-->
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh:

Nâng cao chất lượng giống nòi của người Việt

(LĐTĐ) Tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh nhằm nâng cao chất lượng dân số là vấn đề mà ngành dân số Nghệ An quan tâm, nhất là khi tỷ lệ sàng lọc này của tỉnh còn rất khiêm tốn. Phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi trực tiếp với BSCK2 Nguyễn Bá Tân, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Nghệ An về những vấn đề xoay quanh chủ đề này.
nang cao chat luong giong noi cua nguoi viet Triển khai đề án sàng lọc trước sinh, nâng cao chất lượng giống nòi

PV: Thưa ông, ý nghĩa của việc tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh là gì? Và xin ông cho biết một số kết quả về công tác Dân số - KHHGĐ ở tỉnh suốt trong thời gian qua?

nang cao chat luong giong noi cua nguoi viet

BSCK2 Nguyễn Bá Tân, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Nghệ An. (Ảnh: Minh Khuê)

BSCK2 Nguyễn Bá Tân: Kỹ thuật tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh nhằm giúp chẩn đoán sớm, tầm soát tốt những nguy cơ có thể mắc phải trong quá trình mang thai của thai phụ, đồng thời phát hiện, xử lý kịp thời các dị tật thai nhi; giảm gánh nặng cho gia đình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Những năm qua, công tác dân số - KHHGĐ ở tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, để thực hiện thành công chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, góp phần giảm số lượng trẻ kém phát triển về trí tuệ và thể lực do hậu quả của các bệnh rối loạn chuyển hóa, di truyền, qua đó giảm thiểu số người tàn tật, giảm gánh nặng về chi phí cho gia đình và xã hội, góp phần nâng cao chất lượng dân số, xây dựng nguồn nhân lực, từ năm 2011, tỉnh Nghệ An đã triển khai thực hiện Mô hình tầm soát, chẩn đoán, và điều trị bệnh, tật trước sinh và sơ sinh cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh tại 21 huyện, thành, thị...

Mục tiêu đặt ra, nhằm nâng cao nhận thức về tầm soát, chẩn đoán, và điều trị bệnh, tật trước sinh và sơ sinh cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh triển khai đề án; đào tạo kỹ năng tuyên truyền tư vấn về tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh, tật trước sinh và sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số các cấp; cung cấp thông tin cho các bà mẹ có thai về tầm soát trước sinh và sơ sinh; xây dựng và duy trì hoạt động mạng lưới tầm soát trước sinh đến tuyến huyện và tầm soát sơ sinh đến tuyến xã...

PV: Những khó khăn trong công tác dân số - KHHGĐ tại Nghệ An hiện này là gì thưa ông?

BSCK2 Nguyễn Bá Tân: Sàng lọc trước sinh có ý nghĩa quan trọng nhưng thực tế vẫn có một số bà mẹ vì thiếu quan tâm, thiếu hiểu biết hoặc các lý do khách quan và chủ quan khác nhau mà chưa thực hiện thăm khám thai đúng lịch. Trong khi đó, các bà mẹ trong quá trình mang thai, cần được tiến hành làm siêu âm ít nhất 2 lần vào 2 thời điểm khác nhau (12 tuần, 22 tuần mang thai). Đó cũng là 2 mốc quan trọng trong quá trình theo dõi sự phát triển cũng như bất thường hình thái thai nhi.

Theo thống kê, tỷ lệ sàng lọc trước sinh, sơ sinh của tỉnh còn rất khiêm tốn. Tại Nghệ An, mỗi một năm sinh ra 55 – 60 ngàn em bé và có khoảng 80 – 100 ngàn phụ nữ mang thai trong một năm. Nhưng tầm soát ở tầm 12 và 22 tuần tuổi thai mới làm được khoảng 21%. Còn lấy máu ở gót chân của trẻ sơ sinh để xét nghiệm mới làm được 5%.

nang cao chat luong giong noi cua nguoi viet
Hoạt động khám, sàng lọc và chẩn đoán trước sinh tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An. Ảnh: Minh Khuê

