-->

Nên nắn dòng tiền chảy vào bất động sản giá thấp

Thị trường bất động sản (BĐS) đang chứng kiến dòng tiền khổng lồ khi các ngân hàng đã bơm gần 600 nghìn tỷ đồng vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, nhiều dự án vẫn “đói vốn” và chưa thể tiếp cận được dòng vốn. Thậm chí dòng vốn chảy vào dòng BĐS cao cấp lớn hơn rất nhiều so với BĐS có nhu cầu ở thực, tạo nên sự lệch pha giữa các phân khúc.
Nhiều dự án bỏ hoang, người dân vẫn khó tiếp cận nhà ở Thị trường bất động sản năm 2025 phát triển bền vững hơn Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tiếp tục đề xuất nhà trọ dài hạn là loại hình nhà ở xã hội

Thông tin tại Hội nghị Chính phủ với địa phương ngày 21/2, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết dư nợ tín dụng BĐS của hệ thống hiện nay đạt 3,48 triệu tỷ đồng.

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước trước đó cho biết, dư nợ tín dụng vào lĩnh BĐS tính đến cuối năm 2023 đạt 2,89 triệu tỷ đồng. Như vậy, lượng vốn tín dụng chảy vào lĩnh vực này đã tăng thêm khoảng 590 nghìn tỷ đồng chỉ trong vòng hơn 1 năm, tương đương với mức tăng trưởng khoảng 20%.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng, ngành ngân hàng đã phân bổ một phần nguồn lực tài chính cho tín dụng nhà ở, nhưng mức giải ngân 120 nghìn tỷ đồng vẫn còn hạn chế bởi không phải tất cả người có thu nhập thấp đều mong muốn vay vốn để mua nhà.

Nên nắn dòng tiền chảy vào bất động sản giá thấp
Dòng vốn chảy vào dòng BĐS cao cấp lớn hơn rất nhiều so với BĐS có nhu cầu ở thực, tạo nên sự lệch pha giữa các phân khúc. (Ảnh minh họa: BT)

Nhiều ý kiến cho rằng, các nhà đầu tư nên tập trung vào các BĐS đáp ứng nhu cầu thực tế như nhà phố, chung cư trung cấp tại khu vực có dân cư đông đúc hay văn phòng, nhà xưởng, mặt bằng bán lẻ hoặc các vùng ven có cơ sở hạ tầng phát triển. Dòng tiền ngân hàng có thể đẩy giá BĐS lên cao, nhưng không phải lúc nào giá cũng phản ánh đúng giá trị thực.

Vì vậy, nhà đầu tư cần hạn chế chạy theo “sốt đất”, đặc biệt ở những khu vực chưa có hạ tầng đồng bộ. Dòng vốn tín dụng có thể thay đổi theo chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Nếu tín dụng bị siết lại, thanh khoản thị trường sẽ bị ảnh hưởng, nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi “xuống tiền”.

Ngoài ra, lãi suất cho vay BĐS có thể biến động khi ngân hàng kiểm soát chặt hơn. Nhà đầu tư không nên vay quá 50% giá trị tài sản để tránh áp lực tài chính; ưu tiên khoản vay dài hạn với lãi suất cố định trong thời gian đầu; dự phòng tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán trong ít nhất 6-12 tháng.

Dòng tín dụng lớn từ ngân hàng có thể là cơ hội giúp thị trường BĐS phục hồi mạnh mẽ, nhưng cũng có thể trở thành rủi ro nếu dòng vốn bị sử dụng kém hiệu quả. Nhà đầu tư cần cẩn trọng, lựa chọn kỹ lưỡng, tận dụng tín dụng hợp lý và theo dõi sát diễn biến thị trường để đưa ra quyết định đúng đắn.

Tại toạ đàm “BĐS năm 2025 - Tìm kiếm cơ hội trong thách thức” mới đây, ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, trong bất cứ bối cảnh nào, kể cả lúc ngành BĐS khó khăn nhất, thời kỳ các doanh nghiệp BĐS gần như không còn cơ hội để phát triển nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng với lĩnh vực này vẫn ở mức cao. Để thấy được, ngành ngân hàng luôn đồng hành cùng doanh nghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp BĐS.

Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp đến thời hạn không trả được dẫn đến nợ xấu, bởi vậy, ngân hàng cũng cần có sự chia sẻ của doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp nhưng chỉ với doanh nghiệp có tiềm lực, có đầu dư minh bạch, rõ ràng.

“Nhà đầu tư BĐS nhìn thấy cơ hội nhưng thách thức còn lớn, sản phẩm bán ra đến người tiêu dùng có thật hay không? Gần hai triệu tỷ đồng nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng tín dụng gần 16%, trong đó đầu tư vào lĩnh vực BĐS năm 2024 tăng trên 20%, tăng cao hơn tín dụng vào nền kinh tế”, ông Hùng cho biết.

Theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, các doanh nghiệp, nhà đầu tư BĐS trên thị trường hiện nay đang sử dụng hơn 50% nguồn vốn tín dụng. Chính vì vậy, nhà nước, và các ngân hàng cần phải đưa ra những chính sách tích cực hỗ trợ, hạn chế những chính sách thắt chặt hay kiểm soát tín dụng quá đà.

