--> -->

Cần sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân

Trong bối cảnh mặt bằng giá tăng cao, việc áp dụng mức nộp thuế thu nhập cá nhân như quy định là không còn phù hợp. Bởi vậy, việc Bộ Tài chính đang lấy ý kiến bộ, ngành, tỉnh, thành, tổ chức, cá nhân về sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân (TTNCN) là cần thiết.
Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Để nộp thuế không phải là áp lực Nhận diện gian lận thuế trong chuyển nhượng bất động sản Thu thuế thu nhập cá nhân tăng nhờ bất động sản, chứng khoán
Cần sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân
Ảnh minh họa.

Luật Thuế Thu nhập cá nhân được thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XII ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành 01/01/2009. Trong đó, một trong những nội dung quan trọng là đối với những người có thu nhập 9 triệu đồng/tháng (chưa kể việc tính miễn trừ gia cảnh đối với nuôi con nhỏ, bố mẹ già) thuộc diện chịu thuế.

Trước sức ép về lạm phát, nhằm giảm khó khăn cho người lao động, ngày 02/06/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của TTNCN có hiệu lực từ 1/7/2020. Theo đó, mức giảm trừ đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng so với 9 triệu đồng/tháng như quy định của Luật.

Mặc dù, mức giảm trừ gia cảnh điều chỉnh từ 9 triệu đồng lên 11 triệu đồng từ tháng 7/2020 nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng vẫn đang “lạc nhịp” so với bối cảnh kinh tế- xã hội hiện nay. Và thực tế, mức quy định này vẫn chủ yếu đánh vào nhóm “người ít tóc”.

Theo các chuyên gia, TTNCN là sắc thuế đánh trên thu nhập phát sinh của cá nhân, bao gồm thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, bản quyền, nhượng quyền thương mại, thu nhập từ thừa kế, nhận quà tặng là tải sản phải đăng ký.

Trong số đó, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động theo hợp đồng lao động và của cán bộ, viên chức theo hợp đồng làm việc là khoản thu được kê khai và đóng thuế minh bạch và đầy đủ vì công việc này được thực hiện bởi các tổ chức, doanh nghiệp với quy định chặt chẽ về kê khai, kiểm toán, xử phạt vi phạm… cũng như để bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp khi thực hiện khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Anh bạn tôi làm trong ngành tài chính, biết viết báo cũng đồng ý quan điểm trên của các chuyên gia. Theo anh, mục đích của việc ban hành TTNCN là tạo sự công bằng, tuy nhiên nhìn lại 15 năm qua, xét cả trên phương diện tính minh bạch và mặt bằng giá hiện tại thì một số điểm của Luật TTNCN không còn phù hợp.

Anh bạn dẫn chứng: “Khi tôi viết bài cộng tác với các báo, khi lấy nhuận bút bị trừ 10% TTNCN dẫu bài báo chỉ khoảng 500.000 đồng; trong khi một chiếc phong bì biếu nhau lên tới tiền triệu thì chẳng làm sao. Đặc biệt, thời buổi bán hàng online, kinh doanh đồ chơi golf trên mạng đắt như tôm tươi, doanh số bán hàng lớn, lãi cao thì cơ quan thuế đã thu đúng giá trị phải nộp TTNCN chưa?”.

Còn chị hàng xóm, hiện đang làm cho một công ty thuộc lĩnh vực công nghệ cho hay: Tổng tiền lương mỗi tháng được 18 triệu đồng, với mức này chị vẫn phải đóng TTNCC (vì theo quy định chị nuôi một con nhỏ, mức miễn trừ không phải đóng thuế là 15 triệu). Chị nói, nghe mỗi tháng thu nhập 18 triệu đồng tưởng cao, nhưng trong bối cảnh chồng chưa tìm được việc làm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lại bao nhiêu thứ phải chi như tiền thuê nhà, tiền học cho con, tiền sinh hoạt và các loại tiền liên quan đến hiếu hỉ. “Chi tiêu còn khó khăn huống gì nghĩ đến chuyện mua nhà”, chị cho hay.

