-->
Lễ hội Đền Quán Thánh - Đông Bộ Đầu:

Nghe khúc tráng ca về đánh giặc ngoại xâm và lòng hiếu thảo

(LĐTĐ) Sáng nay (12/2) tức ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch, tại Đền Quán Thánh (Thôn Đông Bộ Đầu, xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, Hà Nội) đã diễn ra Lễ hội truyền thống tưởng nhớ ngày sinh của đức Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng.  
nghe khuc trang ca ve danh giac ngoai xam va long hieu thao Bất chấp thời tiết nắng nóng, các em nhỏ hứng khởi theo chân cha mẹ trẩy hội đền Gióng
nghe khuc trang ca ve danh giac ngoai xam va long hieu thao Lễ hội Đền Sóc năm Mậu Tuất văn minh, hấp dẫn du khách
nghe khuc trang ca ve danh giac ngoai xam va long hieu thao Bỏ nghi thức "cướp lộc" hoa tre, lễ hội Đền Sóc yên ả đón du khách

Bắt đầu từ 8 giờ sáng, trước sự chứng kiến của đông đảo người dân xã Đông Bộ Đầu và du khách tứ phương về trảy hội, Lễ Khai hội đã được diễn ra trong không khí trang trọng tại Đền Gióng. Tại đây người dân được cùng nhau ôn lại “Sự tích Đổng Sóc Thiên Vương Huyền Thiên Đại Thánh báo ân mẹ Bùi Thị Dung Quốc Mẫu Văn Lang thời Hùng Vương thứ 6” và cùng nhau chơi những trò chơi dân gian được truyền từ bao đời nay.

nghe khuc trang ca ve danh giac ngoai xam va long hieu thao
Lễ hội Đền Quán Thánh (Đông Bộ Đầu, Thường Tín, Hà Nội) diễn ra ngày mùng 8 tháng Giêng. (ảnh: Lương Hằng)

Gặp cụ Bùi Tiến Lượng, trưởng thôn Đông Bộ Đầu, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội hàng năm, nghe cụ kể về truyền thuyết xưa mới thấy hết ý nghĩa của ngày hội. Cụ Lượng cho biết, theo tích để lại, Phù Đổng Thiên Vương là Đệ nhị Tứ bất tử. Trang Khê Đầu (tức Bộ Đầu hiện nay) là nơi sinh ra bà Bùi Thị Dung, mẹ của Phù Đổng Thiên Vương. Ông Bùi Cẩn và bà Phạm Thị Hòa là người dân ở Trang Khê Đầu sinh ra một người con gái đặt tên là Bùi Thị Dung nhan sắc tuyệt trần khi lớn lên ở tuổi trăng tròn. Khi quan Bộ Đầu của trấn Bắc Ninh là Đổng Gia về thị sát tại vùng đất này, nhìn thấy Bùi Thị Dung xinh đẹp hơn người nên đã xin kết duyên làm vợ.

Kết duyên với Bùi Thị Dung được một năm thì Đổng Gia qua đời. Bùi Thị Dung không đi lấy chồng mà vào động Hoàng Nham để tu. Trong một buổi chiều bà lên đồi dạo chơi và ngồi nghỉ thì thấy một vết chân của người khổng lồ. Bà đã đặt chân vào vết chân ấy và ngủ thiu thiu trên tảng đá. Trong giấc mơ, bà thấy một đóa sen hồng ở trên trời cao rơi vào bụng và bà cảm thụ mình mang thai. Mãi 31 tháng sau bà mới sinh ra một bọc như đóa sen hồng, trong bọc lại có tiếng nói. Bà sợ quá liền mang dấu đóa sen vào động Hoàng Nham và trở về chùa.

Khi đó, giặc Ân sang chiếm nước ta, nhà vua cho người đi khắp nơi chiêu mộ người tài. Khi quan quân đến động Hoàng Nham thì bọc sen nở bung ra một người khổng lồ. Người khổng lồ truyền báo với nhà vua xin đi đánh giặc Ân. Quả nhiên, ngài đã quét sặc giặc Ân, nhổ toàn bộ tre ngà để làm vũ khí giết giặc.

Sau khi dẹp yên bờ cõi, ngài đưa mẹ đến triều đình dặn Vua Hùng: “Ơn bú mớm thật là sâu nặng, nhà ngươi hãy thay ta chăm sóc mẹ”, sau đó ngài bay về trời. Vua Hùng và các quan tướng quỳ tại Đại Bái, chắp tay bái lạy tiễn biệt Phù Đổng bay về trời, từ đó phong bà Bùi Thị Dung làm Quốc mẫu Văn lang đời thứ 6, cử 20 cung nữ sa giá hầu hạ.

nghe khuc trang ca ve danh giac ngoai xam va long hieu thao
Theo cụ Bùi Tiến Lượng, sự tích Phù Đổng Thiên Vương Huyền Thiên Đại Thánh báo ân mẹ Bùi Thị Dung Quốc Mẫu Văn Lang thời Hùng Vương thứ 6 là khúc tráng ca về đánh giặc ngoại xâm, khúc tráng ca về lòng hiếu thảo”. (ảnh: Lương Hằng)

Sau 3 năm, bà Bùi Thị Dung xin phép nhà vua về quê mẹ tại Trang Khê Đầu. Tại đây, bà xây ngôi chùa ở đầu làng. Sau khi xây chùa, bà ra bờ sông Hồng dạo chơi (đoạn sông ngày nay gọi là Nhất đẩu Thanh Ngạn – ý muốn nói từ đầu nguồn trở về biển cả chỉ có đoạn sông này là có sự linh thiêng hào hoa tỏa sáng sinh ra những con người giúp ích cho đất nước).

