-->
Nhà viết kịch Thanh Hương:

Ngôi sao sáng của nền sân khấu cách mạng Việt Nam

Mới đây, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc tổ chức Hội thảo “Nhà văn, nhà viết kịch Thanh Hương, cuộc đời và sự nghiệp”. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, nhìn lại những giá trị, đóng góp suất sắc của nhà viết kịch Thanh Hương trong hoạt động nghệ thuật nước nhà.
ngoi sao sang cua nen san khau cach mang viet nam Công diễn vở kịch “Đứa con tội phạm”
ngoi sao sang cua nen san khau cach mang viet nam Hội Nhà văn Nga tặng TP.Hà Nội tượng Đại thi hào A.S.Pushkin

Từ cung đường khói lửa

Nhà viết kịch Thanh Hương tên thật là Đặng Thị Xuân, sinh năm 1939 tại làng Đông Phái, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Bà nguyên là Đại biểu Quốc hội Việt Nam Khóa IX (1992-1997) và Khóa X (1997-2002), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên Nhi đồng, nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam… Trong cuộc đời cầm bút, nhà viết kịch Thanh Hương đã cho ra đời 27 kịch bản, trong đó 6 kịch bản đã in thành sách và 3 công trình sách khác. Những tác phẩm nổi tiếng của bà như “Ngôi sao ban ngày” (1972), “Thung lũng tình yêu” (1980), “Vàng” (1985), “Đỉnh cao và vực thẳm” (1991), “Bài ca người mẹ” (1995), “Đời người giấc mộng” (1996)…

Với những đóng góp to lớn cho ngành sân khấu nước nhà, bà đã được Chủ tịch Nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007. Để có được những kịch bản như vậy, nhà viết kịch Thanh Hương đều lấy mẫu nhân vật từ những chuyến đi thực tế ở cở sở trong đời sống xã hội để tái hiện thành hình tượng sân khấu. Từ hậu phương đến chiến trường khốc liệt Quảng Trị, đường mòn Hồ Chí Minh, những sự kiện được bà phản ánh là người thực, việc thực, cuộc sống thực nên có sức truyền cảm của kịch bản đến vở diễn.

Nói về những chuyến đi thực tế, nhà viết kịch Thanh Hương kể: “Tôi đã sống bên những cô gái Hà Nội trên đường Trường Sơn, đã tâm tình trò chuyện, kể cả ngủ chung hầm với họ. Họ lúc phải ăn đói, mặc rách, thiếu từ sợi chỉ cây kim đến quả bồ kết gội đầu. Hàng ngày công việc “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến” của họ đã giúp tôi vượt qua nỗi sợ rừng, sợ đêm tối, sợ bom đạn Mỹ, sợ cả con vắt bám vào tay … để hoàn thành một chuyến đi thắng lợi”. Không may sau này, căn hầm đó đã bị bom cào bằng và 4 cô gái làm đường hôm nào đều đã hy sinh. Ký ức đó đã giúp nhà viết kịch Thanh Hương xúc động viết vở “Ngôi sao ban ngày”, trong đó có vai Na là nhân vật bà yêu quý nhất, nhân vật thật của cung đường khốc liệt này.

ngoi sao sang cua nen san khau cach mang viet nam
Nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam tặng hoa cho nhà viết kịch Thanh Hương. Ảnh: Phương Bùi

Đến công trường rộn tiếng ca

Khi đất nước giải phóng, nữ sĩ Thanh Hương lại lao đi thực tế để sống cùng công nhân xây dựng ở thủy điện Sông Đà, thâm nhập sâu trong vùng mỏ Quảng Ninh... Từ thực tế nóng bỏng ấy, nữ văn sĩ Thanh Hương đã viết ra những tác phẩm chân thực, sinh động. Tiêu biểu trong những tác phẩm hiện thực ấy là vở “Thung lũng tình yêu” được bà viết từ thực tế ở công trường thủy điện Sông Đà. Vở kịch như một bản anh hùng ca và tình ca của người lao động trên công trường sắt đá. Họ đã xây dựng nên tình bạn, tình yêu thật cao đẹp như mối tình giữa Sơn và Kim Thư – hai trí thức trẻ hay giữa hai công nhân trẻ là Đấu và Cẩm Vân; giữa chị Nhân và bác Đông, lớp công nhân đã có tuổi… Ngoài ra, còn có tình bạn, tình đồng chí tha thiết, đậm đà giữa chuyên gia Liên Xô A-lếch-xây hay Mi-kha-in người Đức với công nhân và cán bộ kỹ thuật Việt Nam. Vở “Thung lũng tình yêu” sau đó đã diễn liên tục ở rạp Công nhân Hà Nội lúc nào người xem cũng chật cứng, đa số là khán giả trẻ.

Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Hoàng Chương nhận định, dù kịch Thanh Hương viết cách đây 30 năm, nhưng giá trị hiện thực vẫn còn tính thời sự, bởi tính tư tưởng của kịch Thanh Hương vẫn thống nhất với tư tưởng của Đảng trong xây dựng con người mới và chống quan liêu, tham nhũng. Đó là những tác phẩm sân khấu không những mang tính thời sự mà còn sống mãi với thời gian. Bên cạnh chuyên môn giỏi, NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam nhận xét, bà còn là người vợ, người mẹ hết lòng vì gia đình. Chồng mất sớm, lúc bà chỉ mới 30 tuổi, một mình nuôi 2 đứa con, nhưng năm 1972, giữa những ngày chiến tranh ác liệt nhất, bà đã xung phong ra chiến trường để viết về cuộc chiến đấu lớn lao của dân tộc.

Trong cuốn hồi ký “Đi trong cuộc sống” của nhà viết kịch Thanh Hương do NXB Hội Nhà văn phát hành, bà từng chia sẻ: “Tôi gửi hai con Hà, Quang đi sơ tán theo cơ quan Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Trước lúc lên đường ra mặt trận, tôi mua gạo, mì, dầu, thịt đậu kho một nồi, tem phiếu mua thực phẩm và sổ gạo, tất cả tôi gửi chị Minh Yến – Phó văn phòng Hội. Tôi nhờ chị Yến báo cơm tập thể cho 2 cháu, hàng tháng lĩnh lương của tôi nộp cho nhà ăn… Tôi ôm hai đứa con vào lòng, hít hà mái tóc cháy nắng đỏ quạch của cháu Quang mới mười tuổi, cháu Hà mười một tuổi trông các con tôi đen đủi, gầy gò, mắt các cháu mở to, ngơ ngác nhìn tôi như muốn hỏi: “Mẹ đi xa à?...” Tôi cắn chặt môi tóe máu, nuốt nước mắt vào trong quay đi, bởi còn ôm thêm một giây nữa thì tôi bật khóc và gửi 2 con cho chị Yến, khuyên bảo con ngoan, nghe lời cô Yến dạy bảo, rồi xa con, tiến thẳng vào phía Nam…”

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Xem thêm
Phiên bản di động