-->

Nét đẹp văn hóa đọc báo của người Hà Nội

Quãng chục năm về trước, tôi không nhớ mình đã bao lần ghé các sạp báo trên phố Trần Hưng Đạo, Hàng Trống hay Lý Nam Đế. Thuở ấy, ngồi bên Hồ Gươm, tôi dành trọn tâm trí mình bên những dòng tin nóng hổi của các tờ báo in. Đôi khi, mua báo xong tôi vẫn nhẩn nha trò chuyện với người bán, nghe được phần nào chuyện đời và công việc của họ. Đó là cảm giác thú vị. Thế nhưng, những khoảnh khắc riêng ấy nay đã dần trôi xa. Những sạp báo, con người năm nào giờ chẳng còn, muốn tìm về họ đôi khi tôi phải cố lục lọi lại trong miền ký ức rất đẹp.
“An toàn lao động” dần trở thành nét đẹp văn hóa Lan tỏa nét đẹp văn hóa từ những mô hình điểm

1. Có lẽ đối với ai đó, Hà Nội là một nơi rất đỗi nên thơ, trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong những lời ca của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, có những gánh hàng hoa thoai thoải đẹp đến nao lòng, có “dáng kiều thơm” trong Tây Tiến của Quang Dũng. Và quả thực, với riêng tôi, Hà Nội cũng rất đỗi nên thơ, ở đó có sự tất bật mưu sinh của bao kiếp người, là nhịp thở yên lành của cuộc sống.

Ở Hà thành, nhiều người dù cuộc sống không sang giàu nhưng khi khéo léo co kéo thì vẫn có thể đủ đầy. Trong số ấy, có những người thật đặc biệt, họ sống ở nơi phố thị nhờ những tờ báo in, những dòng tin tức nóng hổi từ các cơ quan báo chí. Tôi biết Đỗ Hòa (sinh năm 1987), một cựu sinh viên báo chí quê mãi tận vùng Hữu Lũng, Lạng Sơn. Hòa là một chàng trai có nghị lực. Năm 2013, khi còn đang là sinh viên năm cuối của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hòa đã tự xoay sở cuộc sống nơi phố thị phồn hoa nhờ vào việc viết lách và bán báo dạo.

Nét đẹp văn hóa đọc báo của người Hà Nội
Trong sự thay đổi chóng mặt của công nghệ thông tin, những tờ báo mạng, trang xã hội cá nhân ra đời thì văn hóa đọc... đặc biệt là đọc báo trên bảng tin vẫn có những vị trí nhất định trong lòng người Hà Nội.

Đận ấy, Hòa kể với tôi, cứ 5h sáng cậu lại lên phố Đinh Tiên Hoàng – điểm tập kết báo của những người giao lẻ để mang đến các sạp tại Hà Nội. Ngày nắng thì không sao chứ hễ mưa là cả người cậu lại ướt luốt tuốt. Hòa bảo, người có thể ướt nhưng báo mà ướt thì chẳng thể bán được. Thời điểm đó, những tờ báo có nhiều tin tức sốt dẻo hằng ngày như Tuổi Trẻ, Thanh Niên... thường bán chạy nhất. Hoặc nếu ai ưa thích tin tức giật gân, hấp dẫn thì sẽ tìm An ninh Thủ đô, An ninh Thế giới hoặc các tờ như Thể thao & Văn hóa, Bóng đá… Dĩ nhiên, những tờ báo kể trên thường bán dễ và hết hàng sớm. Huy hoàng là thế, nhưng nay số lượng báo in bán ra chẳng thấm là bao. Báo in không có người mua, các sạp bán báo vì vậy cũng đóng cửa.

