nhóm 20% dân số giàu nhất có thu nhập bình quân 9,1 triệu đồng/tháng. Chi bình quân đầu người một tháng ở các hộ nhóm này ở mức trên 4,6 triệu đồng, cao hơn mức giảm trừ gia cảnh.

Cần sớm điều chỉnh Luật Thuế TNCN

Anh Nguyễn Văn Thành, kế toán trưởng của một doanh nghiệp trên địa bàn Hai Bà Trưng (Hà Nội), cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh tăng không tương xứng khiến nhiều trường hợp người lao động phải chịu đóng thuế oan khi lương tăng thêm chút ít nhưng lại bị chuyển bậc thuế, đóng nhiều hơn.

Đặc biệt, trong thời buổi giá cả hàng hóa tăng quá mạnh hiện nay, mức giảm trừ gia cảnh quá thấp không thể bù đắp mà vẫn phải đóng thuế. Cụ thể, mức 4,4 triệu đồng/tháng được trừ cho người phụ thuộc trước khi tính thu nhập chịu thuế chưa thể đủ nuôi con đang học trường công, học thêm, tiền ăn, quần áo… Đáng nói, cùng thu nhập nhưng người lao động có tỷ lệ đóng thuế trên tổng thu nhập cao hơn cả doanh nghiệp.

Người lao động “còng lưng” gánh thuế thu nhập cá nhân
Nhiều chuyên gia cho rằng cần nghiên cứu, xem xét sửa Luật Thuế TNCN càng sớm càng tốt, chứ không thể điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh như vừa qua để giảm bớt gánh nặng cho người lao động.

Bàn về vấn đề này, luật sư Nguyễn Văn Dũng, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, cho rằng cần nghiên cứu, xem xét sửa Luật Thuế TNCN càng sớm càng tốt, chứ không thể điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh như vừa qua.

Thực tế, chi phí cuộc sống liên tục thay đổi nên cần đưa ra căn cứ tính giảm trừ cho phù hợp, đảm bảo tính công nhận của pháp luật. Hằng năm, Chính phủ ban hành mức lương tối thiểu, do đó mức giảm trừ gia cảnh cần quy định từ 4 - 5 lần lương tối thiểu (tương ứng 18 - 23 triệu đồng hiện nay) nhằm đảm bảo công bằng cho người nộp thuế.

Quy định này cũng phù hợp thực tế và mang tính ổn định cao. Đối với người phụ thuộc, mức giảm trừ hiện 4,4 triệu đồng, tương đương 40% mức giảm trừ gia cảnh người nộp thuế, cần tăng lên 70%. Đồng thời, điều chỉnh điều kiện xem xét người phụ thuộc có mức thu nhập tương ứng mức này thay vì dưới 1 triệu đồng/tháng như hiện nay.

Điều căn bản nhất khi sửa đổi Luật Thuế TNCN, theo luật sư Nguyễn Văn Dũng là cho khấu trừ những chi phí quan trọng của người nộp thuế như trả tiền góp vay mua căn nhà đầu tiên, chi phí học hành, chữa bệnh…

Đây là những chi phí thiết yếu, cơ bản nhất của con người, đồng thời cũng cần được đầu tư tái tạo sức lao động, khuyến khích cá nhân lấy hóa đơn khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Chuẩn hóa 95% dữ liệu mã số thuế cá nhân với dữ liệu dân cư

Chuẩn hóa 95% dữ liệu mã số thuế cá nhân với dữ liệu dân cư

(LĐTĐ) Liên quan tới việc sử dụng thống nhất mã số thuế với số định danh cá nhân, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp về chia sẻ dữ liệu, truy vấn dữ liệu, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế rà soát, chuẩn hóa thông tin mã số thuế cá nhân.
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025

(LĐTĐ) Từ tháng 2/2025, nhiều chính sách mới chính thức có hiệu lực, điển hình như: Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng; Hướng dẫn thực hiện quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra; Đối tượng đăng ký thuế...
Đầu năm mới, ngân hàng "đua" mở tài khoản số đẹp cho khách hàng

Đầu năm mới, ngân hàng "đua" mở tài khoản số đẹp cho khách hàng

(LĐTĐ) Năm nay, phong trào tìm kiếm những con số may mắn trong đầu tư tài chính lại trở nên sôi động, đặc biệt là trong các dịch vụ ngân hàng.
5 yếu tố then chốt giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

5 yếu tố then chốt giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

(LĐTĐ) Để Việt Nam nâng cao vị thế trong các chuỗi giá trị toàn cầu, vượt qua những hạn chế mới phát sinh trong nước và giảm nhẹ rủi ro trên toàn cầu, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh đến những hành động cần thực hiện. Đó là theo đuổi cách tiếp cận toàn diện, kết hợp những cải cách chính sách quan trọng có thể mở ra hướng tăng trưởng năng suất, thu hút đầu tư của khu vực tư nhân.
Năm 2025 nên đầu tư vào lĩnh vực nào để sinh lời cao?

Năm 2025 nên đầu tư vào lĩnh vực nào để sinh lời cao?

(LĐTĐ) Nhiều kênh đầu tư được đánh giá hấp dẫn trong năm 2025. Dù vậy, lựa chọn kênh hiệu quả trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam tiềm ẩn nhiều biến số vẫn là bài toán khó.
Hiệu quả kinh tế nông nghiệp từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân

Hiệu quả kinh tế nông nghiệp từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân

(LĐTĐ) Quỹ Hỗ trợ nông dân là kênh hỗ trợ vốn hiệu quả, nơi chuyển tải kịp thời các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến các hội viên nông dân có nhu cầu vốn. Sau 15 năm thực hiện hiệu quả Quỹ, Hội Nông dân Đan Phượng đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống của nông dân, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Xuất cấp hơn 5.500 tấn gạo hỗ trợ người dân dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt

Xuất cấp hơn 5.500 tấn gạo hỗ trợ người dân dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt

(LĐTĐ) Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) giao các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực xuất cấp hơn 5.500 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân các địa phương dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và giáp hạt năm 2025.
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Vàng miếng SJC trong nước tăng tới 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó vàng thế giới neo ở mức cao nhất 3 tháng.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công

(LĐTĐ) Tính đến ngày 14/1, có 24 bộ, cơ quan Trung ương và 58 địa phương đã thực hiện chế độ báo cáo trên phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công.
Xem thêm
Phiên bản di động