Ngày Nhân quyền Thế giới 2021: Bình đẳng để thúc đẩy nhân quyền, chiến thắng đại dịch
Sự bình an của cộng đồng là thước đo nhân quyền Việt Nam tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 |
Ý nghĩa của bình đẳng trong nhân quyền
![]() |
Người tị nạn tại một trại tạm ở Aj Jabalen, Sudan ngày 15/9. Ảnh: AFP/TTXVN |
Ngày Nhân quyền Thế giới là ngày đánh dấu sự kiện Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) năm 1948. Bản tuyên ngôn này là văn kiện mang tính bước ngoặt, tuyên bố các quyền bất khả xâm phạm của con người bất kể màu da, chủng tộc, tôn giáo, giới tính, ngôn ngữ, quan điểm chính trị, nguồn gốc xã hội, địa vị…
Theo Liên hợp quốc, chủ đề năm 2021 liên quan tới vấn đề bình đẳng. Điều 1 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền ghi rõ rằng “mọi con người sinh ra đều tự do và bình đẳng về quyền và nhân phẩm”. Do đó, Liên hợp quốc tin rằng các nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử là trọng tâm của nhân quyền.
Nguyên tắc bình đẳng cũng gắn với Nghị trình năm 2030 về các mục tiêu phát triển bền vững (SDG). Tuy nhiên, đạt các mục tiêu phát triển bền vững không khả thi nếu không giải quyết và tìm giải pháp cho tình trạng phân biệt đối xử dưới nhiều hình thức đang tác động tới những người dễ bị tổn thương nhất trong các cộng đồng. Một số hình thức phân biệt đối xử vẫn tồn tại trong mọi xã hội như phân biệt giới tính, sắc tộc, chủng tộc; phân biệt đối xử về cơ hội kinh tế, xã hội và cả phân biệt đối xử trong việc tiếp cận các cơ hội… Ở nhiều quốc gia, đói nghèo vẫn là một trong những hình thức tệ nhất của phân biệt đối xử, bất bình đẳng và đây cũng là biểu hiện của vi phạm nhân quyền.
Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, phân biệt đối xử là vấn đề có hại và gây ra bất bình đẳng. Do đó, Liên hợp quốc nhận định rằng bình đẳng, tính bao trùm và không phân biệt đối xử chính là cách tiếp cận dựa trên tôn trọng nhân quyền để phát triển và đó là cách tốt nhất để giảm bất bình đẳng.
Ngoài ra, mục tiêu phát triển bền vững số 10 của Liên hợp quốc là giảm bất bình đẳng trong từng quốc gia và giữa các quốc gia. Đây là một trong 17 mục tiêu do Liên hợp quốc đặt ra năm 2015.
Thực trạng bất bình đẳng trong đại dịch COVID-19
Theo đánh giá của Liên hợp quốc, dù có một số dấu hiệu tích cực trong vài chục năm qua, nhưng vẫn còn tình trạng bất bình đẳng trong từng quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Điều này lộ rõ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, làm tình trạng bất bình đẳng trầm trọng hơn ở nhiều quốc gia trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục và y tế.
![]() |
Giáo viên dạy học trực tuyến do sự bùng phát của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, ngày 10/2. Ảnh: THX/TTXVN |
Báo cáo Quan sát Nhân quyền năm 2021 cho biết ước tính 90% trẻ em ở độ tuổi đi học trên thế giới bị gián đoạn học tập vì đại dịch COVID-19. Khi chuyển sang học trực tuyến, không phải học sinh nào cũng có đủ điều kiện về thiết bị và Internet để học tập. Tình trạng này cho thấy các chính phủ cần dành nhiều sự quan tâm và nguồn lực hơn nữa để giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong hệ thống giáo dục lộ rõ trong đại dịch COVID-19.
COVID-19 cũng khắc sâu thêm tình trạng bất bình đẳng đang tồn tại, tác động nặng nề nhất tới nhóm cộng đồng nghèo, những người dễ bị tổn thương. Đại dịch cũng cho thấy bất bình đẳng kinh tế và mạng lưới an sinh xã hội mong manh đã khiến nhiều cộng đồng chịu hậu quả của khủng hoảng COVID-19.
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng giãn xa. Người giàu trên thế giới ngày càng giàu, trong khi người nghèo càng trở nên khó khăn. Báo cáo Bất bình đẳng thế giới do một mạng lưới các nhà khoa học xã hội thực hiện cho thấy giá trị tài sản mà các tỷ phú trên thế giới sở hữu trong năm 2021 chiếm 3,5% giá trị tài sản toàn cầu, cao hơn nhiều so với mức 2% khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát vào đầu năm 2020. Báo cáo cũng chỉ ra thực tế tình trạng nghèo đói tăng mạnh ở các quốc gia có mức độ bao phủ phúc lợi yếu hơn, trong khi ở Mỹ và châu Âu, các gói cứu trợ của chính phủ đã giúp hạn chế ảnh hưởng đối với nhóm thu nhập thấp hơn.
