--> -->

Ngành da giày cần tận dụng các cơ hội hội nhập

Da giày, túi xách là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đang rất phát triển khi đứng thứ hai trên thế giới. Ngành này cũng đứng trước những cơ hội lớn từ các Hiệp định, giúp Việt Nam có cơ hội lớn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
CPTPP là cơ hội lớn để ngành da giày phát triển và thu hút đầu tư Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu da giầy 20 tỷ USD năm nay: Có thành hiện thực?

Cơ hội từ các Hiệp định

Mặt hàng da giày, túi xách của Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu vào thị trường các nước CPTPP. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) mặt hàng giày dép năm 2019 đạt 2,1 tỷ USD, tăng 15,1% so với năm 2018; năm 2020 giảm 12,2%, đạt 1,84 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu vào thị trường Canada và Mexico tăng nhanh.

Ngành da giày cần tận dụng các cơ hội hội nhập

Bà Phan Thị Thanh Xuân (ngoài cùng bên phải) tại hội thảo “Hai năm thực thi Hiệp định CPTPP tại Việt Nam - đánh giá góc nhìn từ doanh nghiệp” Ảnh: Bảo Thoa

Tại Hội thảo “Hai năm thực thi Hiệp định CPTPP tại Việt Nam - đánh giá góc nhìn từ doanh nghiệp” được tổ chức mới đây, bà Phan Thị Thanh Xuân – Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam cho biết, 90% sản phẩm da giày sản xuất ở Việt Nam với mục tiêu cung cấp cho các thị trường xuất khẩu. CPTPP là cơ hội rất lớn để cho ngành da giày phát triển xuất khẩu và thu hút đầu tư. Một trong những tác dụng lớn nhất của ngành này chính là thu hút vốn đầu tư hiệu quả trong khi da giày đang có mong muốn phát triển là một ngành công nghiệp hỗ trợ.

“CPTPP chính là một cú hích đầu tiên, bởi ngành công nghiệp hỗ trợ này đã phát triển từ lâu nhưng vẫn chưa làm được. Một trong những lý do chính là chúng ta đang ở rất gần Trung Quốc – một nước công xưởng của thế giới sản xuất ra các nguyên phụ liệu cho ngành da giày cũng như nhiều ngành khác. Việc chúng ta nhập khẩu sẽ có lợi hơn việc chúng ta sản xuất để cung ứng cho các nhà sản xuất, bởi rõ ràng là khả năng của chúng ta không đủ chi phí. Trước đây thị trường Mỹ rất lớn, khi Mỹ rút khỏi CPTPP, chúng ta kỳ vọng để doanh nghiệp thu hút, dịch chuyển các chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu vào Việt Nam”, bà Thanh Xuân cho biết.

Cũng theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam, 5 năm trở lại đây nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã đạt được 55% trong khi trước đây chỉ đạt 30%. Mỹ vẫn là thị trường chính của Việt Nam dù không tham gia CPTPP và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành da giày – túi xách vẫn tăng lên. Qua con số xuất khẩu, thực tế ngành da giầy có khối lượng tỷ trọng tăng lên 13% so với trước đây. Hai thị trường Canada và Mexio, trước đây nhập khẩu từ Mỹ, nhưng sau khi có CPTPP các nhà nhập khẩu đã tìm đến Việt Nam, đó là thuận lợi đối với ngành da giày mà Việt Nam cần nắm bắt.

“Trong 11 nước CPTPP thì Việt Nam đã xuất khẩu được sang 10 nước trừ Brunei, do đặc thù thị trường nhỏ và chủng loại không phù hợp. Có 2 nước chưa xuất khẩu túi xách là New Zelan và Peru, còn lại các nước đều đã xuất khẩu được túi xách với tốc độ tăng trưởng 10%, đó là điểm sáng mà ngành da giày tận dụng được các cơ hội của CPTPP”, bà Thanh Xuân nhấn mạnh.

Cần biến cơ hội thành hiện thực

Da giày, túi xách là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đang rất phát triển khi đứng thứ hai trên thế giới. Ngành này cũng đứng trước những cơ hội lớn từ các FTA, như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA)... Đồng thời, do tác động của dịch Covid-19, những chuỗi cung ứng mới đang được xác lập lại, đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, người tiêu dùng ở các thị trường phát triển, như Mỹ, EU rất tín nhiệm với sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Đây là cơ hội rất lớn cho các nhãn hàng dịch chuyển sản xuất tại Việt Nam.

Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi thì ngành da giày vẫn còn những điểm hạn chế. Theo bà Thanh Xuân, những con số xuất khẩu trên chỉ là bề nổi, nếu nhìn sâu hơn nữa thì do các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã tận dụng được lợi thế của CPTPP, còn các doanh nghiệp 100% vốn trong nước thì vẫn còn ở phía sau. Lý do là CPTPP có điều kiện khá cao, không dễ gì các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được. Vì vậy, trong tương lai gần, sự kỳ vọng về năng lực sản xuất vẫn được đặt vào các doanh nghiệp Việt và thị trường nội địa. Các doanh nghiệp nội cần mở rộng, vươn lên để tham gia vào thị trường xuất khẩu.

