-->

Ngân hàng thế giới dự báo bất động sản Việt Nam sẽ phục hồi mạnh

Ở nửa cuối năm 2024, bất động sản dự kiến phục hồi với nhiều cải cách thể chế được thực hiện như Luật Đất đai năm 2023 có hiệu lực thực thi, trái phiếu doanh nghiệp có tín hiệu tốt từ cuối năm 2023.
“Thổi giá” chung cư, phải xử lý! Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội Thảo luận về Luật Đất đai và Dự thảo Nghị định quy định về giá đất

Theo Báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm 23/4, thị trường bất động sản trải qua đợt suy giảm mạnh kể từ cuối năm 2022, do các yếu tố cả phía cung và phía cầu. Cùng với đó, các biện pháp phòng ngừa nhằm cải thiện khung thể chế về trái phiếu khiến lượng phát hành giảm đột ngột, gây hạn chế nguồn tài chính cho các nhà đầu tư bất động sản thương mại.

Hạn chế tài chính càng làm trầm trọng thêm tình trạng chậm trễ lâu nay trong thủ tục chứng nhận quyền sử dụng đất và xin giấy phép xây dựng; dẫn đến số lượng các dự án và công trình nhà ở dân cư mới được cấp phép giảm mạnh trong năm 2023 so với các năm từ 2020 - 2022. Các số liệu cũng cho thấy trong các năm 2022 và 2023, có trên 2.400 doanh nghiệp bất động sản bị giải thể và trên 6.200 doanh nghiệp bất động sản tạm ngừng hoạt động, cao hơn 80% so với giai đoạn đại dịch Covid-19.

Về phía cầu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng lãi suất vào tháng 10/2022 nhằm giảm áp lực với tỷ giá, đồng thời vụ việc của Ngân hàng Thương mại Sài Gòn (SCB) khiến cho người mua mất lòng tin, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ. Khối lượng giao dịch trên thị trường nhà ở giảm từ quý IV năm 2022 đến hết năm 2023, so với giai đoạn 2021 - 2022.

Ngân hàng thế giới dự báo bất động sản Việt Nam sẽ phục hồi mạnh
Thị trường bất động sản Việt Nam được WB dự báo sẽ xoay chiều vào cuối năm 2024 và trong năm 2025 (Ảnh minh họa: BT)

Do tính chất liên kết giữa các ngành kinh tế, bất động sản trầm lắng ảnh hưởng đến cả các lĩnh vực khác có liên kết với ngành bất động sản trong nền kinh tế. Mặc dù lĩnh vực xây dựng giảm tăng trưởng do bất động sản suy giảm, nhưng đầu tư công tăng đến 22% (so cùng kỳ năm trước) trong năm 2023 đã giúp giảm nhẹ tác động.

Chính vì vậy, tăng trưởng trong lĩnh vực xây dựng giảm còn 6,8% (so cùng kỳ năm trước) so với tốc độ bình quân 8,7% trong giai đoạn 2017 - 2019. Đối với các ngành sử dụng đầu vào từ ngành bất động sản, mối quan hệ chặt chẽ giữa bất động sản với ngành bán buôn và bán lẻ (đầu vào của lĩnh vực bất động sản chiếm 13,5% chi tiêu sau khi mua nhà, chẳng hạn sơn sửa và mua sắm đồ đạc), phần nào lý giải cho tốc độ tăng doanh số bán lẻ còn ảm đạm từ giữa đến cuối năm 2023.

Theo WB, giữa thị trường tài chính và thị trường bất động sản có tác động lan tỏa hai chiều. Bất định trên thị trường tài chính ảnh hưởng đến lĩnh vực bất động sản đang sử dụng đòn bẩy quá cao qua hạn chế về thanh khoản, nhất là trong năm 2022, khi lãi suất tăng cao.

Ngược lại, thị trường bất động sản trầm lắng làm tăng rủi ro tài chính do nguy cơ lớn từ phía các nhà đầu tư bất động sản, vốn vay bất động sản và tài sản thế chấp là bất động sản. Để đáp ứng tốc độ tăng trưởng cao trên thị trường bất động sản từ 2021 đến giữa 2022, được thể hiện qua số lượng lớn các dự án được cấp phép mới và số lượng các giao dịch, tín dụng ngân hàng dành cho lĩnh vực bất động sản tăng tương ứng 18,8% và 24,7% trong các năm 2021 và 2022, cao hơn nhiều so với các năm 2019 và 2020.

