--> -->

Nghịch lý đào tạo lao động có tay nghề

Mặc dù có không ít sinh viên tốt nghiệp đại học, có bằng kỹ thuật nhưng khi ra trường và làm việc lại gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không "theo kịp" độ lành nghề so với sinh viên trường nghề. Thực tế này đang phản ánh sự bất cập trong công tác đào tạo nghề hiện nay ở nhiều nơi trên cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và một số tỉnh thành phía Nam, nơi tập trung nhiều nhà máy, khu công nghiệp, nhu cầu tuyển dụng lao động lành nghề rất lớn.
TP.HCM: Sẽ chi hơn 2,2 tỉ đồng mua sách giáo khoa cho học sinh diện hộ cận nghèo mượn sử dụng Làm rõ cơ chế để triển khai mô hình TOD dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ Cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ lĩnh 8 năm tù

Học nhiều lý thuyết nhưng thiếu thực hành

Sau khi lấy được bằng kỹ thuật cơ khí điện tử của một trường đại học, anh Nguyễn Văn Tuấn (27 tuổi, quê Hà Tĩnh) nhận ra không thể sử dụng bằng cấp của mình trong các nhà máy. Vì vậy, anh lựa chọn làm công nhân bốc vác trong một công ty sản xuất gỗ ép ở Đồng Nai với mức lương 9 triệu đồng/tháng.

“Chuyên ngành của tôi là kỹ thuật cơ khí điện tử, sau này ra trường sẽ dùng được các thiết bị điện công nghiệp 3 pha. Tuy nhiên, những gì mà tôi được học lại không được sử dụng trong các nhà máy. Thậm chí, tôi còn không được thường xuyên thực hành trên các hệ thống cơ khí điện tử thực sự mà chỉ làm qua máy tính”, anh Tuấn chia sẻ.

Anh Tuấn cho biết, hầu hết sinh viên trong khóa học đại học của anh đều không thành thạo phần thực hành, nguyên nhân chủ yếu do thiếu cơ hội tự vận hành máy móc. Điều này khiến họ thiếu các kỹ năng cơ bản để sử dụng thiết bị máy móc trong năm cuối thực tập tại các nhà máy.

“Ví dụ, tôi có thể đạt điểm điểm A trong môn Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, nhưng khi vào nhà máy, tôi thậm chí còn không biết cách vận hành bảng điều khiển”, anh Tuấn nói và cho biết thêm các giáo viên hầu hết là những người có bằng đại học chứ không phải là công nhân lành nghề, dẫn đến việc sinh viên không học được các kỹ năng cần thiết trong các khoá học thực hành.

Nghịch lý đào tạo lao động có tay nghề
Anh Phan Xuân Lộc đang là thợ cơ khí lành nghề sau khi tốt nghiệp ngành Cơ khí chế tạo máy tại một trường Cao đẳng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Trường hợp anh Nguyễn Văn Tuấn có lẽ không quá hiếm hoi trong bức tranh đào tạo và sử dụng lao động hiện nay trên cả nước, khi mà nhiều cơ sở đào tạo vẫn quá nặng lý thuyết hơn thực hành. Trái với câu chuyện trên đây, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế cách đây 5 năm với tấm bằng chuyên ngành Cơ khí chế tạo máy, anh Phan Xuân Lộc (28 tuổi, quê Quảng Bình) đã trở thành một thợ cơ khí lành nghề, thậm chí anh cũng có riêng cho mình một xưởng hàn nhỏ.

Theo anh Lộc, các khoá học mà anh học tại trường phù hợp hơn với nhu cầu của nhà máy, phần lớn là do hầu hết các giáo viên đều là những người có kinh nghiệm sử dụng các thiết bị trong nhà máy, đồng thời, thời gian thực hành tại nhà máy cũng nhiều hơn.

“Chúng tôi không mất quá nhiều thời gian vào việc học các phần lý thuyết, mà chủ yếu được dạy cách vận hành máy móc tại nhà máy và tự tay thực hiện các bước trong công việc sản xuất. Chính vì vậy, trong những năm cuối tại trường, tôi đã được một số doanh nghiệp mời về làm việc mới mức lương khá tốt”, anh Lộc chia sẻ.

Theo anh Lộc, thời gian đầu học tại trường cao đẳng, anh cảm nhận được sự phân biệt đối xử giữa sinh viên cao đẳng và sinh viên đại học. Vì nhiều người cho rằng, trình độ đại học ra trường sẽ dễ xin việc hơn là cao đẳng. Tuy nhiên, thực tế lại không hoàn toàn như vậy khi các doanh nghiệp hiện nay đang cần người có kỹ năng chuyên môn hơn là người có trình độ học vấn cao.

Tăng cường tay nghề cho lao động

Hiện nay có một thực tế, nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo, không có chuyên môn kỹ thuật năm 2020 chiếm đến 75,9%. Do vậy, việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo để có lực lượng lao động chất lượng cao cạnh trong trong tương lai là rất quan trọng.