Khi ấy, trời đang trong xanh bỗng dưng có cuồng vũ. Hai con giao long từ dưới sông xuất hiện cuốn lấy chân bà. Bà chỉ kịp ngửa đầu kêu cứu, thì có một vị thần khổng lồ hiện ra giẫm chết hai con giao long. Chân trái của vị thần quỳ xuống, tay trái nâng thi thể mẹ, bỗng nhiên thi thể biến thành ngôi bảo tháp gắn chặt vào bàn tay của vị thần. Dân làng và cung nữ đi tìm chỉ thấy hai vết chân khổng lồ to như hai cái thuyền. Từ đó, nơi đây được gọi là Bộ Đầu (Bộ Đầu tức là bước chân) và được triều đình lập đền thờ.

Theo cụ Bùi Tiến Lượng, đền thờ rất linh thiêng, các vua đời Trần, đời Lê, đời Trịnh… đều về tế lễ thì mới đánh thắng trận. Tương truyền rằng, thời Thánh tổ Triết vương Trịnh Tùng (1570–1623) đem quân đi đánh nhà Mạc, khi thuyền qua đền Bộ Đầu, không rõ vì lý do gì thuyền bị mắc kẹt quay ngang. Thăm dò hỏi dân địa phương Chúa biết có đền thờ Mẫu bà Bùi Thị Dung và Đổng Sóc Thiên Vương. Trịnh Tùng lên khẩn xin thần linh phù trợ để đánh thắng giặc, quả nhiên về sau dẹp loạn xong một cách thần tốc và do mải việc nước nên quên lời hứa xây dựng đền.

Vào một buổi trưa, trong giấc chiêm bao Trịnh Tùng mộng thấy một vị thần khổng lồ có Bát bộ Kim Cương theo cùng nói: Nhà ngươi đã sai lời hứa. Tỉnh mộng Chúa nhớ bèn sai thợ xây dựng đền, cho tạc một pho tượng thánh cao đến 21 thước ta (8,4m). Sách Công dư tiệp ký chép tạc tượng thần cao 3 trượng 6 thước (14,4m). Kiến trúc gồm nhà tiền tế 5 gian, gian giữa chồng diêm 8 mái để chuông đồng; hậu cung 2 tầng, tầng trên ba bề ghép kính, dân chúng đi trên đê sông Hồng đều nhìn thấy mặt Thiên Vương nhô lên ở tầng lầu. Do hậu cung hư nặng, tượng thánh phải tạc đắp lại so với tượng trước thấp đi nhiều, bỏ tầng trên hậu cung và xây kín các mặt. Thật tiếc! Hiện nay, trên mái đền vẫn còn nhiều phiến gỗ ván “mạn thuyền” niên đại 1575.

“Từ đó truyền thống mở hội để tưởng nhớ người anh hùng của dân tộc - Đệ nhị Tứ Bất tử mang chữ trung và chữ Hiếu và cũng là ngày sinh của Phù Đổng ngày mùng 8 tháng Giêng. Trong lễ hội truyền thống bao giờ cũng có màn múa võ gậy thể hiện khí phách của dân tộc đánh giặc ngoại xâm bằng tre đằng ngà. Từ hơn 20 năm trở lại đây, Đền Gióng, Đông Bộ Đầu mới được các nhà khảo cổ, sử học khẳng định đây là nơi có đầy đủ chữ Trung và Hiếu, mới trọn đạo nghĩa của dân tộc Việt Nam. Sự tích Phù Đổng Thiên Vương Huyền Thiên Đại Thánh báo ân mẹ Bùi Thị Dung Quốc Mẫu Văn Lang thời Hùng Vương thứ 6 là khúc tráng ca về đánh giặc ngoại xâm, khúc tráng ca về lòng hiếu thảo”, cụ Lượng cho biết thêm.

Ngày 6/2/1979, đền Đông Bộ Đầu được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa. Năm 2011 được UNESCO công nhận một trong 8 nơi thờ Phù Đổng Thiên Vương là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Lễ hội Đền Quán Thánh được tổ chức chính hội sáng mùng 8 tháng Giêng diễn ra long trọng tại cửa đền với sự tham dự của hàng vạn người dân.
Bảo Thoa - Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Xem thêm
Phiên bản di động