Người giáo viên “giữ lửa” ca trù đất Chanh Thôn
Paris Saint Germain 3-0 Real Madrid: "kền kền" gẫy cánh ở Paris | |
Nạn nhân cuối cùng trong vụ thảm sát ở Đan Phượng được xuất viện |
Nhắc đến ca trù Chanh Thôn đất Phú Xuyên không ít người thán phục bởi vốn cổ, lời xưa vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn đến tận ngày nay. Không những thế, nhiều năm trở lại đây, Chanh Thôn còn được biết đến là “địa chỉ đỏ” lưu giữ và phát triển ca trù.
Theo hướng dẫn của người dân trong làng, chúng tôi tìm đến bà Nguyễn Thị Ngoan, người đã góp phần không nhỏ gìn giữ, bảo tồn những giá trị truyền thống quý báu trên vùng đất này. Dù đã ngoài 70 tuổi nhưng bà Ngoan vẫn rất minh mẫn và vui vẻ khi có người đến tìm hiểu về nghệ thuật ca trù.
Bà kể lại cho chúng tôi nghe về truyền thống ca trù của làng, có thể coi là “độc nhất vô nhị” ở đất Hà Thành. Theo đó, nghề hát ca trù tại vùng Chanh Thôn đã có lịch sử phát triển từ cuối thế kỷ 18. Thời kỳ cực thịnh nhất là giai đoạn những năm 40 của thế kỷ trước, các nghệ nhân trong làng đã mở một số ca quán. “Lúc ấy có thể nói đó là thời kỳ vang bóng của ca trù ở đồng bằng Bắc Bộ, sau năm 1945 cả làng tôi có 18 kép đào, 32 ca nương và rất đông các quan viên đánh trồng chầu. Tuy nhiên sau thời kỳ này, dân làng Chanh Thôn nô nức tham gia cách mạng bảo vệ quê hương, không còn nhiều thời gian dành cho ca trù nữa”, bà Ngoan kể lại.
Cũng từ đó, ca trù Chanh Thôn chịu cảnh “im hơi lặng tiếng”. Trải qua nhiều năm dần bị quên lãng, đến đầu năm 2007, ca trù Chanh Thôn đã được những người có trách nhiệm tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Hà Tây (cũ) và Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam phát hiện, khảo sát và đánh giá “là vật báu quốc gia”.
Cùng với niềm vui đó, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam công nhận 2 đào hát là bà Nguyễn Thị Khướu, bà Nguyễn Thị Vượn và kép đàn, ông Vũ Văn Khoái là Nghệ nhân Dân gian, nghệ thuật hát ca trù tại đây được công nhận là Địa chỉ văn hóa dân gian thì ca trù Chanh Thôn có sự khởi sắc trở lại.
Sinh ra trên mảnh đất gắn liền với âm thanh "tom tom, chát chát", lại sống trong gia đình có bà nội là người hát ca trù rất giỏi nên bà Nguyễn Thị Ngoan gắn bó với ca trù từ nhỏ. Vốn xuất phát là giáo viên dạy văn, nhưng bằng tình yêu với ca trù bà đã khởi xướng và cùng một số người thành lập Câu lạc bộ ca trù Chanh Thôn với mục đích giữ gìn một loại hình nghệ thuật đặc biệt trong kho tàng nghệ thuật truyền thống Việt Nam và tạo sân chơi cho các nghệ nhân truyền dạy cho thế hệ trẻ.
Năm 2005, bà Ngoan về hưu và dành trọn tâm huyết với nghệ thuật truyền thống của quê hương. Đích thân bà Ngoan đã đứng ra tổ chức lớp học, mời nghệ nhân trong làng dạy hát ca trù miễn phí cho tất cả mọi người. Từ đó, người dân Chanh Thôn ngày nào cũng thấy một người phụ nữ đến từng nhà vận động người già, người trẻ tham gia hát ca trù.
Từ việc không có thành viên nào những ngày mới bắt đầu, đến nay Câu lạc bộ ca trù Chanh thôn đã có hàng chục người tham gia. “Nhiều cháu nhỏ còn trong độ 7 đến 15 tuổi nhưng đã theo học rất hăng say như cháu Nguyễn Thủy Tiên, cháu Nguyễn Khánh Ly, cháu Trần Thị Dung,... Đó là tín hiệu rất đáng mừng khi các cháu nhỏ bắt đầu dành sự quan tâm đến nghệ thuật dân gian”, bà Ngoan vui vẻ kể.
Hơn 10 năm qua, bà đã cùng các nghệ nhân mở 15 lớp học ca trù vào các buổi tối thứ 5, thứ 7 hàng tuần với 150 học viên được dạy và truyền nghề. Song song với việc dạy và học, Câu lạc bộ cũng đã tổ chức nhiều buổi biểu diễn ở địa phương, đồng thời tham gia các hội thi và dành được nhiều giải thưởng, bằng khen.
Từ đây, nhiều ca nương trưởng thành cùng Câu lạc bộ tham gia nhiều liên hoan hát ca trù và giành được giải cao như: Năm 2009 đoạt 4 huy chương Vàng tại Liên hoan Câu lạc bộ ca trù toàn quốc và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen; năm 2017, đoạt 2 giải đặc biệt, 1 giải A1, 1 giải A2 tại liên hoan nghệ thuật ca trù do Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội tổ chức,… Với tâm huyết của bà và những nghệ nhân, loại hình ca trù không chỉ được bảo tồn, truyền lại cho các thế hệ sau mà còn ngày một phát triển.
Nay tuổi đã xế chiều, nhưng lúc nào bà Ngoan cũng đau đáu với loại hình nghệ thuật này, mong muốn truyền lại môn hát ca trù không chỉ với thế hệ trẻ làng mình mà còn có thể lan tỏa sang làng khác và toàn huyện. Để môn nghệ thuật ca trù có thể trường tồn mãi mãi với quê hương. Với những thành tích hết sức đáng quý, bà đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2019.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn
Gương sáng 21/01/2025 17:54
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật
Gương sáng 31/12/2024 20:22
Chuyện về người tuần đường mẫn cán
Gương sáng 31/12/2024 08:17
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37