Là doanh nghiệp sản xuất và phân phối mỹ phẩm, Công ty TNHH Noah Legend (phường An Khánh, thành phố Thủ Đức, TP.HCM) thường xuyên tuyển dụng lao động sản xuất, kinh doanh, marketing… với chính sách lương cao, đãi ngộ tốt nhưng vẫn khó tuyển đủ nhân sự theo yêu cầu.

Nghịch lý đào tạo lao động có tay nghề
Tại khu công nghiệp VSIP 1 ở Bình Dương, nhiều doanh nghiệp yêu cầu công nhân tối thiểu phải có bằng THPT.

Theo ông Nguyễn Anh Vinh, phụ trách nhân sự công ty, điều kiện để được ứng tuyển vào công ty phải đảm bảo về trình độ cao đẳng trở lên, kỹ năng làm việc tốt, kinh nghiệm làm việc… nhưng rất ít hồ sơ đạt yêu cầu tuyển dụng. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ còn cách tuyển người chưa có kinh nghiệm, kỹ năng để đào tạo từ đầu.

"Tuỳ vị trí làm việc mà thời gian đào tạo sẽ kéo dài khác nhau, khoảng 3 - 6 tháng. Đối với các vị trí như marketing, kinh doanh thì thời gian đào tạo có thể ít nhất 1 năm, cùng với việc cho đi học thêm các chứng chỉ khác mới đáp ứng được nhu cầu của công việc”, ông Vinh cho biết.

Dưới góc độ đào tạo chuyên môn nghề, ông Bùi Quang Quý, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghiệp Bình Dương cho rằng, trung cấp nghề là môi trường đào tạo đúng nghề nghiệp với tính chất định hướng và dạy nghề. Các học thuật không được thực hiện giảng dạy trong chương trình học. Điều nay đồng nghĩa với việc học nghề đảm bảo đúng với tính chất truyền dạy kinh nghiệm thực tế.

“Điều đó giúp cho người học được tiếp xúc, va chạm nhiều hơn với công việc sau này. Các kinh nghiệm và kiến thức cần thiết cũng được tích lũy nhiều hơn, nhơ đó được các nhà tuyển dụng ưu tiên hơn. Kinh nghiệm thực tế là đòi hỏi của rất nhiều nhà tuyển dụng trong thời gian gần đây. Đơn cử tại Trường Trung cấp Công nghiệp Bình Dương đang hợp tác và kết nối với hơn 200 công ty và xí nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, học sinh sẽ được nhà trường giới thiệu đến các công ty, xí nghiệp đúng với chuyên ngành mình học", ông Bùi Quang Quý chia sẻ thêm.

Trong khi đó, dưới góc độ chuyên gia, ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM cho rằng: Nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm trung bình 30,93% trong khi nguồn cung nhân lực chỉ đạt khoảng 7%. Nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ cao đẳng trung bình 18,36% trong khi nguồn cung chỉ đáp ứng được 10%. Điều này thể hiện sự mất cân đối trong ncung cầu nhân lực trung cấp - cao đẳng ở Việt Nam.

Theo ông Tuấn, hệ thống giáo dục nghề nghiệp, bậc sơ cấp nghề trung cấp, cao đẳng là giải pháp giúp giải quyết khó khăn trong đào tạo nhân lực chất lượng cao, cân đối cung cầu thị trường lao động, giảm tải được tình trạng thất nghiệp sau khi tốt nghiệp vì thiếu kỹ năng, không đáp ứng được công việc thực tế…

Vì việc đào tạo trung cấp, cao đẳng chú trọng tính thực tiễn, gắn liền với doanh nghiệp, phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Chính vì thế trong quá trình học, sinh viên sẽ được đào tạo một cách chủ động để học và nắm vững kỹ năng nghề, dễ dàng hòa nhập với công việc thực tế ngay sau khi tốt nghiệp.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Theo Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 10/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đến năm 2045 cả nước phấn đấu có 1.800 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 400 trường cao đẳng, 400 trường trung cấp, 1.000 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Trong đó có 3 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 6 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

Đối với trường cao đẳng chất lượng cao, đến năm 2025 cả nước phấn đấu có 70 trường, trong đó 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, có 3 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20.

Về quy mô tuyển sinh, đào tạo, đến năm 2025 đạt từ 2,5 triệu - 2,7 triệu lượt người/năm, trong đó trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm khoảng 25%. Theo ngành nghề, đến năm 2025 khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 1,03 triệu lượt người, chiếm 38%; nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 670.000 lượt người, chiếm 25%; dịch vụ đạt 1 triệu lượt người, chiếm 37%.

Về với phân bố mạng lưới theo vùng đến năm 2030, riêng Vùng Tây Nguyên phấn đấu chiếm khoảng 6% cơ sở giáo dục nghề nghiệp cả nước; Vùng Đông Nam Bộ chiếm khoảng 17%, Vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 11%.

