Người dân huyện Ứng Hòa ổn định cuộc sống nhờ chuyển đổi thành công cơ cấu cây trồng
Chuyển biến tích cực nhờ nông thôn mới | |
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm | |
Huyện Ứng Hòa: Hơn 80% lao động nông thôn sau học nghề có việc làm |
Cải thiện cuộc sống từ rau an toàn
Ghé thăm thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi thấy những cánh đồng rau bát ngát không thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Để có được những cánh đồng sạch này, người dân thôn Vĩnh Thượng đã sử dụng các chế phẩm sinh học tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường cũng như đảm bảo chất lượng đầu ra cho sản phẩm.
Chúng tôi được gặp và trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thúy (thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công) khi bà đang làm đất trồng vụ dưa lê mới. Dù thời tiết nắng gắt nhưng bà vẫn cố gắng trồng cho kịp vụ vì cả nhà giờ chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Bà Thúy cho biết, giờ nói tới rau an toàn thì phải nhắc tới thôn Vĩnh Thượng. Nếu như trước kia, người dân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng rau sạch, thường sử dụng các loại phân hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật thì hiện tại chỉ dùng phân lân và phân hữu cơ trong quá trình chăm sóc cây trồng.
Đã từng trải qua nhiều nghề, thế nhưng, Anh Vũ Văn Biên lại lựa chọn cho mình con đường về quê trồng rau an toàn. |
Theo bà Thúy, từ khi chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng màu, thu nhập của gia đình bà khá hơn hẳn. Gia đình bà Thúy trồng 2 loại quả chính là dưa lai (hay còn được gọi là dưa chuột), loại còn lại là dưa lê. Dưa lê là loại cây dễ trồng và chăm sóc, khi cây còn nhỏ, chỉ cần bón một lượng nhỏ phân lân, sau khi cây trưởng thành thì bón thêm phân hữu cơ, trong quá trình chăm sóc chỉ cần để ý sâu bệnh hại, tưới nước thường xuyên là sẽ cho thu hoạch.
“Cứ như vậy, nếu các gia đình thực hiện đúng theo đúng quy trình thì sẽ đảm bảo được chất lượng của cây rau trước khi bán ra thị trường. Với 8 sào ruộng trồng dưa lê, gia đình tôi đưa về nguồn thu gấp đôi so với trồng lúa. Cùng đó, dưa lê trồng tại thôn Vĩnh Thượng khá hợp đất nên quả thường to, vị ngọt sắc, do đó, thương hiệu dưa lê Vĩnh Thượng đã được nhiều người biết đến”. – Bà Thúy cho hay.
Cách cánh đồng của bà Thúy không xa, cánh đồng rau rộng 3600 m2 của gia đình anh Vũ Văn Biên hiện đã cho thu hoạch đa dạng các loại rau, củ, quả. Bằng sự cần cù, chịu khó, chỉ trong vòng hơn 1 năm, anh Biên đã biến mảnh đất khô cằn thành cánh đồng rau tươi tốt. Hiện tại, gia đình anh Biên đang trồng các loại rau được thị trường ưa chuộng như: rau cải canh; cải ngồng; mùng tơi; cà chua và bí đao… Đặc biệt, để phát triển cánh đồng rau theo hướng lâu dài, anh Biên đã học hỏi, tìm tòi cách làm hay trong việc nuôi cấy rau an toàn.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Biên chia sẻ: “Ban đầu khi bắt đầu làm nông nghiệp mình gặp khá nhiều khó khăn. Vốn đầu tư ban đầu bỏ ra hơn 200 triệu, trong khi đó, do chưa biết được hết kĩ thuật chăm sóc rau nên làm đâu hỏng đấy. Ví như năm trước, toàn bộ dưa lê mình trồng đều bị hỏng, rau màu cũng không được thu vì bị bỏ nhảy cắn. Việc trồng rau thất bại khiến mình khá chán nản, tuy nhiên được sự động viên của gia đình và bạn bè nên mình đã cố gắng học hỏi kĩ thuật chăm sóc rau. Tới thời điểm hiện tại, mình đã cơ bản thành công trong mô hình trồng rau an toàn.”
