Nâng cơ hội tìm kiếm việc làm cho lao động nông thôn
Bà Nguyễn Thanh Nhàn- Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, 10 năm qua, việc triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần "thổi luồng gió mới" vào đời sống nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo đó, quá trình triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg trên địa bàn Hà Nội được các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện song song với các chương trình, mục tiêu xây dựng nông thôn mới; quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương và được điều chỉnh linh hoạt theo thực tiễn.
Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Thanh Nhàn trong một lần kiểm tra tình hình thực tế công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Quốc Oai. Ảnh: Phạm Diệp |
Từ năm 2010 đến nay, toàn thành phố đã mở hơn 6.000 lớp đào tạo nghề cho gần 220.000 lao động nông thôn. Đối tượng được ưu tiên đào tạo là thành viên gia đình người có công với cách mạng, lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ bị thu hồi đất… Hoàn thành các khóa đào tạo, hơn 80% lao động nông thôn đã có việc làm hoặc vẫn làm nghề cũ nhưng đạt năng suất, chất lượng cao hơn. Kết quả này góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn thành phố từ 34,8% vào cuối năm 2010, lên 70,2% vào cuối năm 2020. Đây cũng là giải pháp giảm nghèo hiệu quả, thúc đẩy cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hướng.
Tuy vậy, quá trình triển khai đề án cũng bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, trong đó có việc nhiều lao động nông thôn mặc dù được hỗ trợ kinh phí nhưng vẫn không mặn mà học nghề khiến số người tham gia đào tạo nghề những năm vừa qua không đạt mục tiêu đề ra. Cụ thể, mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2010-2015 là các ngành, địa phương hỗ trợ đào tạo nghề cho 215.000 người, nhưng thực tế chỉ có 132.000 người tham gia. Giai đoạn 2016-2020, mục tiêu là đào tạo nghề cho 106.130 người và thực tế chỉ hơn 85.000 người theo học.
Bà Nguyễn Thanh Nhàn cho biết, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trên thực tế, đối tượng được ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg trên địa bàn Hà Nội cũng là đối tượng được quan tâm, ưu tiên của nhiều chính sách khác, nên đa số người lao động đã được tiếp cận với cơ hội học nghề, tạo việc làm; số còn lại có nhu cầu học nghề không nhiều.
Một lớp đào tạo nghề mây tre giang đan cho lao động nông thôn ở xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Ảnh: Phạm Diệp |
Với những người thực sự có nhu cầu học nghề lại thường là lao động chính trong gia đình, phải lao động mưu sinh nên khó thu xếp công việc để học nghề trong thời gian 3 tháng. Hơn nữa, mặc dù được hỗ trợ kinh phí đào tạo, nhưng mức hỗ trợ hiện nay quá thấp (từ 2 đến 3 triệu đồng/người/khóa học), khiến những người có hoàn cảnh khó khăn, dù thấy rõ lợi ích của việc học nghề, họ cũng không thể theo học. Đáng nói, một số nghề được đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của người học. Sau học nghề, tỷ lệ lao động có việc làm khá cao, nhưng tính ổn định cũng như chất lượng của việc làm chưa cao, chủ yếu do người lao động tự tạo việc làm. Số lao động được các doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc hoặc bao tiêu sản phẩm còn thấp…
Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Nhàn cho rằng, việc mở rộng đào tạo nghề nói chung, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng là yêu cầu, đòi hỏi tất yếu khách quan trong bối cảnh kinh tế - xã hội Thủ đô và đất nước phát triển theo hướng mở cửa, hội nhập. Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tạo điều kiện cho lao động nông thôn có cơ hội việc làm, ly nông nhưng không ly hương, bên cạnh việc bám sát nhu cầu của thị trường lao động để tuyển sinh, đào tạo, cần nghiên cứu nâng mức hỗ trợ cho lao động nông thôn tham gia học nghề.
Cùng với đó, Nhà nước có chính sách cụ thể thu hút, khuyến khích doanh nghiệp tham gia sâu vào quá trình tuyển sinh, đào tạo nghề. Những lao động nông thôn có nhu cầu học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng, Nhà nước có chính sách miễn, giảm chi phí đào tạo cho họ.
“Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức đào tạo nghề trong giai đoạn mới trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt theo hướng phù hợp với nhu cầu của người học, gắn kết chặt chẽ với thị trường việc làm...”- Bà Nguyễn Thanh Nhàn khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Amway Việt Nam, nửa thập kỷ giữ vững danh hiệu “nơi làm việc tốt nhất châu Á ”
Quản trị lao động 09/08/2024 16:04
Việt Nam có rất nhiều người giỏi và luôn có giải pháp khuyến khích các sáng chế
Quản trị lao động 04/07/2024 19:11
Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ
Quản trị lao động 05/02/2024 16:03
Khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023
Quản trị lao động 14/12/2023 17:38
Để năng suất lao động tăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Quản trị lao động 12/10/2023 11:43
Trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức
Infographic 02/06/2023 15:09
Giảm thiểu tai nạn lao động: Cần sự nỗ lực thực chất
Quản trị lao động 25/05/2023 10:25
Gắn kết trường nghề với doanh nghiệp
Quản trị lao động 27/12/2022 08:02
Gắn kết giữa doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình Hội đồng kỹ năng
Quản trị lao động 13/11/2022 10:50
Chuẩn hóa kỹ năng nghề “đích đến” không thể thiếu
Quản trị lao động 01/11/2022 06:54