Ngoài ra đến năm 2025, cả nước phấn đấu có khoảng 85% ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn thiết bị đào tạo được đầu tư theo hướng hiện đại, thông minh, xanh phù hợp với công nghệ, kỹ thuật của thực tiễn sản xuất.

X.T

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường Long Biên khám sức khỏe, tặng quà tri ân người có công

Phường Long Biên khám sức khỏe, tặng quà tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Long Biên phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và Trạm Y tế phường tổ chức chương trình khám, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn.
Quân đội tổ chức thêm 4 chuyến bay chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An

Quân đội tổ chức thêm 4 chuyến bay chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An

Dự kiến trong ngày 25/7, Cục Cứu hộ - Cứu nạn (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam) sẽ tiếp tục tổ chức 4 chuyến bay vận chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An.
Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chốt danh sách 14 VĐV dự SEA V.League 2025

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chốt danh sách 14 VĐV dự SEA V.League 2025

Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam vừa công bố danh sách chính thức 14 vận động viên sẽ tham dự chặng 1 giải SEA V.League 2025, diễn ra từ ngày 1 đến 3/8 tại Nakhon Ratchasima, Thái Lan. So với đội hình vừa hoàn thành VTV Cup 2025, danh sách lần này ghi nhận một điều chỉnh đáng chú ý - sự trở lại của libero Lưu Thị Ly Ly thay cho chủ công trẻ Nguyễn Thị Phương.
Lật xe khách trên Quốc lộ 1 qua Hà Tĩnh, 9 người tử vong, 15 người bị thương

Lật xe khách trên Quốc lộ 1 qua Hà Tĩnh, 9 người tử vong, 15 người bị thương

Một vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào rạng sáng 25/7 trên Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã khiến 9 người tử vong và 15 người khác bị thương. Đây là một trong những vụ tai nạn nghiêm trọng nhất trong thời gian gần đây trên tuyến Quốc lộ 1.
Nottingham Forest vs Fulham: Màn “tổng duyệt” trước mùa giải mới

Nottingham Forest vs Fulham: Màn “tổng duyệt” trước mùa giải mới

Trận giao hữu giữa Nottingham Forest và Fulham, diễn ra vào lúc 02h00 ngày 27/7 tại sân Estádio de São Luís (Faro, Bồ Đào Nha), không chỉ là một màn “làm nóng” thông thường mà còn là cuộc chạm trán đầy hứa hẹn giữa hai đại diện Premier League.
Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Sau hơn 2 tuần đi vào hoạt động, mô hình chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã ổn định, phát huy hiệu quả, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Lãnh đạo xã Thượng Phúc thăm, tặng quà các gia đình chính sách

Lãnh đạo xã Thượng Phúc thăm, tặng quà các gia đình chính sách

Nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) của xã Thượng Phúc (Hà Nội) đồng chí Tạ Hữu Thọ - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, thương binh, người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hoá học trên địa bàn xã.

Tin khác

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng lời kêu gọi chung chung "về nước đóng góp" sẽ không hiệu quả nếu thiếu những dự án. Bà kiến nghị cần có những cơ chế, đơn đặt hàng cụ thể.
Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Đối với người lao động, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp họ có thêm khoản chi tiêu, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, còn đối với doanh nghiệp, mặc dù có áp lực nhưng việc tăng lương cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực khi giữ được chân người lao động và góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Chính bởi vậy, thông tin Hội đồng lương Quốc gia đã chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng với mức 7,2%, thực hiện từ 1/1/2026 đã thu hút sự quan tâm, chú ý của cả doanh nghiệp và người lao động, cả hai bên đều cho rằng đây là mức tăng hợp lý.
Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Với mục tiêu giúp người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội có cơ hội tìm hiểu, lựa chọn việc làm phù hợp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với lãnh đạo 5 Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh: Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Bình, Cao Bằng và Lạng Sơn tổ chức Phiên giao dịch việc làm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, qua đó kết nối hiệu quả cung - cầu lao động.
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức năm 2025.
Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Luật Việc làm năm 2025 đã đưa vào một nội dung quan trọng về đăng ký lao động. Theo đó, tất cả lao động Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đều được đăng ký gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đây là nền tảng xây dựng cơ sở dữ liệu lao động quốc gia.
Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Những yếu tố này đòi hỏi Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi, bảo đảm quyền, chế độ cho họ đồng thời cũng để thích ứng với thời kỳ dân số già đang diễn ra mạnh mẽ.
6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

Thông tin về công tác việc làm và an toàn lao động 6 tháng đầu năm 2025, Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 125.084 người lao động, đạt 74% kế hoạch năm 2025, tương ứng tăng 0,13% so với cùng kỳ năm 2024.
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Từ 1/1/2026, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm. Đây là một trong những nội dung mới tại Luật Việc làm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động