--> -->

Người lao động lớn tuổi khó tìm việc làm mới tại TP.HCM

Hiện nay phần lớn lao động phổ thông trên 40 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vẫn đang loay hoay tìm việc sau khi bị cắt giảm lao động. Phần lớn họ phải quay về quê, do ở TP.HCM không còn nhiều cơ hội việc làm dành cho những người lớn tuổi như họ.
Hỗ trợ vốn cho công nhân lao động, tránh "tín dụng đen” TP. Hồ Chí Minh: Công bố điểm chuẩn lớp 10 công lập năm học 2023 -2024 TP.HCM: Sớm xử lý dứt điểm sai phạm trật tự xây dựng tại chung cư The Rubyland

Bà Phạm Thị Dung (53 tuổi, quê An Giang) từ quê lên TP.HCM xin vào Công ty TNHH PouYuen Việt Nam làm việc cách đây 17 năm. Kể từ đó, bà gắn bó với công ty với mức lương ổn định, đủ để đảm bảo cuộc sống hằng ngày. Cho đến tháng 2/2023, bà Dung nhận được tin mình nằm trong danh sách hơn 2.000 công nhân bị cắt giảm do công ty gặp khó khăn. Dù sau đó sẽ nhận được trở cấp, nhưng bà vẫn lo lắng vì ở đuổi tuổi 53, công việc dành cho bà sẽ ít đi.

Thu nhập từ đồng lương công nhân trước đây của bà Dung để lo toan phần lớn chi phí trong nhà, nhưng từ khi mất việc, mọi chi tiêu đều trông vào đồng lương không ổn định của chồng là lao động tự do nên cuộc sống vốn khó khăn thì nay càng chồng chất khó khăn.

Người lao động lớn tuổi khó tìm việc làm mới tại TP.HCM
Lao động tuổi cao như bà Dung khó tìm được việc làm mới sau khi bị cắt giảm.

Để giảm bớt gánh nặng cho gia đình, bà Dung tính đi bán vé số nhưng do tuổi đã cao, sức khoẻ không còn như trước nên gia đình khuyên bà nên tiếp tục ở nhà. Không có việc làm, không có thu nhập bà Dung cùng chồng buộc phải chi tiêu tiết kiệm, chờ nhận bảo hiểm thất nghiệp xong bà sẽ về quê sinh sống.

Cũng làm tại Công ty PouYuen, chị Nguyễn Thị Hải (41 tuổi, ngụ quận Bình Tân) hiện đang mang thai tháng thứ 8, nên trong nhiều đợt cắt giảm vừa qua, chị không nằm trong danh sách bị cắt giảm. Tuy nhiên, sau thời gian sinh con, chị lo rằng việc mình bị sa thải là điều có thể xảy ra nếu công ty tiếp tục gặp khó khăn như hiện tại.

"Tôi làm ở công ty được 20 năm, nên tiền lương hiện tại cũng rất tốt. Nhưng do công ty khó khăn, khu làm việc của tôi thời gian qua bị giảm giờ làm, giảm công nhân liên tục. Do tôi mang thai nên được công ty giữ lại, nhưng tương lai không biết sẽ ra sao. Tôi cũng đã chuẩn bị tâm lý, sau này nếu bị cắt giảm thì sẽ về quê nuôi con nhỏ, ổn định rồi vào TP.HCM làm việc tiếp", chị Hải cho hay.

Người lao động lớn tuổi khó tìm việc làm mới tại TP.HCM
Mặc dù có thâm niên 20 năm làm việc nhưng chị Hải vẫn lo ngại sẽ bị cắt giảm nếu công ty tiếp tục gặp khó khăn.

Theo chị Hải, thời gian qua chị và các công nhân tại Công ty PouYuen được cho nghỉ luân phiên nhưng vẫn có lương, nên cuộc sống cũng không quá khó khăn, dù thu nhập không cao như trước. Vào thời điểm này, việc làm là điều quan trọng nhất với chị vì với độ tuổi ngoài 40 để tìm việc làm mới là điều không dễ.

Thực tế tại TP.HCM hiện nay, hiếm doanh nghiệp sản xuất nào tuyển dụng công nhân trên 40 tuổi, nhất là ở các lĩnh vực cần tốc độ cao và tốn nhiều sức như may mặc, cơ khí, chế biến gỗ... nên những người lớn tuổi như các trường hợp trên khó khăn trăm bề khi đi xin việc mới.

Theo thông báo tuyển dụng của một hệ thống khách sạn đang có nhu cầu tuyển nhiều nhân viên vị trí buồng, phòng, kế toán nội bộ, tiền sảnh - bảo vệ với mức lương cao nhất 8 triệu đồng, nhưng cũng chỉ tuyển dưới 35 tuổi. Tương tự, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ làm đẹp cũng chỉ tuyển lao động từ 18-35 tuổi, có tay nghề.

Trao đổi với Báo Lao động Thủ đô, ông Hoàng Văn Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM cho rằng, đa số các doanh nghiệp khi tuyển dụng thì đều ưu tiên độ tuổi "vàng", khoảng từ 30 tuổi trở xuống để đảm bảo năng suất làm việc. Đối với người lao động trên 40 tuổi, vẫn còn công việc cho họ, tuy nhiên sẽ khó khăn hơn và ít sự lựa chọn hơn so với độ tuổi "vàng".

