-->

Một “thế giới” khác không thể thiếu

Ngoài thế giới thực tại - nơi diễn ra mọi hoạt động của cuộc sống đời thường thì nhiều công nhân lao động (CNLĐ) đang làm việc tại các khu công nghiệp và chế xuất (KCN - CX) Hà Nội còn có một thế giới khác, đó là thế giới trên mạng xã hội Facebook. Thế giới ảo mà thật này đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của không ít CNLĐ.
mot the gioi khac khong the thieu Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
mot the gioi khac khong the thieu Công nhân Khu công nghiệp và chế xuất: Muôn kiểu “tăng ca”

Kết bạn, trò chuyện và tham gia vào các hội, nhóm trên mạng xã hội Facebook của CNLĐ đang làm việc trong các KCN - CX Hà Nội, chúng tôi mới thấu hiểu thêm phần nào cuộc sống của người công nhân. Có lẽ rằng, nhận định về cuộc sống của CNLĐ chỉ có biết đến nhà trọ và công ty, một ngày của họ diễn ra theo chu kỳ đi làm, ăn, ngủ nghỉ là nhận định của nhiều năm về trước.

mot the gioi khac khong the thieu
Nhiều CNLĐ không chỉ tìm kiếm công việc trên các bảng tin mà còn có thể tìm việc trên các hội, nhóm của CNLĐ trên mạng xã hội Facebook

Còn khi thời đại công nghệ phát triển, mạng xã hội Facebook phổ cập đến mọi tầng lớp trong xã hội thì CNLĐ có thêm một thế giới mới, đó là thế giới trên mạng xã hội Facebook - nơi họ giao lưu, kết bạn, trò chuyện, trao đổi thông tin về công việc, cuộc sống và nhu cầu của bản thân…

Trong các hội, nhóm trên mạng xã hội Facebook của CNLĐ tần suất thông tin được đăng tải tương đối dày đặc, đó chủ yếu là thông tin cần thiết của CNLĐ như mong muốn được tư vấn về môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ của một công ty nào đó đang hoạt động trong KCN với các câu hỏi dạng như “điều kiện làm việc ở công ty A thế nào?”, “trong các công ty A, B, C… nên chọn công ty nào?”… từ đó CNLĐ có thể lựa chọn cho mình một công ty phù hợp.

Các nhóm, hội trên mạng xã hội Facebook của CNLĐ không chỉ là nơi để CNLĐ chia sẻ thông tin, giúp đỡ nhau mà còn là nơi để CNLĐ giao lưu, kết bạn. Chỉ với những lời giới thiệu đơn giản về bản thân và bày tỏ mong muốn làm quen với mọi người là CNLĐ có thể dễ dàng kết bạn với rất nhiều CNLĐ khác và thực tế cho thấy, chính từ những hội, nhóm này mà nhiều CNLĐ đã thoát khỏi cảnh “ế”.

Anh Nguyễn Văn Thành (quê Thái Bình) đang làm việc tại Công ty Canon (KCN Thăng Long) chia sẻ: “Qua các hội, nhóm của CNLĐ trên mạng xã hội Facebook mà tôi đã làm quen được với rất nhiều những người bạn mới từ khắp các nơi và đang làm việc tại nhiều công ty trong các KCN - CX Hà Nội.

Đặc biệt, tôi đã tìm được một nhóm bạn có cùng chung sở thích là đi phượt, chúng tôi thường xuyên lên mạng xã hội Facebook để nói chuyện với nhau, cùng nhau chia sẻ những khó khăn, áp lực trong công việc và cuộc sống. Mỗi tháng một lần, chúng tôi đều sắp xếp thời gian để gặp nhau và cùng nhau đi phượt, cùng nhau khám phá những vùng đất mới. Đó là một cách để chúng tôi xả stress sau những ngày làm việc mệt mỏi, hơn nữa là để cải thiện đời sống tinh thần và để không hoài phí tuổi thanh xuân.”

Nhiều thông tin về nhu cầu tuyển dụng việc làm của các công ty cũng được đăng tải trong các hội nhóm để đáp ứng nhu cầu tìm việc của CNLĐ, đặc biệt là đối với những CNLĐ không có nhiều thời gian để ra tìm hiểu thông tin tại các bảng tin thông báo tuyển dụng hoặc đối với những người chuẩn bị từ quê lên các KCN - CX Hà Nội để xin việc.

Các hội, nhóm trên mạng xã hội Facebook cũng là diễn đàn để CNLĐ giao lưu, kết bạn, chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết trong công việc và cuộc sống. Ngoài ra, đây cũng là một trong những “chợ online” đáp ứng nhu cầu mua và bán của CNLĐ mục đích nhằm tiết kiệm thời gian cho người mua và tăng thêm thu nhập cho CNLĐ…

Bạn Trần Thị Huyền (quê Phú Thọ) đang làm việc tại Công ty Seev (KCN Thăng Long) chia sẻ: “Trước đây, khi chuẩn bị xuống Hà Nội để tìm việc tại các khu công nghiệp, tôi đã lên các hội, nhóm trên mạng xã hội Facebook của CNLĐ để tìm hiểu về thông tin và tham khảo về các công ty đang có nhu cầu tuyển dụng công nhân.

