--> -->

Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

Là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh bậc nhất cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai nhiều dự án đô thị lớn và cũng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động các nơi đổ về. Vì thế, nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú cho công nhân và căn hộ tái định cư là rất lớn.
Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024
Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM
Giấc mơ an cư trong những căn NƠXH tại TP.HCM vẫn còn xa vời đối với rất nhiều công nhân, người lao động có thu nhập thấp.

Ỳ ạch làm nhà ở xã hội

Không thể phủ nhận, thời gian qua, TP.HCM đã nỗ lực đầu tư các dự án NƠXH, nhà lưu trú cho công nhân, nhằm giải quyết bài toán về chỗ ở cho đại đa số người có thu nhập thấp, công nhân lao động và những người dân bị giải tỏa trắng tại các dự án đô thị. Tuy nhiên, Thành phố cũng đang đứng trước nghịch lý là trong khi dư thừa nhà ở thương mại, phân khúc cao cấp, thì các dự án NƠXH lại thiếu vắng. Trong khi nhiều nơi tìm kiếm, bố trí hoặc xây dựng các khu tái định cư, thì vẫn còn tới hàng nghìn căn hộ và nền đất tái định cư bị bỏ trống, gây lãng phí và bức xúc trong dư luận.

Chỉ tính riêng năm 2023 là thời điểm gần nhất cũng đã thể hiện rõ nghịch lý này. Số liệu trong Báo cáo 240 (ngày 9/1/2024) của Sở Xây dựng TP.HCM khiến nhiều người phải “giật mình”, khi cả năm 2023 toàn Thành phố có 19 dự án nhà ở thương mại được thông báo đủ điều kiệu bán, cho thuê mua với hơn 17.700 căn được đưa ra thị trường, riêng sản phẩm cao cấp chiếm gần 11.400 căn (64,4%), còn lại là phân khúc trung cấp, không có nhà ở bình dân.

Trong số 19 dự án nói trên, có dự án quy mô vốn lên tới hơn 1.400 tỷ đồng (như dự án chung cư cao tầng phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức), nhưng cũng thật "éo le" khi cả năm 2023, tại TP.HCM không có dự án nhà ở bình dân, NƠXH, nhà lưu trú công nhân nào hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Thậm chí trong 4 dự án NƠXH, nhà lưu trú cho công nhân đang xây dựng trong năm 2023, thì cũng chỉ có quy mô khiếm tốn hơn 4.000 căn và phải đi vay gói tín dụng 12.000 tỷ đồng. Đơn cử như dự án giai đoạn 2, thuộc khu nhà ở Nguyên Sơn (huyện Bình Chánh), vay 150 tỷ đồng; dự án NƠXH Lý Thường Kiệt (quận 10) vay 570 tỷ đồng; khu nhà ở phường Long Trường (thành phố Thủ Đức) vay 190 tỷ đồng; và nhà ở Cụm công nghiệp phường Thạnh Mỹ Lợi (thành phố Thủ Đức) vay 700 tỷ đồng.

TP.HCM: Nghịch cảnh phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM
Một dự án NƠXH trên địa bàn quận Tân Bình, TP.HCM.

Trong khi đó, báo cáo 4111 (ngày 15/5/2024) của Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy: Giai đoạn 2016 - 2020 Thành phố đã xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng 19 dự án NƠXH, với quy mô 14.954 căn. Theo Đề án xây dựng 1 triệu căn NƠXH, nhà lưu trú cho công nhân đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ, TP.HCM được giao chỉ tiêu phát triển khoảng 69.700 - 93.000 căn NƠXH. Từ năm 2021 đến quý I/2024, Thành phố đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng 3 dự án NƠXH với quy mô 865 căn. Như vậy bình quân hơn 1 năm, TP.HCM cũng chỉ mới hoàn thành được 1 dự án NƠXH, là quá thấp.

Ngoài ra Thành phố hiện có 6 dự án NƠXH đang thi công với quy mô 4.754 căn, gồm 5 dự án NƠXH với 3.714 căn và 1 dự án nhà lưu trú cho công nhân với quy mô 1.040 căn. Theo kế hoạch thực hiện các công trình thi đua chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Thành phố sẽ tập trung hoàn tất thủ tục 37 dự án NƠXH với quy mô 35.000 căn.