“Hiện nay, các doanh nghiệp đã xuất khẩu phần lớn là các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nước ngoài – họ hoàn toàn có thể đáp ứng được điều kiện của CPTPP. Do đã đáp ứng được điều kiện cao thì họ tiếp tục mở rộng, còn cái khó của chúng ta chính là doanh nghiệp Việt Nam đang mới loanh quanh ao làng chưa ra được thế giới. Hiện nay chúng ta đang muốn tập trung vào doanh nghiệp vốn trong nước, giúp cho kim ngạch của chúng ta tăng trưởng thực sự như kỳ vọng – đó mới thực sự là nội lực của chúng ta”, bà Thanh Xuân nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam Phan Thị Thanh Xuân: “Doanh nghiệp cần có thông tin một cách đầy đủ về CPTPP và các chính sách liên quan, sau khi có thông tin, doanh nghiệp thấy thiếu ở đâu thì xin hỗ trợ ở đó, ví dụ như hỗ trợ từ các chương trình xúc tiến việc làm, thị trường, vốn… Doanh nghiệp cũng cần các cơ chế chính sách về vốn, đầu tư, nhân lực, cần cung cấp thông tin về thị trường khách hàng… Nếu như các giải pháp đó được làm một cách triệt để rốt ráo thì tôi tin rằng các doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn xa hơn được, bởi thị trường nội địa với 100 triệu dân là rất lớn”.

Năm 2020, hoạt động sản xuất da giày, túi xách chịu tác động tiêu cực rất lớn từ đại dịch Covid-19. Những tháng đầu năm, ngành chịu sự đứt gãy cả cung và cầu. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực tìm kiếm, mở rộng thị trường, nhất là việc Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đi vào thực thi từ ngày 1/8/2020 trở thành cú hích rất lớn để ngành da giày lấy lại đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm. Ngoài ra, với lợi thế là quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh nên việc sản xuất tại Việt Nam không bị gián đoạn nhiều, nhờ đó, các đơn hàng quốc tế dịch chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, có tận dụng được cơ hội hay không, theo bà Thanh Xuân vẫn cần phải phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, nguyên phụ liệu trong nước. Đại dịch Covid-19 cho thấy việc đứt gãy chuỗi cung gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sản xuất, buộc toàn ngành phải nhìn nhận lại chiến lược phát triển. Nếu phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu nguyên phụ liệu, khi xảy ra vấn đề chuỗi cung doanh nghiệp sẽ rất bị động.

Hiện nay, ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho ngành này chưa tương xứng. Nguyên phụ liệu cho ngành mới chỉ tập trung cho dòng sản phẩm trung bình và trung bình khá, còn lại vẫn phải nhập khẩu, khiến giá trị gia tăng của ngành đạt được không cao. Thời gian sắp tới, toàn ngành và Chính phủ cần thiết lập lại chính sách mạnh hơn cho phát triển công nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt, tiếp cận nguồn thông tin, phải hiểu được luật chơi quốc tế để chúng ta có thể chuẩn bị về nhân lực, nguồn lực, cơ sở vật chất./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 10 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 10 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm 2025

6 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế - xã hội, với cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, phản ánh hiệu quả của các giải pháp chỉ đạo, điều hành. Trong đó hoạt động xuất nhập khẩu đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Công an thành phố Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo vệ an ninh

Công an thành phố Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo vệ an ninh

Công an thành phố Hà Nội đang triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ an ninh trật tự, trong đó nổi bật là việc đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ tiên tiến vào công tác công an, góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm và bảo vệ Thủ đô.
Hôm nay tuyên án Nguyễn Văn Hậu và 40 bị cáo trong vụ án Phúc Sơn

Hôm nay tuyên án Nguyễn Văn Hậu và 40 bị cáo trong vụ án Phúc Sơn

Sau thời gian nghị án kéo dài, Hội đồng xét xử Toà án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tiến hành tuyên án với 41 bị cáo trong vụ án Phúc Sơn vào sáng 11/7.
Nghiên cứu cho phép người Việt Nam tiếp tục được chơi casino tại Phú Quốc

Nghiên cứu cho phép người Việt Nam tiếp tục được chơi casino tại Phú Quốc

Bộ Tài chính được Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao nghiên cứu cơ chế đặc biệt phát triển Đặc khu Phú Quốc và đề xuất cho phép người Việt tiếp tục chơi casino sau giai đoạn thí điểm.
Giá xăng dầu hôm nay (11/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (11/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Hôm nay (11/7), giá dầu thế giới giảm khoảng 2%, khi giới đầu tư lo ngại những tác động tiêu cực từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,04 USD/thùng, giảm 1,62%, giá dầu WTI ở mốc 67,08 USD/thùng, giảm 1,90%
“Dịu dàng màu nắng” tập 29: Xuân day dứt vì hiểu lầm em gái, quyết định nghỉ việc về quê