Đặc biệt trong đại dịch, bất bình đẳng thể hiện rõ ở vấn đề phân phối và tiếp cận vaccine COVID-19. Theo tờ Straitstimes, châu Phi chỉ có 10,4% dân số đã được tiêm một mũi vaccine. Trong khi đó, 64% dân số ở Bắc Mỹ và 62% dân số châu Âu đã được tiêm chủng đầy đủ. Còn tại châu Á, tỉ lệ tiêm chủng dù đã bứt tốc nhưng vẫn ở mức thấp.
![]() |
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản ngày 1/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN |
Các nhà khoa học cảnh báo số lượng lớn dân số thế giới chưa được tiêm chủng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho virus đột biến và phát triển, tạo ra một biến thể mới tương tự Omicron. Các nhà phân tích và nhà dịch tễ học châu Phi đã rất phẫn nộ khi lục địa của họ bị “bỏ lại phía sau” trong chương trình tiêm chủng và phải hứng chịu hậu quả nghiêm trọng như hiện tại.
Tiến sĩ Ayoade Alakija, đồng Chủ tịch của Liên minh phân phối vaccine châu Phi, cho rằng sự xuất hiện của biến thể mới là hậu quả của việc thế giới không tiêm chủng một cách công bằng, khẩn cấp và nhanh chóng. Đó là hệ quả của hành động tích trữ vaccine của những nước thu nhập cao trên thế giới. Tiến sĩ Ayoade cũng cảnh báo: “Nếu chúng ta không giải quyết được tình trạng bất bình đẳng y tế toàn cầu, thế giới sẽ phải đối mặt với đại dịch tiếp theo và chúng ta sẽ không thể thoát khỏi chu kỳ này”.
Theo một nghiên cứu, trong khi các quốc gia có thu nhập cao đã mua được hơn 7 tỷ liều vaccine, thì các quốc gia có thu nhập thấp chỉ có thể mua được khoảng 300 triệu liều. Liên minh Y tá toàn cầu và Tiến bộ quốc tế cảnh báo việc phân phối vaccine bất bình đẳng bất công cho người dân ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, những người có nguy cơ mắc bệnh và lây lan COVID-19 cao.
Cùng lúc, bất bình đẳng kinh tế, chính trị, xã hội đã làm trầm trọng thêm tác động của đại dịch. COVID-19 cũng tác động mạnh tới những tiến bộ đã đạt được trong bình đẳng giới và quyền phụ nữ nhiều năm qua. Ở nhiều cộng đồng, tình trạng này đã khiến nhân quyền của phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng nặng nề.
Rõ ràng là đại dịch COVID-19 đã đẩy nhiều người khắp thế giới vào cảnh phải chịu bất bình đẳng, bất công nghiêm trọng. Trong bối cảnh các nước chật vật tìm giải pháp giải quyết hậu quả do COVID-19, chúng ta không thể phớt lờ nhân quyền vì nó là điều cốt lõi trong quá trình phát triển và tiến bộ của mọi người. Đảm bảo nhân quyền có thể giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột, khủng hoảng, giúp loại bỏ bất bình đẳng, cho phép mọi người tham gia vào những quyết định ảnh hưởng tới cuộc sống của mình.
Do đó, Ngày Nhân quyền Quốc tế mỗi năm cần là lời nhắc nhở để các chính phủ, người dân, tổ chức xã hội dân sự, tổ chức nhân quyền và truyền thông khắp thế giới tiếp tục nâng cao nhận thức về nhân quyền, xây dựng các cộng đồng dựa trên bình đẳng. Đảm bảo bình đẳng, chống phân biệt đối xử, bảo vệ các quyền cơ bản của con người chính là sức mạnh và chìa khóa để phá vỡ các vòng luẩn quẩn của đói nghèo, kém phát triển, ngăn chặn xung đột và khủng hoảng trong một thế giới đầy biến động.
Theo Thùy Dương/baotintuc.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

AI Overviews: Tương lai tìm kiếm hay thách thức mới cho người dùng?

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai biện pháp quản lý thị trường vàng

Xét xử phúc thẩm cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân

Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?
Tin khác

Đã có hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Sự kiện 14/05/2025 12:18

Đề nghị giữ quyền chất vấn của đại biểu HĐND với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND
Sự kiện 14/05/2025 12:17

Lấy hiệu quả hoạt động tổng thể để đánh giá doanh nghiệp nhà nước
Sự kiện 13/05/2025 18:51

Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống
Sự kiện 13/05/2025 17:33

Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030
Sự kiện 13/05/2025 15:21

Quốc hội: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng
Sự kiện 13/05/2025 11:24

Làm rõ việc lộ, lọt thông tin dữ liệu cá nhân và ngăn chặn kịp thời
Sự kiện 13/05/2025 09:44

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Sự kiện 12/05/2025 21:19

Đề xuất áp thuế thu nhập 10% cho tất cả loại hình báo chí
Sự kiện 12/05/2025 15:08

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân
Sự kiện 12/05/2025 12:10