--> -->

Người giữ hương vị nem Phùng

Nem Phùng được biết đến là một món ăn có từ rất lâu đời trong dòng ẩm thực của người Hà Nội. Nhằm gìn giữ hương vị chuẩn nem Phùng cổ, bà Nguyễn Thị Tuyết đã dành hơn 3 thập kỷ để gắn bó với món ẩm thực gia truyền tinh tế này.
Gìn giữ văn hóa Mường giữa lòng Thủ đô Gìn giữ văn hóa người Dao dưới chân núi Tản

Chạy dọc con đường Nguyễn Thái Học ở Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng (Hà Nội), rất dễ dàng để bắt gặp những cửa hàng bán nem Phùng nằm ngay bên lề đường. Ngoài món chính đặc trưng, các cửa hàng còn có thêm nem chua, chả giò, bột sắn dây, bánh đa,… là những sản phẩm mà người dân nơi đây tự tay chế biến.

Theo lời kể của những người sống lân cận, món nem Phùng đã có từ rất xa xưa, cùng với đó, các cửa hàng bán nem đều dùng chung một loại nguyên liệu giống nhau. Thế nhưng để nói về món nem Phùng truyền thống thì chỉ có một. Chúng tôi được giới thiệu đến cơ sở làm nem của bà Nguyễn Thị Tuyết.

Nem Phùng nhà bà Tuyết đã có từ thời Pháp thuộc, là nghề chính của gia đình, nuôi sống biết bao nhiêu thế hệ. Bà Tuyết nói: “Tôi cũng không biết chính xác nghề của gia đình có từ khi nào, chỉ được nghe qua lời của mẹ chồng kể lại. Trước đó tôi là người công chức ngành văn hóa nghệ thuật cho đến năm 1989. Tôi sinh đứa con thứ ba và quyết định nghỉ chế độ, rồi chính thức tiếp nối, gìn giữ nghề làm nem Phùng”.

Người gìn giữ hương vị nem Phùng cổ

Bà Nguyễn Thị Tuyết – Chủ thương hiệu nem Phùng. (Ảnh: Quang Linh)

Bà Tuyết cho biết, điều đặc biệt để tạo nên hương vị riêng của nem Phùng nằm ở khâu chọn nguyên liệu. Phần thịt tươi khi còn nóng, vẫn có cảm giác dính tay, được luộc chín, vớt ráo, quạt cho nguội, trước khi đi vào công đoạn cắt sợi; phần bì sẽ phải cạo sạch, luộc kỹ rồi đưa vào máy thái. Sau khi cắt sợi dài thì sẽ đến công đoạn tẩm gia vị rồi thái lại bằng tay.

Có một điều làm nên sự khác biệt của nem Phùng là sử dụng hai loại thính riêng, một loại dùng để tạo màu, và một loại là để gia tăng hương vị. Các nguyên liệu còn lại là thính, lá chanh được trộn đều tay với thịt và bì, gói kèm lá sung, bọc trong lớp lá chuối xanh.

Cơ sở sản xuất nem của bà Tuyết chỉ vỏn vẹn 20m2, được phân làm 2 khu, một bên làm nem Phùng và một bên làm nem chua. Hoạt động từ sáng sớm, gia đình nhà bà cùng 3 nhân công miệt mài cho ra thành phẩm trước khi đem sang cửa hàng để bán.

Với bà Tuyết, được bán hàng là một niềm vui: “Hàng ngày, bán được 50 đến 60kg nem, bán được nhiều nhất là vào những ngày cuối tuần, tăng lên 80 đến 90kg. Có hôm bán không xuể, liên tục đến mức luôn tay luôn chân. Cứ 150 nghìn/kg, nem Phùng giúp chúng tôi đem lại lợi nhuận hơn 20 triệu đồng mỗi tháng”.

Là một khách hàng sành ăn nem Phùng, anh Vũ Xuân Mạnh (Phúc Thọ - Hà Nội) cho hay: “Ở Phùng mà tìm một nơi bán nem ngon thì chỉ có nhà cô Tuyết, nem ráo, vị đặc trưng và rất thơm, giá cũng rẻ hơn so với các chỗ khác. Điều tôi cảm thấy an tâm hơn cả, đây là một trong những hộ kinh doanh có giấy chứng nhận sản phẩm OCOP”.

