Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết
Theo thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, vào những ngày cận Tết, Bệnh viện đã tiếp nhận một số lượng lớn ca tai nạn, trong đó tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia chiếm ưu thế, tiếp theo là các tai nạn sinh hoạt và những sự cố từ pháo nổ tự chế.
Đáng chú ý, trẻ em là nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất trong các vụ tai nạn pháo nổ, để lại những hậu quả đau lòng khi Tết đến gần.
![]() |
Khoa Cấp cứu và Chống độc - Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị 8 trường hợp trẻ ngộ độc thuốc diệt chuột. |
Theo thống kê từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong 3 tháng cuối năm 2024 cho thấy đã tiếp nhận 21 ca tai nạn do pháo nổ, với hơn 50% số nạn nhân là trẻ em. Điều này là lời cảnh báo mạnh mẽ về sự nguy hiểm của pháo tự chế và tác động lâu dài đối với sức khỏe của trẻ em, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Các bác sĩ cho biết pháo tự chế có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em, với nhiều trường hợp bị đa chấn thương và tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn. Điển hình như trường hợp nam thanh niên (16 tuổi, ở Hà Nam) sử dụng pháo tự chế, bệnh nhân bị chấn thương nặng, mất các ngón tay và nhiều vết thương khác.
Trước thực trạng này, các bác sĩ đã đưa ra những khuyến cáo người dân, đặc biệt là trẻ em không tự ý chế tạo hoặc sử dụng pháo nổ trái phép, đặc biệt là pháo tự chế. Đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thương tích nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Đồng thời, các bậc phụ huynh cần nâng cao ý thức, tuyệt đối không mua bán, sử dụng pháo lậu và cần hướng dẫn trẻ tránh xa các hành động nguy hiểm này để bảo vệ an toàn cho bản thân và cộng đồng.
Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những ngày giáp Tết liên tục tiếp nhận 11 trường hợp trẻ ngộ độc hết sức đáng tiếc. Điều đáng nói đây có một phần không nhỏ các trường hợp ngộ độc này là do sự chủ quan, lơ là, bất cẩn của các bậc cha mẹ, người giám hộ.
Trong đó, tại Khoa Điều trị tích cực Nội khoa - Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhi D.B (18 tháng tuổi, ở Yên Bái) và G.K (16 tháng tuổi, ở Thái Nguyên) vào viện trong tình trạng suy hô hấp, tổn thương phổi nặng, hôn mê và suy giảm tri giác do uống nhầm dầu thắp đèn bàn thờ. Theo thông tin từ gia đình cả hai trẻ đều uống nhầm dầu đựng trong những chai, lọ được gia đinh sang chiết nhưng không dán nhãn và để trong tầm hoạt động của trẻ.
Sau khi gia đình phát hiện đã lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cấp cứu ban đầu. Sau đó các trẻ được đặt nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, trẻ được điều trị thở máy chống suy hô hấp, sử dụng kháng sinh, thuốc chống viêm và theo dõi sát các chỉ số sinh tồn. Sau 5 ngày điều trị tích cực, tình trạng 2 bệnh nhi đã tiến triển tốt, tuy nhiên, vẫn cần được theo dõi các biến chứng có thể xảy ra.
Cũng trong thời gian vừa qua, Khoa Cấp cứu và Chống độc - Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tiếp tiếp nhận và điều trị 8 trường hợp trẻ ngộ độc thuốc diệt chuột. Trong đó, có hai bé trai (8 tuổi và 10 tuổi, ở Hòa Bình), phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc thuốc diệt chuột. Qua khai thác thông tin từ gia đình, được biết hai trẻ đã ăn nhầm trứng gà được tiêm thuốc diệt chuột mà gia đình dùng để làm bẫy chuột.
Sau 3-4 giờ, cả hai cùng xuất hiện triệu chứng chóng mặt, buồn nôn và được gia đình đưa đến bệnh viện tỉnh khám sau đó các trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ xác định trẻ bị ngộ độc thuốc diệt chuột chứa thành phần Bromadiolone, đây là một chất gây rối loạn đông máu kéo dài. Sau 1 tuần điều trị và theo dõi tại khoa Cấp cứu và Chống độc - Bệnh viện Nhi Trung ương, cả hai cháu đã ổn định và được ra viện…
Là những bệnh viện tuyến đầu trong cấp cứu và điều trị các ca tai nạn nghiêm trọng, các bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Nhi Trung ương… luôn sẵn sàng hỗ trợ người dân trong mọi tình huống. Tuy nhiên, các bác sĩ nhấn mạnh rằng, ý thức phòng ngừa tai nạn từ mỗi người mới là cách tốt nhất để giữ an toàn cho bản thân và gia đình.
Từ những ca bệnh trên bác sĩ khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần chú ý để thuốc, hóa chất độc hại tránh xa tầm tay trẻ em. Không đựng hóa chất trong các chai lọ nước uống hoặc chai lọ có màu sắc bắt mắt thu hút trẻ, Đặc biệt cần có người chăm sóc, theo dõi khi trẻ vui chơi. Bên cạnh đó, khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ bị ngộ độc, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và sơ cứu kịp thời nhằm ổn định bệnh nhi cũng như tránh các nguy cơ có thể xảy ra đối với trẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Bộ Y tế đề nghị tập trung tối đa điều trị cho nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế chủ lực

Giữ vững sứ mệnh phụng sự pháp luật, phục vụ người dân

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Vân Đình trao tặng "Nhà đại đoàn kết" năm 2025

Hôm nay (20/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm nhẹ

Bão số 3 Wipha sắp vào thời điểm mạnh nhất, hướng vào vùng biển Quảng Ninh - Ninh Bình

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy
Tin khác

Bộ Y tế đề nghị tập trung tối đa điều trị cho nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh
Y tế 20/07/2025 09:46

Toàn dân xã đảo Minh Châu được khám sức khỏe miễn phí
Y tế 19/07/2025 21:20

Chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết bằng vắc xin
Y tế 19/07/2025 20:40

Khám bệnh miễn phí cho toàn dân xã đảo Minh Châu: Đưa y tế chất lượng về gần dân
Media 19/07/2025 19:25

Ngộ độc thuốc tân dược: Cảnh báo từ thực tế điều trị
Y tế 19/07/2025 14:49

Khám sức khoẻ, cấp thuốc miễn phí cho đối tượng chính sách tại xã Phúc Thọ
Y tế 19/07/2025 12:53

Xây dựng niềm tin của cộng đồng vào vắc xin
Y tế 18/07/2025 22:24

Khám sức khỏe miễn phí cho các đối tượng chính sách
Y tế 17/07/2025 19:35

Báo động đỏ toàn viện cấp cứu hai anh em ruột trong vụ tai nạn liên hoàn ở Dương Nội
Y tế 17/07/2025 18:04

Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho đối tượng chính sách tại xã Đông Anh
Y tế 17/07/2025 12:48