Khối lượng trái phiếu phát hành của các doanh nghiệp đầu tư bất động sản cũng tăng vọt từ 60,9 ngàn tỷ đồng năm 2019 lên 270,1 nghìn tỷ đồng năm 2021. Kết quả là lĩnh vực bất động sản có giá trị dư nợ trái phiếu cao nhất (bình quân chiếm 30% tổng dư nợ trái phiếu) và chiếm bình quân 20% tổng tín dụng trong các năm 2020 - 2022.

Giao dịch bất động sản chững lại do cầu yếu đi kết hợp với chi phí huy động vốn tăng cao do tăng lãi suất vào cuối năm 2022 dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp đầu tư bất động sản suy giảm. Ngoài ra, sau khi các vụ việc gian lận ở một số tập đoàn bất động sản lớn bị phát hiện, nguồn phát hành trái phiếu bị ngừng đột ngột trong năm 2022, dẫn đến căng thẳng tài chính trong số các doanh nghiệp đầu tư bất động sản có tỷ lệ đòn bẩy cao.

Hệ quả là đến cuối tháng 11/2023, lĩnh vực bất động sản chiếm trên 70% các trường hợp mất khả năng trả nợ trái phiếu. Nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản cũng tăng từ 1,7% năm 2022 lên 2,7% vào tháng 12/2023.

Bà Dorsati Madani - Chuyên gia kinh tế cao cấp WB cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam được WB dự báo sẽ xoay chiều vào cuối năm 2024 và trong năm 2025 khi tình trạng đóng băng ở thị trường trái phiếu có dấu hiệu được giải tỏa. Cùng với đó là niềm hy vọng vào việc cải cách thể chế khi Luật Đất đai năm 2023 có hiệu lực thực thi.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.

Tin khác

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Thành phố Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố. Khung giá có hiệu lực từ 14/4/2025.
Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Khi TOD trở thành chuẩn quy hoạch mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững.
Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Kể từ khi bài toán chung cư cũ được nhắc đến, vô số ý tưởng đã được đưa ra và thực hiện, tuy nhiên đều chưa đạt được hiệu quả nhân rộng như mong muốn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, đó chính là cách nhìn nhận từ các góc độ khác nhau thay vì cùng nhau tìm giải pháp giải quyết. Giờ đây, với việc đặt “trách nhiệm của các bên” lên trước, phải làm tròn “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” này rồi mới cân nhắc đến “lợi ích” sẽ là cơ sở để hài hoà giữa bài toán chung cư cũ và tái thiết đô thị.
Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 27/2025/QĐ-UBND về khung giá cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng cho các công trình không sử dụng vốn đầu tư công hoặc nguồn tài chính công đoàn. Quyết định này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 14/4/2025, với mục tiêu đảm bảo tính công khai, minh bạch và giúp người dân dễ tiếp cận nhà ở xã hội.
Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Trước thực trạng giá bất động sản ngày một tăng chóng mặt, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chuyển sang ở trọ, thuê nhà trọn đời thay vì cố gắng sở hữu cho mình một ngôi nhà hay một căn hộ. Theo nhiều người, việc thuê nhà trọn đời sẽ giúp họ bớt áp lực về mặt tài chính và có điều kiện trải nghiệm không gian sống tốt hơn.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM  ​​​​​​​

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​

Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Trong khi nhiều phân khúc bất động sản (BĐS) khác nóng lên từng ngày, thì BĐS nghỉ dưỡng vẫn im lìm “ngủ đông”. Không chỉ các chủ đầu tư lớn mà nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mua loại hình BĐS này nhằm mục đích cho thuê cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm.
Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Sau gần 2 năm thị trường đất nền “nằm im” vì lãi suất cao và tín dụng bị siết chặt thì đến quý đầu năm 2025, đất nền đã bắt đầu hồi phục và có dấu hiệu bật tăng khi Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ. Cơn “sốt ảo” này ngày càng có dấu hiệu vượt đỉnh trước các thông tin về việc sáp nhập địa giới các tỉnh, thành.
Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Vào ngày 3/4 tới, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 47 lô đất thuộc 7 xã trên địa bàn huyện.
Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Những thông tin tích cực của hạ tầng khu vực đang tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của thị trường đất nền Hòa Lạc.
Xem thêm
Phiên bản di động