Đồng quan điểm với anh Mạnh, ông Nguyễn Gia Minh (Sơn Tây - Hà Nội) nói: “Tôi biết quán này qua hội chợ ẩm thực, nem ở đây không phải làm từ mỡ mà là làm từ ba chỉ, không bị dai, thịt rất thơm. Mỗi tháng tôi đều quay lại đây 2 lần và nhất quyết chỉ mua ở quán này”.

Món nem Phùng nghe sơ qua rất đơn giản, nhưng để có thể làm ra hương vị nem đất Phùng thì rất ít người bắt chước được. Mặc dù chi phí đầu tư rất ít, máy móc đơn sơ, quy mô không lớn, tuy nhiên với cơ sở sản xuất của bà Tuyết, máy móc cũng chỉ giúp được một phần trong tất cả các công đoạn chế biến, sử dụng sức lực và đôi bàn tay khéo léo mới là điều quan trọng.

Người gìn giữ hương vị nem Phùng cổ
Nem Phùng gia truyền của gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết. (Ảnh: Quang Linh)

Tuy có sự nổi tiếng một vùng, nhưng nem Phùng nhà bà Tuyết hiện chỉ kinh doanh ở hình thức bán lẻ, có khách đặt thì làm nhiều hơn bình thường. Việc nhận đơn hàng những nơi xa cũng gặp rất nhiều khó khăn do nem tươi có thời gian bảo quản rất ngắn. Sản phẩm nem Phùng do cơ sở sản xuất của bà Tuyết được chứng nhận OCOP là thực phẩm 3 sao vào tháng 2 năm 2020.

Trải qua nhiều năm làm nghề, gia đình bà Tuyết cũng tích lũy được số vốn kha khá. “Người người, nhà nhà làm nem Phùng, cửa hàng của tôi không còn bán được nhiều như xưa. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi hoành hành, giá cả cũng thế mà tăng lên. Ngày trước mua lá sung chỉ có 10 nghìn một cân, bây giờ đã lên thành 12 nghìn, giá thịt lợn cũng tăng lên 115 nghìn/cân. Nem của chúng tôi thường bán cho các quán bia, các cơ sở kinh doanh về ăn uống, tiệc cưới hỏi,... Tuy nhiên lượng tiêu thụ đến nay giảm hẳn, người kinh doanh như chúng tôi ít nhiều bị ảnh hưởng”, bà Tuyết chia sẻ.

Mặc dù nghề làm nem Phùng gia truyền nhà bà Tuyết đã có từ rất lâu đời, nhưng đến năm 2014 mới hoàn thành đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Song song với việc buôn bán, hộ kinh doanh của bà luôn thực hiện đóng thuế đầy đủ theo quy định của nhà nước.

Khi được hỏi về việc nghề truyền thống gia đình liệu có bị thất truyền hay không, bà Tuyết nói: “Nghề của gia đình tôi, ai cũng thích làm, tôi học nghề qua mẹ chồng tôi và đến giờ là con dâu tôi cũng đam mê theo nghề này. Nó là nghề chính không chỉ của bản thân tôi, mà của cả gia đình tôi nữa. Hơn hết, tôi cũng rất muốn mở rộng thị trường kinh doanh, tuy nhiên dịch bệnh mà hàng bán chậm hơn rất nhiều. Khát khao lớn nhất của tôi là được đem sản phẩm nem Phùng đến với nhiều người tiêu dùng, có mặt trên các siêu thị, để nhiều người biết đến. Sản phẩm bán được nhiều, chúng tôi mới có thể giữ vững nghề truyền thống, giữ được nét văn hóa ẩm thực lâu đời của Hà Nội”.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khởi công dự án đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính

Khởi công dự án đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính

Tuyến đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính (đoạn nối từ đường trục phía Nam đến đường Hương Sơn - Tam Chúc) có chiều dài 12,5km. Dự án với tổng mức đầu tư 2.080 tỷ đồng, thời gian thi công 690 ngày. Công tác giải phóng mặt bằng được 2 huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa triển khai khẩn trương, đạt được kết quả tích cực, tạo điều kiện sẵn sàng để khởi công xây dựng.
Người trực tiếp xây dựng pháp luật được hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng

Người trực tiếp xây dựng pháp luật được hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng

Với 416/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,03%), sáng 17/5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, cuối phiên làm việc sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
“Mùa sứa”, món quà từ biển

