Nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động tư pháp
Bài 2: Truy tố đúng người, đúng tội | |
Hiệu quả trong cải cách và hoạt động tư pháp |
Giám sát hoạt động tư pháp là một nhiệm vụ khó
Đánh giá của các đại biểu tại Hội nghị “Trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác giám sát các cơ quan thuộc lĩnh vực tư pháp” do Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội tổ chức mới đây cho thấy, hoạt động của HĐND các cấp thành phố trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, luôn đổi mới theo hướng thiết thực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả góp phần khẳng định vị trí, vai trò của HĐND, trong đó có sự đóng góp rất lớn của Ban Pháp chế.
Hội nghị “Trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác giám sát các cơ quan thuộc lĩnh vực tư pháp” do Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội tổ chức |
Theo đại diện Ban Pháp chế HĐND các quận Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Đống Đa và các huyện Chương Mỹ, Hoài Đức, Mê Linh, từ khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương, hoạt động giám sát của Thường trực, Ban Pháp chế HĐND từ cấp thành phố đến các quận, huyện, thị đã có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng và chất lượng, hiệu quả các cuộc giám sát được nâng lên nhiều so với trước.
Tuy nhiên, theo nhiều đại biểu, giám sát hoạt động thuộc lĩnh vực tư pháp mang tính chuyên môn sâu, phạm vi giám sát rộng, trong khi đó các thành viên Ban Pháp chế HĐND có trình độ, năng lực và lĩnh vực hoạt động khác nhau.
Trưởng Ban Pháp chế HĐND Thành phố Nguyễn Hoài Nam cho biết, thực tiễn thẩm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp là nội dung khó, đòi hỏi thành viên Ban Pháp chế HĐND có trình độ chuyên môn, am hiểu sâu về lĩnh vực tư pháp, nhất là các khâu trong tố tụng hình sự, dân sự. Nhưng do nhiều đại biểu tham gia HĐND lần đầu; các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp sửa đổi, bổ sung thường xuyên, trong khi đại biểu không cập nhật thông tin, thiếu kỹ năng, phương pháp, cách thức thẩm tra… dẫn đến chất lượng giám sát, thẩm tra chưa cao.
Còn theo Trưởng Ban Pháp chế HĐND huyện Hoài Đức Nguyễn Thanh Tú, thông tin của Ban Pháp chế dựa vào cơ quan chịu sự giám sát cung cấp. Cũng do trình độ chuyên sâu hạn chế, nên thành viên Ban Pháp chế thường có rất ít ý kiến phản biện trong quá trình giám sát nên khó tránh khỏi việc giám sát hình thức.
Mặt khác, các cơ quan chịu sự giám sát nhận thức chưa khách quan, coi giám sát là tìm khuyết điểm, dẫn đến phát sinh tâm lý không cởi mở, báo cáo một số lĩnh vực còn hình thức, làm cho việc xem xét, đánh giá thiếu cơ sở khách quan.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng cho hay, hiện có thực trạng việc phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội ở cấp huyện nhiều lúc còn hạn chế, chồng chéo, chưa sử dụng hiệu quả các kết luận kiểm tra, giám sát của các cơ quan đối với lĩnh vực tư pháp. Ngoài ra, vẫn còn thiếu hụt các quy định hướng dẫn cụ thể về các biện pháp hữu hiệu để theo dõi, kiểm tra việc tiếp thu, giải quyết các kiến nghị sau giám sát.
Một số thành viên Ban Pháp chế HĐND quận Đống Đa và các huyện Mê Linh, Chương Mỹ, Thạch Thất cũng cho rằng, do các ban pháp chế cấp huyện chưa xây dựng rõ cơ chế, hình thức, phương pháp giám sát; thêm việc chuyên môn chưa sâu, nên trong quá trình giám sát chưa nắm hết những tồn tại, hạn chế của các cơ quan tư pháp, nhất là việc xác định giữa yếu tố tiêu cực hay năng lực cán bộ tác động đến chất lượng hoạt động điều tra, kiểm sát, xét xử.
Đặc biệt, hiện nay, việc chất vấn đối với lãnh đạo các cơ quan tư pháp còn ít, chưa thường xuyên, chủ yếu mới mang tính sự vụ dư luận quan tâm; số lượng các cuộc giám sát chuyên đề cũng chưa nhiều. Việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng giải quyết các kiến nghị sau giám sát chưa quyết liệt. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giám sát các cơ quan tư pháp.