Người lao động lớn tuổi khó tìm việc làm mới tại TP.HCM
Người lao động lớn tuổi ở TP.HCM được tư vấn việc làm miễn phí tại Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM.

"Xu thế hiện nay đa số người lao động đều muốn về quê để làm việc, vì ở quê có nhiều lợi thế như gần nhà, không tốn tiền trọ, tiền sinh hoạt thấp... Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp hiện nay cũng đã mở rộng ra các tỉnh lân cận để tận dụng lợi thế giá thuê đất rẻ, chi phí nhân công thấp để sản xuất, từ đó cơ hội việc làm cho người lao động cũng nhiều hơn", ông Thắng cho biết.

Theo khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM, tại Công ty Pouyuen hồi cuối tháng 5/2023, có khoảng 50% công nhân bị cắt giảm có nhu cầu trở về quê để làm việc. Trong đó, nhiều nhất là lượng công nhân ở tỉnh Long An, Tiền Giang chiếm tổng gần 70% số lượng công nhân muốn về quê làm việc.

Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2023, Thành phố ghi nhận 82.589 lao động nghỉ việc, làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng hơn 5.000 người so với cùng kỳ. Trong đó nguyên nhân chính dẫn đến số người lao động nghỉ việc gia tăng là do doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn đến giảm giờ làm, thiếu việc, giảm nhân công.

Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐTB&XH TP.HCM cho biết, để hỗ trợ người lao động bị ngừng việc, thất nghiệp, Sở sẽ phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện để nắm tình hình thông qua các cơ chế kiểm tra, giám sát cũng như thông tin của đoàn thể, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) TP.HCM cũng như LĐLĐ các địa phương.

"Có những doanh nghiệp khó khăn nhưng cũng có những doanh nghiệp đang có nhiều đơn hàng và có nhu cầu tuyển dụng. Trách nhiệm của Trung tâm dịch vụ việc làm là sẽ nắm nhu cầu lao động của doanh nghiệp có nhu cầu tuyển và nhu cầu giảm để kết nối nguồn lực công nhân với các doanh nghiệp cơ nhu cầu", ông Lê Văn Thinh cho biết.

TP.HCM cần 90.000 lao động

Sở LĐTB&XH TP.HCM đã chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố tăng cường thu thập thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp để kết nối với người lao động. Hiện nay có 130 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm cũng tham gia tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động có nhu cầu.

Trong 6 tháng cuối năm 2023, nhu cầu tuyển dụng lao động vẫn tập trung cao ở khu vực thương mại – dịch vụ (thương mại, vận tải kho bãi, công nghệ thông tin – truyền thông) với khoảng 90.000 chỉ tiêu.

Ngoài ra, TP.HCM có 368 cơ sở giáo dục nghề nghiệp với tổng quy mô đào tạo khoảng 300.000 người, tập trung vào các nhóm ngành dịch vụ, kinh doanh tài sản – bất động sản, du lịch, thương mại – quản trị doanh nghiệp, cơ khí – ô tô, công nghệ thông tin, kế toán – kiểm toán, chăm sóc sắc đẹp…

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Với quy mô lên tới 127.000 sản phẩm, trị giá ước tính 40 tỷ đồng, Công an đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Tin khác

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng lời kêu gọi chung chung "về nước đóng góp" sẽ không hiệu quả nếu thiếu những dự án. Bà kiến nghị cần có những cơ chế, đơn đặt hàng cụ thể.
Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Đối với người lao động, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp họ có thêm khoản chi tiêu, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, còn đối với doanh nghiệp, mặc dù có áp lực nhưng việc tăng lương cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực khi giữ được chân người lao động và góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Chính bởi vậy, thông tin Hội đồng lương Quốc gia đã chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng với mức 7,2%, thực hiện từ 1/1/2026 đã thu hút sự quan tâm, chú ý của cả doanh nghiệp và người lao động, cả hai bên đều cho rằng đây là mức tăng hợp lý.
Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Với mục tiêu giúp người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội có cơ hội tìm hiểu, lựa chọn việc làm phù hợp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với lãnh đạo 5 Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh: Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Bình, Cao Bằng và Lạng Sơn tổ chức Phiên giao dịch việc làm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, qua đó kết nối hiệu quả cung - cầu lao động.
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức năm 2025.
Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Luật Việc làm năm 2025 đã đưa vào một nội dung quan trọng về đăng ký lao động. Theo đó, tất cả lao động Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đều được đăng ký gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đây là nền tảng xây dựng cơ sở dữ liệu lao động quốc gia.
Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Những yếu tố này đòi hỏi Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi, bảo đảm quyền, chế độ cho họ đồng thời cũng để thích ứng với thời kỳ dân số già đang diễn ra mạnh mẽ.
6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

Thông tin về công tác việc làm và an toàn lao động 6 tháng đầu năm 2025, Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 125.084 người lao động, đạt 74% kế hoạch năm 2025, tương ứng tăng 0,13% so với cùng kỳ năm 2024.
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Từ 1/1/2026, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm. Đây là một trong những nội dung mới tại Luật Việc làm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động