Sự bình an của cộng đồng là thước đo nhân quyền
Ảnh minh họa |
Không chỉ trước đây, trong lúc cả thế giới đã, đang “gồng mình” chống lại đại dịch Covid-19, thậm chí các nước phát triển như Mỹ, châu Âu và một số quốc gia khác, hệ thống y tế gần như bị tê liệt bởi quá nhiều người nhiễm Covid-19, số người chết cũng đạt con số kỷ lục, thì Việt Nam là một trong những quốc gia có thành tích phòng, chống đại dịch Covid-19 tốt nhất thế giới.
Đây không phải là “ta tự khen ta” mà chính Tổ chức Y tế thế giới, các nhà ngoại giao quốc tế, các hãng thông tấn nước ngoài nhận xét và đánh giá như vậy. Thậm chí, một số người nước ngoài đang làm việc tại nước ta cũng phải thốt lên: “May mắn được sống ở Việt Nam mùa đại dịch Covid-19”.
Xét ở góc độ “nhân quyền”, việc Việt Nam phòng, chống đại dịch Covid-19 một cách quyết liệt, mang lại hiệu quả cao cũng là góp phần quan trọng bảo vệ “quyền sống” của nhân dân - một trong những quyền cơ bản của con người. Ấy vậy, vừa qua Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) có trụ sở tại Hoa Kỳ đã có những cáo buộc thiếu căn cứ, thậm chí vu khống khi cho rằng, Việt Nam vi phạm nhân quyền trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Điển hình như việc hạn chế người dân tụ tập (nghĩa là vi phạm quyền tự do cá nhân- PV).
Là một quốc gia có bề dày truyền thống và kinh nghiệm trong công tác phòng, chống thiên tai, dịch họa, cha ông ta từng đúc kết: “Phòng bệnh, hơn chữa bệnh”. Bởi thế, ngay từ tháng 3/2020, khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, mặc dù các chuyên gia y khoa, các nhà khoa học thế giới “chưa định hình” rõ sự nguy hiểm của chủng virus Corona (SARS-CoVi-2), nhưng Chính phủ Việt Nam mà đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra mệnh lệnh “chống dịch, như chống giặc”, trong đó dùng các biện pháp: Thần tốc truy vết, khoanh vùng, dập dịch.
Nên nhớ virus SARS- CoVi-2 là đại dịch lây lan qua đường hô hấp với mức độ nhanh, nên trong bối cảnh thế giới chưa có vắc xin (tính lúc dịch bệnh bùng phát), chưa rõ nguyên nhân nguồn bệnh, thì việc hạn chế ở mức cao nhất lây lan trong cộng đồng là việc làm đúng đắn nhất, hiệu quả nhất.
Nếu HRW và một số nhà “nhân quyền” nhìn lại các quốc gia được cho là tự do nhân quyền, tự do tụ tập cái giá như thế nào. Suốt cả năm 2020, người nhập viện, người chết vì đại dịch nhiều “khủng khiếp”. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là người dân ra đường không tuân thủ đeo khẩu trang, tụ tập nơi công cộng quá nhiều, truy vết cũng không xong vì vướng “vi phạm đời tư”.
Sai lầm đó đã dẫn đến thảm họa, và khi nhận ra, lần đầu tiên trong lịch sử Chính phủ nhiều nước phương Tây phải thiết lập việc đeo khẩu trang nơi công cộng, cấm tụ tập, thực hiện giãn cách, phong tỏa xã hội. Ai vi phạm phạt rất nặng. Cách làm đó cũng chỉ vì mục tiêu duy nhất: Sức khỏe con người và sự bình yên của cộng đồng!
Nên nhớ rằng, khi bình yên, thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam luôn đặt quyền con người lên hàng đầu. Hiến pháp Việt Nam đã quy định rất rõ ràng. Tuy nhiên, khi có thiên tai, đặc biệt là dịch họa, quyền cá nhân không thể đặt lên trên quyền cộng đồng, xã hội. Thử hỏi, nếu Việt Nam không làm nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh mà để tự ý tụ tập, không truy vết theo kiểu “bảo đảm quyền tự do cá nhân” thì chúng ta có được bình yên thế này không?
Sức khỏe, tính mạng của người dân có được đảm bảo không? Bạn bè quốc tế khi đến và đang sinh sống ở Việt Nam mùa đại dịch Covid-19 toàn cầu được cảm giác may mắn và bình yên vì được sống tại đất nước rất đỗi an toàn này không? Trả lời VTV, ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam: "Có 2 khảo sát ở cấp độ toàn cầu về mức độ hài lòng của người dân với Chính phủ.
Việt Nam nằm trong nhóm đầu bảng vì người dân cho rằng Chính phủ đã chỉ đạo và đưa ra các giải pháp rất hiệu quả. Đây chính là câu trả lời rõ nhất vì sao Việt Nam đang rất thành công trong công tác dập dịch. Vì Chính phủ Việt Nam có được sự đồng thuận và niềm tin của người dân Việt Nam".
Dẫn chứng điều này để khẳng định chân lý, Việt Nam không vi phạm nhân quyền trong phòng chống đại dịch Covid-19. Và trên những gì đã được thế giới công nhận, Việt Nam có đủ niềm tin để ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
Bình luận 08/01/2025 13:17
“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ
Bình luận 31/12/2024 08:14
Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!
Bình luận 26/12/2024 16:53
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25