Thu nhập cao nhờ trồng cây ăn quả
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều hộ gia đình tại xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa đã tìm cho mình hướng đi đúng đắn phù hợp với đặc điểm đất trồng tại địa phương. Gia đình ông Chu Văn Kiểm là một trong những hộ điển hình thành công với mô hình trồng bưởi Diễn cho thu nhập cao.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Kiểm cho biết, ông đã từng làm rất nhiều nghề để kiếm sống. Ngày trước gia đình ông làm công việc ấp trứng vịt lộn và làm nông nghiệp, từ khi huyện Ứng Hòa bắt đầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông và gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây ăn quả lâu năm.
Như một cái duyên, ông Kiểm biết tới cây bưởi Diễn, loài cây được trồng phổ biến tại huyện Phúc Thọ. Sau quá trình nghiên cứu, ông quyết định cải tạo đất trồng bưởi từ năm 2008. Ban đầu vườn nhà chỉ có khoảng 100 gốc bưởi Diễn, sau này, ông Kiểm tự nhân giống và mở rộng diện tich trồng bưởi, tính tới thời điểm hiện tại ông Kiểm đang có hơn 200 gốc bưởi Diễn đã cho thu hoạch.
Gia đình ông Chu Văn Kiểm là một trong những hộ gia đình tiên phong trong việc trồng cây ăn quả tại xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa. |
Đưa lại hiệu quả cao về kinh tế, thế nhưng, việc trồng và chăm sóc bưởi để bưởi cho ra quả chất lượng là điều không phải ai cũng làm được. Do chưa có kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây ăn quả nên thời gian đầu ông Kiểm gặp khá nhiều khó khăn.
Với tinh thần ham học hỏi, ông Kiểm đã tới tham quan các mô hình trồng bưởi diễn thành công tại nhiều địa phương. Thông qua việc tiếp xúc với các chủ trang trại trồng bưởi, ông dần biết được những lưu ý khi trồng bưởi diễn để cho năng suất cao. “ Đối với cây bưởi diễn, mỗi luống phải đảm bảo dãn cách hàng với hàng khoảng 4m, những năm đầu sau thu hoạch phải cắt tỉa cành để đảm bảo độ cao cho cây bưởi. Cùng đó, trong quá trình chăm sóc phải thường xuyên để theo dõi vì mỗi cây có một loại bệnh khác nhau.”- ông Kiểm chia sẻ.
Trong suốt quá trình trồng và chăm sóc bưởi diễn, ông luôn đặt phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh lên hàng đầu. Theo đó, cây bưởi trong quá trình phát triển sẽ mắc phải các loại sâu bệnh như nhện đỏ; Sâu đục thân; Ruồi vàng.... Do đó, phải phát hiện sớm để không bị lan sang các cây khác và chữa trị kịp thời cho cây.
Trời không phụ lòng người, những nỗ lực của ông đã được đền đáp. Bắt đầu từ năm 2012, vườn bưởi của ông đã cho thu hoạch. Nếu trừ mọi chi phí, mỗi năm, 200 gốc bưởi đưa về cho gia đình ông hàng trăm triệu đồng. Ông Kiểm cho biết, từ khi trồng bưởi diễn, ông thấy hiệu quả đưa lại hơn hẳn so với trồng lúa và trồng các loại cây khác.
Không chỉ có hộ gia đình ông Kiểm thành công với mô hình trồng bưởi diễn mà rất nhiều hộ dân tại xã Liên Bạt đã có cuộc sống khá hơn nhờ phát huy thế mạnh của cây ăn quả. Để hướng tới phát triển lâu dài, cạnh tranh được với bưởi Diễn xuất xứ từ các địa phương khác, người dân nơi đây đang tập trung chú trọng vào phát triển chất lượng, tạo thương hiệu riêng cho mình.
Nhờ chuyển đổi thành công cây trồng kém hiệu quả, đời sống của người dân huyện Ứng Hòa đã và đang thay đổi từng ngày. Đây cũng là một trong những thành công trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phương trong việc phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho người dân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi
Nông thôn mới 09/01/2025 15:02
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 19/12/2024 09:49
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội
Nông thôn mới 08/12/2024 12:08
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng
Nông thôn mới 07/12/2024 06:36
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
Nông thôn mới 05/12/2024 17:14
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 19/11/2024 20:04
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 17/11/2024 15:01
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22