Cũng theo Sở Xây dựng TP.HCM (tại báo cáo số 4048 ngày 14/5/2024): Giai đoạn 2021 - 2025, Thành phố đề ra chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 23,5 m2/người; phát triển tăng thêm 50 triệu m2 sàn nhà, trong đó, nhà ở thương mại đạt 15,5 triệu m2 sàn, NƠXH đạt 2,5 triệu m2 sàn. Tuy nhiên, kết quả đạt được hết sức khiêm tốn khi năm 2021, Thành phố chỉ phát triển mới được 4,93 triệu m2 sàn nhà ở, trong đó NƠXH chỉ đạt 0,03 triệu m2 sàn, diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 20,95 m2/người; đến năm 2022, các chỉ số trên lần lượt đạt 8,45 triệu m2, 0,03 triệu m2 và 21,46 m2/người.

Đáng chú ý, đến năm 2023, các chỉ số tụt xuống chỉ đạt 6,35 triệu m2 sàn nhà ở, không có diện tích NƠXH. Trong 4 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã xây mới 1,73 triệu m2 sàn nhà ở, trong đó có 14.000m2 sàn NƠXH. Như vậy, tính từ năm 2021 đến tháng 4/2024, TP.HCM chỉ phát triển được 21,456 triệu m2 sàn nhà ở (đạt 42% chỉ tiêu đề ra), riêng NƠXH chỉ đạt mức hết sức khiêm tốn là hơn 75.600m2 sàn (đạt 3,02%).

Hàng nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang

Cũng như NƠXH, tình trạng căn hộ tái định cư cũng không mấy sáng sủa. Vừa qua, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam có báo cáo nêu rõ: Sở Xây dựng TP.HCM thống kê có hơn 14.000 căn hộ tái định cư bị bỏ trống, tập trung nhiều nhất tại khu tái định cư Bình Khánh (thành phố Thủ Đức), với hơn 12.000 căn và tại khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh với hơn 2.000 căn hộ.

TP.HCM: Nghịch cảnh phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM
Khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh hiện có nhiều căn bỏ trống, gây lãng phí.

Báo cáo số 1706 (ngày 29/2/2024) của Sở Xây dựng TP.HCM cho biết: Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng (thuộc Sở Xây dựng) hiện đã tiếp nhận 10.328 căn hộ thuộc sở hữu Nhà nước, đã bàn giao 1.315 căn hộ; tiếp nhận 2.333 nền đất, đã bố trí 368 nền đất để tái định cư. Như vậy hiện vẫn còn bỏ trống (chưa bàn giao) tới 9.013 căn hộ và 1.965 nền đất để tái định cư.

TP.HCM đã và đang triển khai nhiều dự án đô thị lớn, khiến hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng và giải tỏa trắng, rất cần tái định cư để ổn định cuộc sống. Chỉ tính riêng dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch giai đoạn 2021 - 2025, TP.HCM cần di dời 6.500 căn nhà để triển khai dự án Vành đai 3, Thành phố cũng cần đền bù, hỗ trợ, bố trí tái định cư cho 1.670 hộ bị ảnh hưởng và 645 hộ bị giải tỏa trắng. Nhu cầu tái định cư là vậy, nhưng nghịch lý là vẫn còn hàng chục nghìn căn hộ tái định cư đang bỏ trống, gây lãng phí nguồn lực, làm mất mỹ quan đô thị và gây bức xúc trong dư luận.

Tại buổi họp về tình hình kinh tế - xã hội và thực hiện Nghị quyết 98 của Quốc hội diễn ra vừa qua, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết: Thành phố hiện có 11.042 căn hộ và nền đất, trong đó 8.938 căn hộ và 2.104 nền đất được tạo lập bằng ngân sách Nhà nước đang để trống. Trong đó, Thành phố có chủ trương đấu giá 4.927 căn hộ, 42 nền đất, tập trung ở 2 khu vực gồm: 3.790 căn tại khu tái định cư Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức và gần 1.000 căn ở xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh.