Dễ thấy nhất, nếu như trước, quanh khu vực Đống Đa, Hoàn Kiếm còn lác đác 7, 8 sạp báo thì sau hai năm đại dịch Covid-19 bóng dáng các điểm bán cũng không còn. Nhiều điểm bán báo có thâm niên bậc nhất Thủ đô như địa chỉ 71 Hàng Trống với ngót nghét hơn 40 năm, nay tìm đến cũng đã vắng bóng. Dĩ nhiên, bắt nhịp xu hướng, những tờ báo hiện tại cũng không quá trông vào lượng phát hành của báo in, thay vào đó họ chuyển dần thông tin lên các trang báo điện tử, những người bán báo dạo như Hòa vì thế cũng đành phải tìm lối khác mưu sinh.

Có lẽ nhiều người sẽ không quá bận tâm với điều này, thế nhưng tôi lại thấy tiếc. Đôi khi ghé những điểm bán báo năm nào, tôi hoài niệm về những người làm nghề rao báo dạo. Tiếng rao báo từ những người đạp xe len lỏi khắp các góc phố, con ngõ. Tất cả giờ đây trở thành một phần ký ức thân thương, là một phần trong nhịp phát triển của Thủ đô.

2. Hôm rồi, trong tiết trời oi ả, cơn mưa đổ loang loáng mặt đường, tôi tìm về phố Hàng Trống, tôi bắt gặp một người đàn ông đã bạc trắng mái đầu đang cắm cúi bên tờ báo Nhân Dân mới dán. Trong cặp kính dày đã sờn màu gọng, ông chăm chú đọc từng con chữ và dường như bóng dáng người đàn ông bé nhỏ như lạc dòng người xe tấp nập.

Thị trường báo giấy đang trải qua những sự thay đổi đáng kể do sự bùng nổ của công nghệ và sự phổ biến của các phương tiện truyền thông điện tử. Báo giấy đã từng là nguồn thông tin chính cho đại chúng trong nhiều thập kỷ, nhưng bây giờ đang đối mặt với những thách thức lớn từ cuộc cách mạng 4.0. Những tiếng rao "giật gân, câu khách" của người bán báo dạo cũng đã chìm dần vào sự hối hả của cuộc sống công nghệ. Có lẽ, hình ảnh người bán báo dạo len lỏi tại các ga tàu, con phố ngày nào… giờ chỉ còn là ký ức và hoài niệm về một thời hoàng kim của báo giấy đối với người dân Thủ đô.

Ở Hà Nội vẫn còn một số không gian báo chí công cộng như vậy nhưng không nhiều. Ngoài phố Hàng Trống bên mặt tiền của báo Nhân Dân, giờ tôi chỉ có thể bắt gặp những hình ảnh ấy khi đi qua phố Phan Đình Phùng - đoạn vỉa hè gần báo Quân đội nhân dân, hay trên vỉa hè phố Lê Thái Tổ, đoạn gần cổng báo Hà Nội Mới… Đó là các bảng tin được dựng ngay trên vỉa hè, dán những trang báo giấy, bên ngoài có một lớp kính trong để che mưa chắn gió. Ở đó, hàng ngày một vài tờ nhật báo mới ra lại được dán lên, để người dân và du khách có thể dừng chân đứng đọc báo.

Tại những điểm này, những người tôi hỏi - chủ yếu là những cụ già hoặc bậc trung niên, họ bảo với tôi, sở dĩ tìm đến những không gian báo chí này là bởi thói quen đọc báo giấy. Và bởi, nếu ngày nào không đến đó đọc, họ lại cảm thấy thiếu, thấy nhớ. Tôi cho rằng điều này là “đặc sản” chắc chỉ có thể tìm được ở Hà Nội.

