--> -->
Bệnh dịch tả lợn Châu Phi:

Nghịch lý lợn càng to càng khó xuất chuồng

Những ngày qua, bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra ở một số tỉnh, thành không chỉ gây thiệt hại cho các hộ chăn nuôi ở vùng có dịch mà đối với những vùng chưa xảy ra dịch bệnh, người chăn nuôi vẫn thấp thỏm, lo sợ, “căng mình” phòng chống dịch. Cùng đó, với những đàn lợn đã tới ngày xuất chuồng, những con lợn càng to càng bị ép giá nhưng người chăn nuôi vẫn phải chấp nhận bán để không phải gánh lỗ.  
nghich ly lon cang to cang kho xuat chuong Thừa Thiên Huế: Xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi
nghich ly lon cang to cang kho xuat chuong Quyết liệt triển khai các giải pháp ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi
nghich ly lon cang to cang kho xuat chuong Người dân chủ động rắc vôi, khử trùng chuồng trại phòng chống dịch

Người dân khó xuất chuồng đàn lợn

Từ khi thông tin ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên đã xuất hiện ở miền Bắc và nhất là khi Hà Nội đã xuất hiện vài ổ dịch ở một số quận, huyện, người chăn nuôi trở nên hoang mang, lo lắng, đứng ngồi không yên. Bởi lẽ, bệnh dịch tả lợn Châu Phi hiện chưa có thuốc điều trị hiệu quả, tỉ lệ lợn mắc bệnh tử vong rất cao, điều này mang đến nhiều rủi ro thiệt hại cho người chăn nuôi. Vì vậy, không ít người chăn nuôi ngày đêm thấp thỏm lo sợ lợn mắc bệnh. Điều lo lắng đó của người dân là có cơ sở khi trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta hiện nay còn nhỏ lẻ, tỉ lệ lây lan bệnh cao, việc khoanh vùng gặp nhiều khó khăn.

nghich ly lon cang to cang kho xuat chuong
Người dân chủ động nấu chín thức ăn thừa, rắc vôi bột, phun thuốc khử trùng để bảo vệ đàn lợn tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh

Trước sự nguy hiểm của dịch bệnh, các hộ chăn nuôi ở những vùng chưa có dịch xảy ra vẫn luôn chủ động “căng mình” tìm mọi cách phòng chống dịch. Chẳng hạn, ở trang trại chăn nuôi 1200 con lợn của ông Đặng Văn Chiến (Chương Mỹ, Hà Nội) đang thực hiện cấm trại, hạn chế đến mức tối đa việc người lạ ra vào trang trại. Các nhân viên của trang trại gần như phải ở lại trại, chỉ những trường hợp đặc biệt mới được ra ngoài. Tuy nhiên, khi vào trại phải thực hiện đúng quy trình sát trùng và cách ly.

Theo những người chăn nuôi, trước đây, gần đến ngày lợn được xuất bán, thương lái, chủ lò mổ thường đến tận nhà để săn đón trước. Tuy nhiên, đợt này, các hộ chăn nuôi phải “năn nỉ” thì họ mới đến thu mua, thậm chí người chăn nuôi phải chấp nhận bán giá rẻ hơn so với giá thị trường.

Anh Nguyễn Văn Tài (xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ) cho biết, vào những thời điểm giá lợn hơi xuống thấp hoặc những đợt xảy ra dịch bệnh, những đàn lợn số lượng càng nhiều, lợn càng to thì thương lái càng không muốn mua hoặc có mua thì ép xuống thấp hơn vài giá. Họ chê lợn to, mổ ra cũng khó bán hết. Hiện tại giá lợn hơi đang được các thương lái thu mua 35.000 đồng/kg, với giá đó khi bán người nuôi có thể bị lỗ nhưng nuôi thêm thì người nuôi càng tốn kém, có khi lại càng lỗ hơn nên rẻ cũng phải bán.

nghich ly lon cang to cang kho xuat chuong
Trong thời điểm dịch bệnh xảy ra, giá lợn hơi giảm, đối với những đàn lợn càng to càng khó xuất chuồng.

Cùng với nỗi lo khó xuất chuồng, giá lợn hơi ngày càng giảm, người chăn nuôi cũng đang canh cánh trước nỗi lo ngại dịch bệnh xảy ra trên diện rộng sẽ khiến nguồn lợn giống khan hiếm và giá lợn giống sẽ tăng cao trong thời gian tới, ảnh hưởng đến việc nhập lợn tái đàn của người dân.

Thay đổi nhận thức trong chăn nuôi

Theo khảo sát tại nhiều vùng khu vực ngoại thành Hà Nội, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có thói quen dùng thức ăn thừa để nuôi lợn, dễ phát sinh dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường... Tuy nhiên từ khi dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện ở một số quận, huyện, ngay sau đó công tác phòng chống dịch bệnh đã được chính quyền các địa phương triển khai.