Gỡ vướng chính sách

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, hiện nay các dự án NƠXH trên địa bàn thành phố đang gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến 5 nhóm vấn đề lớn. Cụ thể là về công tác chấp thuận chủ trương đầu tư, công tác quy hoạch, thủ tục các dự án đầu tư công, công tác đấu thầu và tài chính.

Thời gian qua, Ủy ban nhân dân TP.HCM đã chủ trì 10 cuộc họp (năm 2023) và 5 cuộc họp (từ tháng 1/2024 đến tháng 5/2024) về chuyên đề NƠXH, qua đó, ban hành các thông báo kết luận chỉ đạo, giao trách nhiệm cho các sở, ngành, UBND 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức tổ chức thực hiện.

Thành phố cũng đã xem xét từng vướng mắc trong các dự án cụ thể, có chỉ đạo hướng tháo gỡ trong thực hiện các thủ tục đầu tư với 45 lượt giải quyết, tương ứng với 21 dự án; ban hành trình tự thủ tục thực hiện dự án đầu tư xây dựng NƠXH; ban hành quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong thực hiện các dự án có sử dụng đất. Thành phố cũng ban hành quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế Thành phố, UBND thành phố Thủ Đức và các quận huyện trong công tác cung cấp thông tin của đối tượng mua, thuê, thuê mua NƠXH…

Cùng với đó, Thành phố đang phối hợp với Bộ Xây dựng để góp ý Nghị định về quy định chi tiết về một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý NƠXH; tiếp tục kiến nghị các cơ quan Trung ương để giải quyết các khó khăn vướng mắc liên quan đến việc đầu tư phát triển NƠXH.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Bão số 3 đang có những diễn biến phức tạp, tiếp tục mạnh lên và dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa vào trưa đến chiều mai (22/7).
Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Để chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3, các đơn vị y tế trên địa bàn Hà Nội đã chủ động xây dựng các phương án, điều kiện tốt nhất đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân trong mọi tình huống.
Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Từ Liêm đã xây dựng phương án cụ thể để bảo vệ người dân, trong đó chuẩn bị di dời 55 hộ dân tại các khu vực nguy cơ ngập sâu và yêu cầu dừng thi công các công trình có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều 21/7, đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã trực tiếp đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các gia đình học sinh gặp nạn do lật tàu tại Quảng Ninh.
Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương hỗ trợ thiệt hại vụ lật tàu Vịnh Xanh 58

Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương hỗ trợ thiệt hại vụ lật tàu Vịnh Xanh 58

Ngày 21/7, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương xác minh thiệt hại, phối hợp chi trả bồi thường kịp thời cho các nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 xảy ra tại Quảng Ninh.
Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Ngày 21/7, Ủy ban nhân dân phường Nghĩa Đô đã tổ chức Chương trình khám sức khỏe, tư vấn, cấp thuốc cho 722 đối tượng chính sách, người có công với cách mạng đang sinh sống trên địa bàn.
“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

Ở thời buổi công nghệ chiếm lĩnh trong đời sống xã hội, chỉ một cái chạm người ta có thể dễ dàng cập nhật tin tức đang diễn ra khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng, đâu đó trên các góc phố, vẫn có những khán giả trung thành với báo giấy như một phần không thể thiếu.

Tin khác

Xu hướng mới định hình thị trường bất động sản

Xu hướng mới định hình thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã có nhiều biến động rõ rệt và đáng chú ý, phản ánh một giai đoạn chuyển mình với cả cơ hội và thách thức đan xen. Theo báo cáo mới công bố của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), thị trường đang trong giai đoạn phục hồi và định hình lại với những xu hướng mới, buộc các chủ thể trong ngành cần sẵn sàng thích ứng và chủ động điều chỉnh chiến lược.
Giá xăng dầu hôm nay (17/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (17/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Hôm nay (17/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm khi tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất tại Mỹ tăng mạnh. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,06 USD/thùng, giảm 1,02%, giá dầu WTI ở mốc 65,88 USD/thùng, giảm 1,07%.
TP.HCM: Chấp thuận chủ trương đầu tư 14 dự án bất động sản trong quý II/2025

TP.HCM: Chấp thuận chủ trương đầu tư 14 dự án bất động sản trong quý II/2025

Trong quý II/2025, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư cho 14 dự án nhà ở với tổng diện tích hơn 309.560,2 m², tổng mức đầu tư hơn 15.387,4 tỷ đồng.
Bất động sản phục hồi: Thị trường chuẩn bị bước vào quỹ đạo "giá thật" để "mua thật"!