Trong những lần trò chuyện, nhà văn Nguyễn Văn Học – một cây viết khỏe trên văn đàn và cũng là một nhà báo cần mẫn ở tờ Nhân Dân Cuối tuần bảo với tôi, dù báo chí nhận phải sự cạnh tranh, dù báo in tưởng như “lép vế” hơn so với các loại hình báo chí khác nhưng báo in vẫn còn đất sống. Những tờ báo có thể vắng bóng nơi thị thành nhưng ở những miền xa, những vùng thôn, bản như Hà Giang, Lai Châu, hay nơi hải đảo anh đặt chân đến, hàng ngày, hàng tuần theo đường bưu điện, chuyển phát nhanh báo vẫn được gửi đến và được đón nhận. Đặc biệt, ở những nơi mà mạng internet chưa thực sự phát triển, báo giấy vẫn là một trong những kênh thông tin đưa chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, đến với người dân. Hơn hết, với nhiều độc giả, báo giấy được xem là loại hình báo chí gần gũi, thông tin trên báo giấy là nguồn thông tin chính thống, có độ tin cậy cao và sâu sắc. Khi đọc báo giấy, độc giả cũng nhớ lâu hơn so với các loại hình khác.

3. Hà Nội ngày nay to rộng và ngày một hiện đại hơn. Người Hà Nội giờ cũng đông hơn. Thế nhưng, thành phố đâu chỉ đẹp bởi những sự hoa lệ của những khách sạn năm sao, đâu chỉ hào nhoáng bởi những tòa nhà cao chọc trời, đâu chỉ phồn hoa bởi những dòng xe cộ tấp nập. Trong nhịp sống hối hả, đôi khi lắng lại để quan sát nơi góc phố nhỏ, hẳn tất thảy mọi người đều có thể nhận ra những nét đẹp giản dị. Đó là những cụ ông đứng nhẩn nha đọc báo nơi góc phố, là hình ảnh anh xe ôm lật giở những tờ báo in để tìm xem những mẩu tin tức khi đợi khách… Hà Nội đẹp vì có những con người giản đơn.

Hẳn đã có nhiều người tiếc nuối những con phố giờ đã vắng bóng các quầy báo và tôi cũng vậy. Nhưng tất cả xoay vần chẳng phải là quy luật tất yếu hay sao. Xét cho cùng, dù đã ít đi nhưng chỉ cần còn những con người yêu thủ đô ngàn năm văn hiến, trân trọng văn hóa đọc, trân trọng những tờ báo in thì chừng ấy những góc phố vẫn còn những người nhẩn nha đứng đọc báo. Giữ lửa với từng con chữ có lẽ cũng chính là cách mà chúng ta giữ gìn và phát triển Hà Nội hôm nay và mãi về sau.

Giang Nam

Nên xem

Quyết tâm thi đấu vì màu cờ sắc áo

Quyết tâm thi đấu vì màu cờ sắc áo

Đại diện cho Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quốc Oai tham dự Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Long Thành thể hiện tinh thần quyết tâm thi đấu vì màu cờ sắc áo ngay từ những trận đấu đầu tiên của vòng bảng.
77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Năm học 2025 - 2026, 77 trường trung học phổ thông (THPT) tư thục ở Hà Nội được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.
Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, phát triển đất nước phải song hành với trách nhiệm quốc tế, đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, vì hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu; hợp tác quốc tế trên nguyên tắc "các bên cùng thắng".
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đối với Việt Nam, cùng với chuyển đổi số, xác định chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu khách quan, là yếu tố then chốt và động lực đột phá để thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời góp phần từng bước hiện thực hóa các cam kết tại COP26 về đưa mức phát thải ròng về bằng "0" vào năm 2050.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Chương Mỹ: Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Chương Mỹ: Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Thời gian qua, LĐLĐ huyện Chương Mỹ xác định rõ việc “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” là một trong những nhiệm vụ quan trọng của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Qua phong trào, tiếp tục phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn đồng hành cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc tiến bộ, văn minh.
Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Ngày 16/4, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và Công ty cổ phần GeneStori thu mẫu cho các mẹ liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn.

Tin khác

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Chào đón các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, những ngày này, các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, sạch nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thành công, tốt đẹp. Đóng góp vào thành công đó, các lực lượng Công an Thủ đô đã triển khai, thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch, trên tinh thần bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng này, góp phần đem lại hình ảnh về một đất nước Việt Nam yên bình, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động