Nguyên nhân là do Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung bộ, có diện tích rộng lớn nhất so với các tỉnh trong cả nước (16.498km2) với 21 huyện, thành, thị và 480 xã, phường, thị trấn và dân số hơn 3,1 triệu người (đứng thứ 4 cả nước), trong đó có 10 huyện miền núi xa, giáp biên giới Lào, nên việc tuyên truyền còn gặp hạn chế.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ, nhất là ở các huyện miền núi chưa thực hiện được tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh. Nguồn kinh phí hạn hẹp nên Đề án “Sàng lọc trước sinh và sơ sinh” được triển khai từ nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh, nhưng số lượng phụ nữ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ chưa nhiều. Vì vậy, cùng với việc nâng cao nhận thức cho người dân thì xã hội hóa công tác sàng lọc trước sinh và sơ sinh là giải pháp để trẻ sinh ra được khỏe mạnh.

PV: Thời gian vừa qua, Chi Cục Dân số - KHHGĐ đã phối hợp với Bệnh viện Sản nhi tỉnh như thế nào trong hoạt động tầm soát, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh?

BSCK2 Nguyễn Bá Tân: Chi cục Dân số - KHHGĐ đã kết hợp với Bệnh viện Sản nhi tỉnh Nghệ An khi thực hiện chủ trương triển khai chương trình tầm soát trước sinh và sơ sinh. Cụ thể, chúng tôi đã cử phòng Dân số - KHHGĐ là phòng chuyên môn đến làm việc trực tiếp với Bệnh viện Sản nhi để mở các lớp đào tạo, truyền thông đưa thông tin cần thiết đến với cán bộ y tế của cấp huyện và cấp xã về sự cần thiết trong vấn đề tầm soát trước sinh và sơ sinh.

Về hoạt động tuyên truyền trên Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, huyện và Đài phát thanh tuyến xã; tổ chức các cuộc truyền thông nói chuyện chuyên đề cho nhân dân và tư vấn cho phụ nữ mang thai, tại cộng đồng; Cung cấp tờ rơi, tờ gấp cho các đối tượng...; Phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Đa khoa các huyện, thị mở các lớp đào tạo mới lại và đào tạo lại kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân cho cán bộ y tế tham gia đề án; các lớp tập huấn kỹ năng truyền thông cho cán bộ làm công tác tuyên truyền vận động, tư vấn, quản lý đối tượng tham gia tầm soát trước sinh và sơ sinh các tuyến; cử cán bộ là bác sĩ thuộc Chi cục Dân số - KHHGĐ, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, các Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện, Trung tâm tư vấn dịch vụ KHHGĐ tỉnh tham gia các lớp đào tạo siêu âm sàng lọc trước sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương khi có chỉ tiêu…

Công tác kiểm tra, giám sát được tỉnh quan tâm và đưa vào kế hoạch hoạt động từng năm. Hàng năm, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh phối hợp các đơn vị Y tế, Trung tâm chẩn đoán trước sinh, sơ sinh tại Nghệ An tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi chuyên môn, cung cấp thông tin về tầm soát trước sinh, sơ sinh cho cán bộ dân số, y tế các cấp….

Với những cố gắng và nỗ lực về việc truyền thông cho những người dân hiểu về tác dụng, nhu cầu của việc tầm soát trước sinh và sơ sinh, chúng tôi đã triền khai hiệu quả ở 21 huyện thành và làm rộng ở 480 xã, phường. Bước đầu rất nhiều người dân đã hiểu được tầm quan trọng của việc tầm soát, sàng lọc và chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.

PV: Để khắc phục những tồn tại trong hoạt động tầm soát, chẩn đoán, và điều trị bệnh, tật trước sinh và sơ sinh ở Nghệ An ông có đề xuất gì?