Bất động sản phục hồi: Thị trường chuẩn bị bước vào quỹ đạo "giá thật" để "mua thật"!

Trong 6 tháng đầu năm 2025, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực, cho thấy đang dần tiến tới giai đoạn cuối của quá trình phục hồi và chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. Các chủ thể trên thị trường, từ chủ đầu tư, sàn phân phối, môi giới đến khách hàng đều có sự chuẩn bị rõ rệt về chiến lược và nguồn lực để đón đầu giai đoạn mới.
Giá chung cư Hà Nội lập đỉnh mới

Giá chung cư Hà Nội lập đỉnh mới

Giá chung cư tại Hà Nội vẫn tiếp tục lập đỉnh, tăng đều từ cuối 2023 đến giữa năm 2025, hiện trung bình ở mức 70 - 80 triệu đồng/m², với những dự án cao cấp vượt 150 triệu. Thị trường đang trong chu kỳ tăng kéo dài, chi phí xây dựng cao, hạ tầng cải thiện, và cầu vẫn vượt cung, đặc biệt ở phân khúc bình dân. Trong ngắn hạn (nửa cuối 2025), giá khó có xu hướng giảm đáng kể.
Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Nửa đầu năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đặc biệt đối với thị trường bất động sản Việt Nam khi các thay đổi thể chế và quy hoạch cấp tỉnh chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7. Việc sáp nhập địa giới hành chính, đưa cả nước từ 63 xuống còn 34 tỉnh, thành phố, tạo ra làn sóng dịch chuyển dòng tiền và cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành. Trong bối cảnh đó, thị trường đang dần hình thành những trục phát triển mới, đồng thời hé lộ những vấn đề mang tính cơ cấu cần được xử lý để tạo nền tảng phát triển bền vững.
Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát

Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 201/2025/QH15 về giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư không qua đấu thầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân không sử dụng vốn đầu tư công.
Giá nhà ở xã hội vẫn ở mức cao do nhiều yếu tố cấu thành

Giá nhà ở xã hội vẫn ở mức cao do nhiều yếu tố cấu thành

Trong bối cảnh nhu cầu nhà ở xã hội ngày càng tăng cao nhưng giá bán liên tục bị phản ánh là “vượt tầm tay” của người thu nhập thấp, đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đã có những lý giải cụ thể về nguyên nhân khiến giá nhà ở xã hội không còn “rẻ” như kỳ vọng.
Giải pháp hạ giá bất động sản: Cần gỡ nút thắt pháp lý và kiểm soát đầu cơ

Giải pháp hạ giá bất động sản: Cần gỡ nút thắt pháp lý và kiểm soát đầu cơ

Thị trường bất động sản (BĐS) thời gian qua liên tục ghi nhận mức giá cao, vượt xa khả năng chi trả của phần lớn người dân, đặc biệt là nhóm thu nhập trung bình và thấp. Trong khi giao dịch vẫn trầm lắng, giá nhà đất không hạ nhiệt, kéo theo nhiều hệ lụy về an sinh xã hội và tính bền vững của nền kinh tế. Để đưa giá BĐS trở về giá trị thực, loạt giải pháp đang được đề xuất và triển khai, tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh chính sách thuế, tín dụng và cơ cấu sản phẩm.
Shophouse chân đế chung cư: Từ “gà đẻ trứng vàng” đến nỗi lo thoát hàng

Shophouse chân đế chung cư: Từ “gà đẻ trứng vàng” đến nỗi lo thoát hàng

Từng được xem là kênh đầu tư hấp dẫn nhờ tiềm năng sinh lời cao, shophouse chân đế tại các dự án chung cư nay đang rơi vào cảnh ế ẩm, giá thuê giảm sâu, giá bán đi ngang hoặc thậm chí sụt nhẹ. Thị trường biến động nhanh cùng sự thay đổi hành vi tiêu dùng đang khiến mô hình đầu tư này mất dần sức hút.
Xem thêm
Phiên bản di động