“Nếu sử dụng chính sách không phù hợp sẽ dễ dàng bóp nghẹt những doanh nghiệp này. Như số liệu ông Hùng vừa đưa ra, hàng triệu tỷ đồng tín dụng đã chảy vào thị trường BĐS nhưng nhiều doanh nghiệp, nhiều dự án vẫn đói vốn và chưa thể tiếp cận được dòng vốn này.

Tuy nhiên, những dự án thuộc phân khúc cao cấp có giá bán cao lại rất dễ dàng tiếp cận vốn, sau đó những sản phẩm này được tung ra thị trường điều này khiến cán cân lệch pha sản phẩm cao cấp. Điều này tôi thật sự không khuyến khích và đề nghị Nhà nước và ngân hàng cần nhanh chóng đưa ra giải pháp tích cực.”

Dẫn chứng, doanh nghiệp có hàng nghìn căn hộ đang hoàn thiện và chờ bàn giao nhưng vào thời điểm này họ lại thiếu vốn, không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng khiến những sản phẩm này "đóng băng" chờ vốn. Không tung ra thị trường được khiến hàng tồn kho tăng mạnh. Ông Đính cho rằng, điều này cho thấy chính sách giữa doanh nghiệp và ngân hàng đang có rất nhiều nút thắt chưa gỡ được.

Đồng thời nhấn mạnh: “Như tôi đã nói, tín dụng trên thị trường BĐS chiếm hơn 50% cho thấy xuất hiện nhiều rủi ro. Như ông Hùng nói, phải lấy vốn ngắn hạn cho vay dài hạn là điều rất nguy hiểm. Chúng ra đang cần thêm nhiều kênh dẫn vốn nữa như: trái phiếu, tín phiếu hay cần thêm nhiều quỹ đầu tư, quỹ phát triển.

Những quỹ này trên thực tế đã được đưa ra bàn bạc cách đây đến 10 năm, thậm chí đã được thí điểm nhưng do các quy định pháp luật vẫn là rào cản nên đề xuất này khó được triển khai.

Tin vui trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ có thể sẽ tạo ra nhiều quỹ hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Từ đó thúc đẩy nguồn cung nhà ở được tung ra thị trường nhiều hơn”.

Phạm Bảo Thoa

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm do sai phạm trong việc phê duyệt dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.043 tỷ đồng.
Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ việt Nam và kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, Tháng Công nhân năm 2025 được Công đoàn Hà Tĩnh triển khai từ ngày 15/4 - 31/5/2025 với nhiều nội dung thiết thực hướng tới đoàn viên, người lao động.
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Để nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đoàn viên Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn chú trọng triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong toàn ngành.

Tin khác

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Thành phố Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố. Khung giá có hiệu lực từ 14/4/2025.
Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Khi TOD trở thành chuẩn quy hoạch mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững.
Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Kể từ khi bài toán chung cư cũ được nhắc đến, vô số ý tưởng đã được đưa ra và thực hiện, tuy nhiên đều chưa đạt được hiệu quả nhân rộng như mong muốn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, đó chính là cách nhìn nhận từ các góc độ khác nhau thay vì cùng nhau tìm giải pháp giải quyết. Giờ đây, với việc đặt “trách nhiệm của các bên” lên trước, phải làm tròn “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” này rồi mới cân nhắc đến “lợi ích” sẽ là cơ sở để hài hoà giữa bài toán chung cư cũ và tái thiết đô thị.
Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 27/2025/QĐ-UBND về khung giá cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng cho các công trình không sử dụng vốn đầu tư công hoặc nguồn tài chính công đoàn. Quyết định này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 14/4/2025, với mục tiêu đảm bảo tính công khai, minh bạch và giúp người dân dễ tiếp cận nhà ở xã hội.
Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Trước thực trạng giá bất động sản ngày một tăng chóng mặt, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chuyển sang ở trọ, thuê nhà trọn đời thay vì cố gắng sở hữu cho mình một ngôi nhà hay một căn hộ. Theo nhiều người, việc thuê nhà trọn đời sẽ giúp họ bớt áp lực về mặt tài chính và có điều kiện trải nghiệm không gian sống tốt hơn.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM  ​​​​​​​

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​

Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Trong khi nhiều phân khúc bất động sản (BĐS) khác nóng lên từng ngày, thì BĐS nghỉ dưỡng vẫn im lìm “ngủ đông”. Không chỉ các chủ đầu tư lớn mà nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mua loại hình BĐS này nhằm mục đích cho thuê cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm.
Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Sau gần 2 năm thị trường đất nền “nằm im” vì lãi suất cao và tín dụng bị siết chặt thì đến quý đầu năm 2025, đất nền đã bắt đầu hồi phục và có dấu hiệu bật tăng khi Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ. Cơn “sốt ảo” này ngày càng có dấu hiệu vượt đỉnh trước các thông tin về việc sáp nhập địa giới các tỉnh, thành.
Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Vào ngày 3/4 tới, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 47 lô đất thuộc 7 xã trên địa bàn huyện.
Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Những thông tin tích cực của hạ tầng khu vực đang tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của thị trường đất nền Hòa Lạc.
Xem thêm
Phiên bản di động