BSCK2 Nguyễn Bá Tân: Với vai trò là Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Nghệ An, tôi mong muốn trong thời gian tới, Tổng cục Dân số - KHHGĐ cần tham mưu đề xuất Bộ Y tế có văn bản chỉ đạo hướng dẫn hệ thống bệnh viện, trung tâm y tế phối hợp thực hiện việc siêu âm tầm soát, chẩn đoán trước sinh, lấy mẫu máu gót chân cho trẻ sàng lọc sơ sinh và đề nghị quy định kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân tầm soát sơ sinh là xét nghiệm thường quy và giao chỉ tiêu cho các cơ sở y tế; Đề xuất Bộ Y tế có chủ trương để việc tầm soát trước sinh, sơ sinh và điều trị các bệnh trong tầm soát sơ sinh được bảo hiểm y tế chi trả; Đề nghị Tổng cục Dân số - KHHGĐ cấp phát vật tư tiêu hao và mẫu máu cho tỉnh sớm ngay từ đầu năm để các đơn vị đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu lấy mẫu máu gót chân.

Ngoài ra, Nghệ An là tỉnh nghèo, dân số đông, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, việc thực hiện xã hội hóa tầm soát trước sinh và sơ sinh còn khó thực hiện; đề nghị Trung ương xem xét để giao chỉ tiêu tầm soát trước sinh, sơ sinh hàng năm phù hợp cho tỉnh.

Sắp tới chúng tôi sẽ xây dựng đề án Tầm soát trước sinh và sơ sinh tại Nghệ An đến năm 2025. Và trong đề án này, bước đầu chúng tôi đã tiến hành xây dựng đề cương. Trong đó, Chi cục Dân số tỉnh sẽ tổ chức nhiều lớp tuyên truyền về tận huyện, xã để truyền thông cho những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, để họ biết khi mang thai, sinh con thì việc tầm soát trước và sau sinh là quan trọng và thiết thực để đảm bảo hạnh phúc lâu dài cho tương lai đứa trẻ và gia đình.

Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

(LĐTĐ) Các cơ sở y tế đã tổ chức thường trực đầy đủ 4 cấp, thực hiện khám, cấp cứu 548.151 lượt người trong 8 ngày nghỉ Tết.
10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết

10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết

(LĐTĐ) Tết là dịp để đoàn tụ gia đình, thưởng thức các món ăn ngon và tận hưởng không khí sum vầy. Tuy nhiên, đối với người tiểu đường, việc lựa chọn thực phẩm là vô cùng quan trọng để duy trì mức đường huyết ổn định, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025

Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tại các bệnh viện chuyên khoa sản trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm mới Ất Tỵ 2025.
Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng

Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng

(LĐTĐ) Với yêu cầu nhiệm vụ, trong những ngày Tết, các “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng luôn phải luân phiên trực, đảm bảo mọi hoạt động khám, chữa bệnh vẫn diễn ra thông suốt, vì vậy họ không có những ngày nghỉ Tết trọn vẹn bên gia đình. Tuy nhiên, dù không được đón Tết đầm ấm cùng người thân, gác lại những khó khăn, vất vả ấy, người bệnh và các bác sĩ tạo thành một gia đình để cùng nhau đón xuân mới.
247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết

247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết

(LĐTĐ) Trong 3 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 đã ghi nhận 247 ca khám, cấp cứu vì ngộ độc thức ăn tự chế biến, say bia rượu.
Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết

Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết

(LĐTĐ) Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố liên tục tiếp nhận nhiều ca bệnh là trẻ nhỏ bị chấn thương do pháo nổ; ngộ độc do uống nhầm dầu thắp hương, hay thuốc diệt chuột, hóc dị vật...
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

(LĐTĐ) Trước thềm Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều 27/1 - tức 28 Tết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết, sẵn sàng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan.
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết

Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết

(LĐTĐ) Để đảm bảo công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều bệnh viện của Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí thường trực 4 cấp, sẵn sàng trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế phục vụ cho người bệnh được cấp cứu kịp thời, an toàn và hiệu quả.
Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện

Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện

(LĐTĐ) Nhiều gian hàng 0 đồng cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân mua sắm ngay tại bệnh viện; tổ chức phát bánh chưng, quà Tết cho bệnh nhân; trang trí góc Tết cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân chụp ảnh; cung cấp những suất ăn miễn phí… là những hoạt động ý nghĩa và thấm đẫm tính nhân văn mà nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức cho bệnh nhân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội

Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa cung cấp thông tin về kết quả kiểm tra việc cung ứng thuốc bảo đảm phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động