Thành viên Ban Pháp chế cần am hiểu pháp luật
Tại Hội nghị, đa số các đại biểu đều thống nhất cho rằng, muốn giám sát tốt các hoạt động thuộc lĩnh vực tư pháp, cần phải tìm hiểu rõ thông tin qua các kênh như: Kiến nghị cử tri, cơ quan cấp trên của đơn vị chịu sự giám sát; nghiên cứu các chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan chịu sự giám sát để giám sát kết quả thực hiện.
Bên cạnh đó, mỗi đại biểu cần nghiên cứu kỹ các văn bản, quy định liên quan; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, qua đó mới có thể giám sát chuyên sâu. Trưởng Ban Pháp chế HĐND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Xuân Ứng chia sẻ, muốn giám sát chuyên sâu, phải lựa chọn được nhân sự thành viên ban pháp chế là đại biểu có kiến thức về pháp luật, đã hoặc đang công tác trong các lĩnh vực hoạt động tư pháp như phòng tư pháp quận, huyện; hội luật gia; thanh tra…
Ngoài thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng, mỗi thành viên ban pháp chế cần nâng cao trách nhiệm, tránh biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm trong quá trình giám sát. Thành viên đoàn giám sát phải có quan điểm rõ ràng nếu cơ quan chịu sự giám sát báo cáo chưa đúng, hoặc chưa đủ.
Phó Trưởng Ban chuyên trách Ban Pháp chế HĐND quận Hà Đông Lương Huệ Minh kiến nghị, thành phố cần có sự chỉ đạo chung về sự phối hợp chung của thành phố đối với sự phối hợp cho hoạt động giữa các Ban Pháp chế quận, huyện với các cơ quan thuộc lĩnh vực tư pháp đồng cấp.
Cùng với đó, HĐND Thành phố cũng có hướng dẫn cụ thể về những tiêu chí, bố cục, nội dung chung cần có của một báo cáo thẩm tra, giám sát lĩnh vực tư pháp tại kỳ họp. Qua đó, để mỗi ban, mỗi đại biểu HĐND áp dụng trên cơ sở thực tiễn giám sát, thẩm tra tại địa phương mình.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng kiến nghị cần duy trì và phát thanh trực tiếp việc chất vấn các hoạt động tư pháp tại các kỳ họp HĐND quận đối với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND, Chủ tịch UBND quận; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND quận đối với các hoạt động tư pháp cùng cấp theo hướng thế hiện rõ quan điểm, có lý lẽ thuyết phục về những vấn đề nhất trí, không nhất trí với nội dung báo cáo đã nêu.
Trưởng Ban Pháp chế HĐND Thành phố Nguyễn Hoài Nam khẳng định, hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động giám sát của Ban Pháp chế các quận, huyện, thị xã đối với các cơ quan thuộc lĩnh vực tư pháp hiện tại tương đối đầy đủ.
Vấn đề cốt yếu thời gian tới là lãnh đạo, thành viên các ban pháp chế dành thời gian nghiên cứu kỹ tài liệu, cập nhật kịp thời những vấn đề mới trong các quy định pháp luật, nắm chắc thẩm quyền, trách nhiệm, quy trình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan mình giám sát.
Bên cạnh đó, các Ban Pháp chế cấp huyện cũng cần bám sát chặt chẽ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, ban cải cách tư pháp cùng cấp; chú trọng nắm bắt thông tin từ cơ quan cấp trên, qua đơn thư của người dân, thông qua hoạt động giám sát, qua báo chí và phải biết chọn lọc thông tin. Có như vậy, công tác giám sát mới đạt chất lượng, phản ánh thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Nhân dân Thủ đô đón Tết trong không khí vui tươi, an toàn
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 18:48
Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 15:27
Xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 15:25
Từ chính quyền số đến chính quyền phục vụ
Chỉ đạo - Điều hành 28/01/2025 14:30
Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ năm 2025 của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài
Chỉ đạo - Điều hành 28/01/2025 14:12
Phấn đấu hoàn thành 14 tuyến đường sắt đô thị trước năm 2035
Chỉ đạo - Điều hành 26/01/2025 21:38
Hà Nội tổ chức hoạt động 12 Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công
Chỉ đạo - Điều hành 25/01/2025 18:28
Tăng cường phòng, chống tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ và pháo
Chỉ đạo - Điều hành 25/01/2025 15:30
Hà Nội mở rộng thí điểm trông giữ xe không dùng tiền mặt trên toàn Thành phố
Chỉ đạo - Điều hành 25/01/2025 11:55
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 16:02