“Mùa sứa”, món quà từ biển

Khi cái nắng bắt đầu trải dài trên những bãi cát là lúc miền biển bước vào mùa hè. Với những người dân biển, mùa hè không chỉ có nắng, có gió, mà còn có một “mùa” đặc biệt, đó là “mùa sứa”.
Chủ động tổ chức thảo luận, lấy ý kiến Nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Chủ động tổ chức thảo luận, lấy ý kiến Nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Thanh Xuân vừa tổ chức lấy ý kiến của cán bộ Mặt trận Tổ quốc trên địa bàn quận góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

Sáng 17/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội chủ trì, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư, truyền thông, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe cho công nhân lao động (CNLĐ).
Thành tích ấn tượng của học sinh Việt Nam tại Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế

Thành tích ấn tượng của học sinh Việt Nam tại Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế

Đoàn học sinh Việt Nam đã ghi dấu ấn lịch sử tại Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế 2025 (Regeneron ISEF 2025), diễn ra từ ngày 11 - 16/5 tại Columbus (Ohio, Hoa Kỳ) khi giành thành tích cao nhất từ trước đến nay với 2 giải Nhì, 1 giải Ba, 3 giải Tư và 4 giải Đặc biệt từ các nhà tài trợ.

Tin khác

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Một buổi chiều Hà Nội ngập tràn nắng, tôi tìm đến khu nhà nhỏ nằm yên ả trong lòng phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Ở đó, tôi gặp bà - người phụ nữ đã bước qua tuổi 83, với ánh mắt hiền hậu và nụ cười ấm như hơi nắng cuối chiều. Người đời vẫn trìu mến gọi bà là “báu vật sống” của nghệ thuật trống hội đất Hà thành. Nhưng với tôi, ấn tượng đầu tiên lại là sự thanh thản và rạng rỡ toát lên từ dáng hình bé nhỏ, như thể bà mang theo cả nắng chiều lấp lánh trong bước đi nhẹ nhàng. Bà là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám hay “cô Minh Tâm”, cái tên thân thương mà bao thế hệ học trò trìu mến dành tặng cho người “truyền lửa” trống hội đáng kính.
Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về những tháng năm hoa lửa vẫn in đậm trong tâm trí những người lính trận. Đặc biệt, trong những ngày tháng Tư lịch sử - khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những kỷ niệm xưa lại ùa về, sống động như mới hôm qua. Mang trong mình phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ” - ông Nguyễn Tiến Thưởng người lính xe tăng năm xưa nay vẫn vững vàng trên một mặt trận khác. Ông đồng hành cùng các cựu chiến binh thị xã Sơn Tây tiếp tục dựng xây quê hương, vun đắp hòa bình bằng nghị lực, tình yêu nước và khát vọng cống hiến không ngơi nghỉ.
Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Chiến thắng mùa Xuân 1975 là bản anh hùng ca của cả dân tộc. Lịch sử mãi ghi tạc chiến công hiển hách của những đoàn quân rầm rập tiến về giải phóng miền Nam. Nhưng trong bản thiên anh hùng ca vĩ đại ấy, có đóng góp của lực lượng Công an Thủ đô - họ là những người giữ vững an ninh trật tự, là "lá chắn thép" bảo vệ hậu phương lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng.
Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Sáng sớm ngày 30/4, hàng ngàn người dân đã có mặt tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) để chứng kiến nghi lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Sáng 30/4 lịch sử, tại Thủ đô Hà Nội hàng nghìn người con đất Việt cùng hội tụ về Quảng trường Ba Đình linh thiêng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh yên nghỉ. Không quản đường xá xa xôi, không phân biệt tuổi tác, tất cả đều có chung một lòng kính yêu vô hạn dành cho Bác và tình yêu với Tổ quốc. Đồng thời, dự Lễ chào cờ trước Lăng Bác.
Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tối 27/4, ngay sau khi kết thúc chương trình "Vang mãi khúc khải hoàn", tại khu vực sân khấu đa năng Công viên Thống Nhất, 600 quả pháo tầm cao cùng 90 giàn pháo hoa tầm thấp đã thắp sáng bầu trời Hà Nội. Sự kết hợp "mãn nhãn" giữa ánh sáng, âm thanh đã tạo nên cảm xúc tự hào dâng trào trong lòng người dân Thủ đô.
Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động