Nghiêm cấm đưa lao động tới khu vực bị nhiễm xạ ở Nhật Bản
![]() | Nhu cầu tuyển lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc tăng cao |
![]() | Thị trường lao động Nhật Bản: “Quyết trảm” để cứu thị trường lớn |
Trước đó, ngày 8/3, Cục Quản lý lao động ngoài nước nhận được thông tin về việc một thực tập sinh Việt Nam khiếu nại đến cơ quan chức năng tại Nhật Bản về việc mình bị đưa đến làm việc tại khu vực nhiễm phóng xạ tại tỉnh Fukushima. Đây là khu vực bị nhiễm phóng xạ ở mức cao sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima từ năm 2011 và hiện đang được cách ly.
![]() |
Ứng viên tham gia chương trình đào tạo điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản (Ảnh minh họa:Dolab): Nhandan.com.vn |
Theo đó, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho thực tập sinh, Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các công ty phái cử lao động khẩn trương liên hệ, rà soát với các nghiệp đoàn tiếp nhận để tìm hiểu thông tin vụ việc. Trường hợp nếu có thực tập sinh bị đưa vào làm việc ở khu vực cấm như đã nêu trên, các doanh nghiệp cần báo cáo và phối hợp với Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thực tập sinh; khẩn trương cử cán bộ sang Nhật Bản để giải quyết vụ việc.
Cũng tại công văn này, Cục quản lý lao động ngoài nước nghiêm cấm việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại các khu vực bị nhiễm xạ, bị nhiễm độc và khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm (theo điều 1, Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2017). Cục cũng yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo đầy đủ thông tin rà soát về Cục trước 15/3.
Cùng với công văn gửi các doanh nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng có công văn gửi Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản, trong đó đề nghị: Ban Quản lý cần khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng của nước bạn như: Bộ Tư pháp, Tổ chức thực tập kỹ năng người nước ngoài Otit và làm việc với Liên đoàn Lao động Nhật Bản, nơi đang hỗ trợ thực tập sinh khiếu nại vụ việc, để tìm hiểu rõ thông tin.
Cục cũng yêu cầu Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản có phương án hỗ trợ cho doanh nghiệp giải quyết vụ việc nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của thực tập sinh; đồng thời, thường xuyên cập nhật thông tin và báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Liên quan đến việc khiếu nại của một thực tập sinh, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã có cuộc làm việc với Bộ Tư pháp Nhật Bản. Hiện, phía bạn đang tiến hành điều tra và sẽ hợp tác với Việt Nam để làm rõ vụ việc.
B.D
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Việt Nam nằm trong top 10 thế giới về Chỉ số AI năm 2025

Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa
Tin khác

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao
Việc làm 21/07/2025 18:20

Giăng “bẫy” việc làm, mặt tối của thị trường lao động số
Việc làm 20/07/2025 15:17

Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng
Việc làm 20/07/2025 14:59

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước
Việc làm 19/07/2025 19:30

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp
Việc làm 18/07/2025 09:08

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô
Việc làm 15/07/2025 22:22

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025
Việc làm 14/07/2025 07:42

Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia
Việc làm 14/07/2025 07:41

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi
Việc làm 13/07/2025 22:18

6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động
Việc làm 13/07/2025 18:14