“Dịu dàng màu nắng” tập 29: Xuân day dứt vì hiểu lầm em gái, quyết định nghỉ việc về quê

Tập 29 của bộ phim truyền hình “Dịu dàng màu nắng” tiếp tục mang đến nhiều diễn biến cảm động và kịch tính. Gây chú ý trong tập này là sự xuất hiện bất ngờ của tình cũ Lan Anh đúng lúc cô vừa hàn gắn với chồng con và bắt đầu ổn định công việc mới.
Tăng cường thanh kiểm tra, chống thông thầu, mua bán thầu 4 dự án cao tốc

Tăng cường thanh kiểm tra, chống thông thầu, mua bán thầu 4 dự án cao tốc

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 359/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Thành Long tại buổi làm việc Đoàn kiểm tra số 3 về tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc tại Dự án thành phần đoạn Chí Thạnh - Vân Phong và Vân Phong - Nha Trang thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Dự án thành phần 1 và Dự án thành phần 3 thuộc Dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (11/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (11/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Hôm nay (11/7), giá dầu thế giới giảm khoảng 2%, khi giới đầu tư lo ngại những tác động tiêu cực từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,04 USD/thùng, giảm 1,62%, giá dầu WTI ở mốc 67,08 USD/thùng, giảm 1,90%
Ngành Thuế đã hoàn tự động 1.253 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân cho người dân

Ngành Thuế đã hoàn tự động 1.253 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân cho người dân

Trong quý II/2025, ngành Thuế đã hoàn tự động 1.253 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân cho người dân.
Tỷ giá USD hôm nay (11/7): Giá USD "chợ đen" tăng nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (11/7): Giá USD "chợ đen" tăng nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (11/7): Tỷ giá trung tâm và giá USD trên thị trường "chợ đen" tăng so với hôm qua, nhưng giá USD tại các ngân hàng lại giảm.
Giá vàng hôm nay (11/7): Vàng trong nước đồng loạt tăng giá

Giá vàng hôm nay (11/7): Vàng trong nước đồng loạt tăng giá

Giá vàng hôm nay (11/7): Giá vàng miếng trong nước tăng trở lại, sát ngưỡng 121 triệu đồng/lượng.
Áp dụng hóa đơn điện tử kết nối cơ quan thuế: Làm sao để hài hòa?

Áp dụng hóa đơn điện tử kết nối cơ quan thuế: Làm sao để hài hòa?

Ngày 20/3/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn chứng từ (gọi tắt là Nghị định 70), trong đó có những sửa đổi liên quan đến nghĩa vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên. Các quy định của Nghị định 70 tác động lớn đến các chủ thể kinh doanh, trong đó có hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và nhận được sự quan tâm của cộng đồng kinh doanh.
Thanh tra NNNN phát hiện một số sai sót tại Shinhan Bank chi nhánh Thái Nguyên

Thanh tra NNNN phát hiện một số sai sót tại Shinhan Bank chi nhánh Thái Nguyên

Kết luận Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Khu vực 5 nêu rõ, Shinhan Bank chi nhánh Thái Nguyên còn một số tồn tại liên quan đến thẩm định, quyết định cho vay; việc kiểm tra sử dụng tiền vay; hướng dẫn nội bộ cụ thể về việc cộng thêm lãi suất huy động cho khách hàng.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ từ chiều 10/7

Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ từ chiều 10/7

Từ 15h hôm nay (10/7), giá xăng và dầu đồng loạt tăng. Trong đó, dầu diesel tăng mạnh nhất, lên tới 429 đồng/lít.
Đà tăng trưởng mới cho TP.HCM “bứt phá”

Đà tăng trưởng mới cho TP.HCM “bứt phá”

Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, nhiều vấn đề xã hội lớn được giải quyết hiệu quả; việc sáp nhập thành lập Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mới đã và đang tạo đà để Thành phố phát triển mạnh mẽ hơn, sớm trở thành “siêu đô thị” như định hướng của Trung ương.
Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu sẽ diễn ra từ ngày 1 - 3/8/2025

Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu sẽ diễn ra từ ngày 1 - 3/8/2025

Với quy mô 300 gian hàng cùng sự tham gia của trên 150 doanh nghiệp, Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP Việt Nam giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác và phát triển thị trường không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế thông qua các cơ hội kết nối, trao đổi, hợp tác kinh doanh trực tiếp với các tổ chức xúc tiến thương mại, doanh nghiệp và nhà nhập khẩu nước ngoài.
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng, kích cầu tiêu dùng sau sáp nhập địa giới hành chính

Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng, kích cầu tiêu dùng sau sáp nhập địa giới hành chính

Trước diễn biến tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và yêu cầu điều chỉnh theo địa giới hành chính mới. Bộ Công Thương đề nghị các địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, đẩy nhanh thực hiện các giải pháp phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng.
Xem thêm
Phiên bản di động