Vậy phải sửa Luật theo hướng nào? Theo các chuyên gia, điều đầu tiên các ngành chuyên môn như Lao động -Thương binh và Xã hội, Nội vụ phải đưa ra được tiêu chí thế nào mức lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, đồng thời căn cứ vào tình hình giá cả sẽ quy định mức chịu TTNCC. Trong đó, cần nâng mức chịu thuế TTNCN đối với công chức, viên chức, người lao động ở mức 11 triệu đồng/người/tháng như hiện tại lên mức 20 triệu đồng/tháng. Đồng thời, tăng mức chịu thuế TTNCN cá nhân đối với các loại hình kinh doanh khác như bất động sản, bán hàng online.

H.Lê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công

Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”, nhiều cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội đã triển khai các hoạt động thiết thực như khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng và các gia đình chính sách.
Xã Phú Nghĩa: Gặp mặt tri ân người có công, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Xã Phú Nghĩa: Gặp mặt tri ân người có công, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Nhằm tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng, nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 25/7, xã Phú Nghĩa tổ chức Hội nghị gặp mặt, tặng quà người có công và thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trên địa bàn xã.
Phường Khương Đình phát động thi đua chuyển đổi số

Phường Khương Đình phát động thi đua chuyển đổi số

Ngày 25/7, phường Khương Đình đã triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” và phát động thi đua chuyển đổi số trên địa bàn phường.
Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại xã Minh Châu

Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại xã Minh Châu

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 25/7, đồng chí Phạm Thị Thanh Mai, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội đã dâng hương viếng Anh hùng liệt sĩ và đến thăm, tặng quà của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội tới các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn xã Minh Châu.
Xã Thượng Phúc tổ chức gặp mặt tri ân người có công với cách mạng

Xã Thượng Phúc tổ chức gặp mặt tri ân người có công với cách mạng

Ngày 25/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Thượng Phúc đã tổ chức gặp mặt tri ân người có công, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
BHXH thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm, tri ân các Anh hùng liệt sĩ

BHXH thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm, tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), Đoàn công tác của Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội do ông Nguyễn Ngọc Huyến - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc BHXH Thành phố làm Trưởng đoàn, đã đến dâng hoa, dâng hương, viếng các Anh hùng liệt sĩ.
Nhiều hoạt động tri ân nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhiều hoạt động tri ân nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), phường Tây Mỗ đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; gặp mặt, tặng quà người có công với cách mạng, gia đình chính sách...

Tin khác

Kiến nghị giữ chính sách đặc thù về ngân sách: Cơ chế then chốt cho phát triển Thủ đô

Kiến nghị giữ chính sách đặc thù về ngân sách: Cơ chế then chốt cho phát triển Thủ đô

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, vấn đề phân chia ngân sách theo dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đang thu hút nhiều ý kiến đóng góp, đặc biệt từ Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Trong phiên thảo luận tổ, nhiều đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ nguyên cơ chế đặc thù cho Thủ đô trong đó có quyền giữ lại 100% các khoản thu từ sử dụng và cho thuê đất nhằm đảm bảo nguồn lực phát triển đô thị bền vững và thực hiện các dự án trọng điểm.
Khi Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thu ngân sách

Khi Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thu ngân sách

Năm 2024 lần đầu tiên Hà Nội vươn lên dẫn đầu thu ngân sách Nhà nước với trên 512.000 tỷ đồng. Bước sang quý I/2025 và tháng 4, tháng 5/2025 Hà Nội vẫn tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu ngân sách, cao hơn tổng thu ngân sách Nhà nước của TP. HCM.
Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu

Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu

Ngày 1/6, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết “Thực hành tiết kiệm” đã đề ra một số vấn đề lớn để đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí, ra sức thực hành tiết kiệm để xây dựng đất nước phồn vinh.
Khi các nguyên thủ dạo bộ Hồ Gươm

Khi các nguyên thủ dạo bộ Hồ Gươm

Hồ Hoàn Kiếm viên ngọc quý giữa lòng Thủ đô không chỉ là biểu tượng của khát vọng hòa bình mà nơi đây đã thành “địa chỉ đỏ” cho các nguyên thủ quốc gia mỗi lần đến Hà Nội thăm hữu nghị chính thức Việt Nam hoặc dự các hội nghị cấp cao. Một Hồ Gươm quyến rũ không chỉ đáng để thả bước, mà còn gửi thông điệp từ Thủ đô đến toàn thế giới: “Hà Nội thực sự là thành phố bình yên”.
Bao giờ mở phong trào sạch hóa WC?

Bao giờ mở phong trào sạch hóa WC?

Đại thi hào Pháp - Vitor Hugo từng nói “thành phố là cuốn sách mở”. Nghĩa là khi du khách bốn phương đến bất luận thành phố nào trên thế giới, chỉ nhìn cấu trúc bên ngoài người ta cũng có thể hình dung được bản sắc văn hóa, “độ” văn minh của thành phố đó, đất nước đó ra sao.
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

Trong suốt tiến trình phát triển của đất nước, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Trải qua nhiều giai đoạn, tư tưởng ấy ngày càng được kế thừa, phát triển và cụ thể hóa trong đường lối, chính sách của Đảng. Đặc biệt, với việc ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW, trong đó khẳng định kinh tế tư nhân đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế. Đây chính là kim chỉ Nam để tạo ra các hành lang pháp lý đưa khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam lớn mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, vì đất nước hùng cường như mong muốn của Bác Hồ kính yêu.
Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn

Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn

Với tội tham nhũng, thất thoát khi bị cáo khắc phục hậu quả có thể không xem xét tội tử hình là xu thế chung của thế giới thời gian qua. Song với các tội sản xuất thuốc (tây y, đông y) giả; sản xuất - kinh doanh thực phẩm bẩn… gián tiếp xâm hại sức khỏe cộng đồng thì không thể nương tay. Mức án cao nhất có thể là tử hình.
Đồng nhất lương - giá, để người lao động sống được bằng lương

Đồng nhất lương - giá, để người lao động sống được bằng lương

Từ khi giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Tô Lâm đã chỉ ra những khuyết thiếu của thể chế làm cản trở sự phát triển kinh tế, nguy cơ bẫy "thu nhập trung bình" đối với đất nước. Chính vì thế, tại các hội nghị, đồng chí Tổng Bí thư không ít lần đặt câu hỏi: Tại sao kinh tế liên tục tăng trưởng mà sự thụ hưởng của nhân dân chưa tương xứng? Và nay câu hỏi đó đang được Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm trả lời bằng hành động.
Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý

Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý

Chưa bao giờ chúng ta được chứng kiến “tần suất” các vụ phá án liên quan đến sản xuất - kinh doanh các mặt hàng giả, thực phẩm bẩn, “chất cấm” để sản xuất bóng cười… nhiều đến như vậy. Câu hỏi mà người dân đặt ra, đâu là căn nguyên dẫn đến việc sản xuất - kinh doanh dễ như vậy trong thời gian dài?
“Lời hứa” và những con số biết nói

“Lời hứa” và những con số biết nói

Hôm qua tôi lướt web trên mạng xã hội, khi dừng lại dòng tin liên quan đến thu ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội 4 tháng đầu năm 2025, “không khí” thảo luận rất sôi nổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính sao thu ngân sách cao thế? Và không ít người có kiến thức kinh tế, “đi soi” cơ cấu thu, sau đó đều đi tới kết luận bức tranh kinh tế Thủ đô đã phát triển lên tầm cao mới.
Xem thêm
Phiên bản di động