Người dân tự xử “cát tặc”
![]() | Kinh hoàng với “cát tặc” |
Nhức nhối “cát tặc”
Theo phản ánh của người dân thôn Châu Long, xã Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ): Bức xúc về việc các tàu khai thác cát sỏi làm hàng triệu m3 đất hoa màu, thậm chí cả mồ mả cũng bị sụt xuống lòng sông. Đầu năm 2015, người dân đã vận động mỗi gia đình đóng 300.000 đồng để mua tàu, tổ chức tuần tra truy đuổi “cát tặc”. Cũng nhờ chiếc tàu đó mà đến nay người dân đã bắt quả tang được 4 tàu khai thác và vận chuyển cát để kéo về khu vực kè Long Châu canh giữ. Gần đây nhất, ngày 7.4.2016, người dân thôn Long Châu đã vây bắt 2 chiếc tàu (một tàu cuốc và một tàu vận chuyển) đang nạo vét cát, sỏi trên lòng sông Lô của một doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
![]() |
Được biết, chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý nạn “cát tặc”. UBND tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như công an của 2 tỉnh về việc cắm mốc chỉ giới để ổn định an ninh trật tự tại địa phương trên địa bàn dòng sông Lô. Bên cạnh đó cũng yêu cầu các cơ quan cấp trên không cấp phép khai thác cát sỏi tại khu vực thôn Long Châu, nhưng tình trạng khai thác cát sỏi vẫn diễn ra vì nếu tình trạng khai thác cát vẫn diễn ra rầm rộ như hiện nay thì chẳng mấy chốc cả bờ kè thôn Long Châu sẽ bị sụt hết. Không chỉ có thế, hơn 200 hộ dân thôn Long Châu sẽ không còn nơi ở, không còn đất sản xuất.
Trước đó, đầu năm 2016, hàng trăm hộ dân Tả Bồi, thôn Trà Liên Tây, xã Triệu Giang (Triệu Phong, Quảng Trị) cũng mất ăn, mất ngủ vì nạn khai thác cát trái phép hoành hành nhiều năm nay ngay tại khúc sông chảy qua trước mặt làng này. Sau nhiều lần kiến nghị, cầu cứu chính quyền, ngành chức năng vào cuộc xử lý, nhưng không mang lại kết quả, người dân đã tự tổ chức đẩy đuổi các đối tượng khai thác cát trái phép; song việc làm này gặp không ít rủi ro, nguy hiểm…
Cơ quan chức năng buông lỏng quản lý
Trước những thông tin về tình trạng “cát tặc” lộng hành ở một số địa phương vào đầu tháng 3.2016, Chính phủ đã chỉ đạo về việc giải quyết tình hình khai thác, kinh doanh, tập kết cát sỏi trái phép trên một số tuyến sông. Ngoài ra Chính phủ cũng giao Bộ Công an chủ trì nghiên cứu, xây dựng quy chế phối hợp trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản ở khu vực giáp ranh. Đồng thời giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thành lập các đoàn kiểm tra các mỏ cát, các dự án nạo vét luồng, đặc biệt là tại các địa bàn giáp ranh; kiên quyết thu hồi giấy phép khai thác cấp sai quy định và giấy phép đã cấp cho các đơn vị nhưng có nhiều sai phạm trong hoạt động khai thác, nạo vét luồng và các dự án nạo vét hoạt động kém hiệu quả, không đủ năng lực hoạt động. |
Nhiều ý kiến cho rằng, việc “cát tặc” lộng hành phải để chính quyền xử lý bằng pháp luật. Nhưng vì sao người dân vẫn tự ý giải quyết vụ việc một cách manh động như vậy? Câu hỏi đặt ra: Phải chăng việc thực thi luật pháp chưa kịp thời, chưa nghiêm minh hay do sự thờ ở của chính quyền, hay do chế tài xử lý các hành vi vi phạm đó chưa đủ răn đe…? Dù câu trả lời chính xác là gì thì tất cả đều dẫn đến hệ lụy tất yếu là niềm tin của nhân dân vào chính quyền địa phương, cơ quan chức năng ngày càng suy giảm, từ đó dẫn tới xu hướng người dân mất niềm tin vào chính quyền cơ sở.
Theo Luật sư Tạ Anh Tuấn (Đoàn luật sư TP. Hà Nội): Hành vi của người dân tự xử lý, ngăn chặn “cát tặc” mục đích của họ cũng chỉ là ngăn chặn việc khai thác cát tùy tiện bừa bãi, chứ họ không nhằm vào mục đích cưỡng đoạt, phá hoại tài sản. Có thể là người dân phản ánh nhiều lần, nhưng cơ quan chức năng không có hành động ngăn chặn hiệu quả nên họ mới bức xúc và hành xử như vậy. Từ suy nghĩ bột phát, họ không còn cách nào khác nên đã tự đứng ra để ngăn chặn, xua đuổi. Trong trường hợp này, pháp luật cũng không cho phép, dù các đối tượng có khai thác cát trái phép. “Vấn đề cát tặc lộng hành phải do chính quyền địa phương và các cấp có thẩm quyền xử lý. Người dân không phải là cơ quan quản lý Nhà nước, nếu họ phát hiện ra những tàu có dấu hiệu khai thác cát trái phép thì người dân phải báo cơ quan Nhà nước để làm việc theo đúng thẩm quyền quy định của pháp luật. Còn hành vi dùng súng tự chế để bắn vào các tàu cát, dùng vũ lực để đe dọa là hành vi nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Pháp luật không cho phép người dân có hành vi đó”, Luật sư Tuấn cho biết.
H.Duy – S.Hào
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Bologna đánh bại AC Milan, đăng quang Coppa Italia lần đầu sau hơn 50 năm

“Những chặng đường bụi bặm” tập 25: Nguyên phanh phui bí mật, Hậu đối mặt sự thật

Nhận định Osasuna vs Atletico Madrid: Bài test cuối cho giấc mơ châu Âu

Hà Nội điều chỉnh, bổ sung danh mục 339 hồ, ao, đầm không được san lấp

Vallecano vs Real Betis: Bản lề cho cuộc đua châu Âu

Nhận định Espanyol vs Barca: Bước cuối cùng tới ngôi vô địch

Giá vàng thế giới lao dốc, bất ngờ xuyên thủng mốc 3.200 USD/ounce
Tin khác

Phát hiện 800kg trứng gà non, tràng gà đông lạnh không rõ xuất xứ tại Hoàng Mai, Hà Nội
Tin nóng 15/05/2025 06:34

Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo
Pháp đình 14/05/2025 14:24

Xét xử phúc thẩm cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân
Pháp đình 14/05/2025 12:38

Công an Hà Nội liên tiếp đình chỉ 2 cán bộ có dấu hiệu sai phạm
Tin nóng 14/05/2025 06:22

Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người
Tin nóng 13/05/2025 22:21

Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn đông lạnh không rõ xuất xứ
Tin nóng 13/05/2025 21:52

Viện lý do đang làm đề tài nghiên cứu để bán đất hiếm không hóa đơn
Pháp đình 13/05/2025 21:11

Học chiêu lừa đảo ở Campuchia, nhóm đối tượng bị bắt khi thực hành tại Việt Nam
Tin nóng 13/05/2025 19:12

Khởi tố ông Nguyễn Thanh Phong, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm về tội nhận hối lộ
Tin nóng 13/05/2025 19:05

Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo xử lý vụ Công an phường Dương Nội
Tin nóng 13/05/2025 18:30