Những vùng chưa có dịch bệnh xảy ra, địa phương đã triển khai công tác tuyên truyền trên loa đài về dịch bệnh, diễn biến và cách phòng chống, thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng; thống kê đàn gia súc để quản lý; tiêm phòng đẩy đủ các mũi tiêm phòng; tuyên truyền cho người dân hiểu được bệnh tả lợn Châu Phi không lây sang người.

nghich ly lon cang to cang kho xuat chuong
Người chăn nuôi mong muốn dịch bệnh sớm được khống chế, giá lợn hơi tăng trở lại để giúp họ giảm thiểu sự thiệt hại kinh tế trong chăn nuôi

Đặc biệt khi phát hiện thói quen dùng thức ăn thừa để nuôi lợn đang tồn tại ở một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, dễ phát sinh dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường..., để làm thay đổi nhận thức của người chăn nuôi chính quyền đã tuyên truyền để người dân hiểu rõ về bệnh. Đồng thời hướng dẫn bà con thực hiện việc đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi, từ đó phần nào bà con đã dần thay đổi nhận thức trong chăn nuôi.

Bà Vũ Thị Vỳ, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại quận Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ: "Hàng ngày tôi vào khu vực nội thành lấy thức ăn thừa từ nhà hộ dân, nhà hàng, khách sạn về cho lợn ăn. Chúng tôi được tuyên truyền việc lấy thức ăn thừa dễ có nguy cơ lây truyền dịch bệnh nên đồ đạc đi lấy thức ăn thừa tôi rửa sạch sẽ, thức ăn lấy về tôi phải nấu chín lại rồi mới cho lợn ăn. 3 ngày tôi lại phun thuốc tiêu độc khử trùng và rắc vôi bột thường xuyên chứ không thể thờ ơ như trước được”.

Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cần xử lý dứt điểm các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư

Cần xử lý dứt điểm các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư

Trả lời chất vấn về vấn đề giải quyết dứt điểm các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết đây là vấn đề khó khăn. Song nếu Hà Nội triển khai được các cơ sở tập trung, có đủ cơ chế chính sách để thu hút và tạo điều kiện hoạt động cho các cơ sở giết mổ tập trung, sẽ góp phần thu nhỏ lại các cái cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.
Công chức xin thôi việc được trợ cấp 1,5 tháng lương hiện hưởng cho mỗi năm đóng BHXH

Công chức xin thôi việc được trợ cấp 1,5 tháng lương hiện hưởng cho mỗi năm đóng BHXH

Từ ngày 1/7, công chức tự nguyện xin thôi việc trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng, trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc.
Ngày đầu phân làn đường Võ Chí Công: Giao thông thuận lợi

Ngày đầu phân làn đường Võ Chí Công: Giao thông thuận lợi

Ngày 9/7, Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức điều chỉnh giao thông, triển khai phương án phân làn cho các phương tiện trên tuyến đường Võ Chí Công. Đáng chú ý, người dân tham gia giao thông trong ngày đầu đã chấp hành khá tốt quy định mới. Nhiều lái xe bày tỏ sự đồng tình, cho rằng việc phân làn rõ ràng giúp hạn chế xung đột giao thông, giảm nguy cơ va chạm và tạo sự văn minh, an toàn hơn khi di chuyển.
Thống nhất thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và khu công nghiệp Hà Nội

Thống nhất thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và khu công nghiệp Hà Nội

Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa có văn bản thống nhất cho Hà Nội thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và khu công nghiệp Hà Nội.
Chế độ lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức sau sáp nhập

Chế độ lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức sau sáp nhập

Bộ Nội vụ đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định của pháp luật, chỉ đạo sở nội vụ, chủ tịch UBND các xã, phường, đặc khu thuộc phạm vi quản lý triển khai thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp lương (nếu có) đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
Tập đoàn Đèo Cả muốn làm tuyến metro số 2

Tập đoàn Đèo Cả muốn làm tuyến metro số 2

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản số 827 đề xuất với Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) được tham gia làm tuyến metr số 2 (Bến Thành - Tham Lương).
Hà Nội sẵn sàng các phương án phòng ngừa và ứng phó với mùa mưa bão

Hà Nội sẵn sàng các phương án phòng ngừa và ứng phó với mùa mưa bão

Thời điểm này, Hà Nội đang chuẩn bị bước vào cao điểm mùa mưa bão. Nhằm hạn chế tối đa thiệt hại và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, các đơn vị chức năng trên địa bàn Thành phố đã chủ động triển khai nhiều giải pháp từ sớm. Trong đó, công tác kiểm tra, rà soát hệ thống thoát nước, nạo vét cống rãnh, gia cố công trình trọng yếu, cắt tỉa cây xanh nguy hiểm… đang được tập trung thực hiện.

Tin khác

Huyện Hưng Nguyên công bố Quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Hưng Nguyên công bố Quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 7/6, huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động