Có rất nhiều thông tin tuyển dụng của các công ty được CNLĐ chia sẻ, từ đó, tôi có thể biết trước được các thông tin cần thiết như: Yêu cầu tuyển dụng, mức lương, thời gian làm việc, lịch phỏng vấn, lịch dự kiến đi làm, địa điểm nộp hồ sơ… và tôi cũng có thể chủ động tham khảo ý kiến của các anh, chị CNLĐ trong hội, nhóm về điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ của các công ty đang tuyển dụng. Nhờ đó, tôi đã chọn được một công ty phù hợp nhất với khả năng và nguyện vọng của bản thân để nộp hồ sơ ứng tuyển, đồng thời giúp tôi tiết kiệm được thời gian tìm việc.”

“Những ngày đầu mới xuống Hà Nội làm việc tại KCN Thăng Long, tôi cũng đã chủ động vào các hội, nhóm trên mạng xã hội Facebook của CNLĐ đang làm việc tại KCN Thăng Long để hỏi về chỗ thuê trọ. Nhờ những chia sẻ, tư vấn nhiệt tình của các thành viên trong hội, nhóm mà tôi đã tìm được một khu nhà trọ an toàn, giá cả hợp lý. Ngoài ra, những thông tin liên quan trực tiếp đến cuộc sống, công việc của CNLĐ cũng được các thành viên của hội, nhóm cập nhật liên tục. Giờ đây, ngày nào tôi cũng dành thời gian để vào các hội, nhóm trên mạng xã hội Facebook của CNLĐ để tìm hiểu và chia sẻ thông tin, với tôi, đó như một thế giới riêng của CNLĐ.” - bạn Huyền chia sẻ.

Các nhóm, hội trên mạng xã hội Facebook của CNLĐ không chỉ là nơi để CNLĐ chia sẻ thông tin, giúp đỡ nhau mà còn là nơi để CNLĐ giao lưu, kết bạn. Chỉ với những lời giới thiệu đơn giản về bản thân và bày tỏ mong muốn làm quen với mọi người là CNLĐ có thể dễ dàng kết bạn với rất nhiều CNLĐ khác và thực tế cho thấy, chính từ những hội, nhóm này mà nhiều CNLĐ đã thoát khỏi cảnh “ế”.

Anh Nguyễn Văn Thành (quê Thái Bình) đang làm việc tại Công ty Canon (KCN Thăng Long) chia sẻ: “Qua các hội, nhóm của CNLĐ trên mạng xã hội Facebook mà tôi đã làm quen được với rất nhiều những người bạn mới từ khắp các nơi và đang làm việc tại nhiều công ty trong các KCN - CX Hà Nội. Đặc biệt, tôi đã tìm được một nhóm bạn có cùng chung sở thích là đi phượt, chúng tôi thường xuyên lên mạng xã hội Facebook để nói chuyện với nhau, cùng nhau chia sẻ những khó khăn, áp lực trong công việc và cuộc sống. Mỗi tháng một lần, chúng tôi đều sắp xếp thời gian để gặp nhau và cùng nhau đi phượt, cùng nhau khám phá những vùng đất mới. Đó là một cách để chúng tôi xả stress sau những ngày làm việc mệt mỏi, hơn nữa là để cải thiện đời sống tinh thần và để không hoài phí tuổi thanh xuân.”

Các hội, nhóm trên mạng xã hội Facebook còn là nơi để nhiều CNLĐ thể hiện cái duyên của mình đối với nghề kinh doanh, từ đó tăng thêm thu nhập. Có nhiều CNLĐ đã trở thành các chủ shop online, chuyên bán các loại nhu yếu phẩm cần thiết cho CNLĐ.

Chị Bùi Thị Thủy (quê Thái Nguyên) đang làm việc tại Công ty Panasonic (KCN Thăng Long) chia sẻ: “Ngoài thời gian làm việc tại công ty tôi còn tranh thủ kinh doanh online trên mạng xã hội Facebook. Tính đến nay, tôi kinh doanh online cũng đã hơn 2 năm, mặt hàng kinh doanh chủ yếu là quần áo trẻ em. Do bán hàng chất lượng, uy tín nên lượng khách hàng tìm đến shop online của tôi ngày càng đông vì thế mà nguồn thu nhập của tôi cũng tăng thêm 2 - 3 triệu đồng mỗi tháng nhờ kinh doanh online.”

Chia sẻ về ý tưởng kinh doanh online trên mạng xã hội Facebook với mặt hàng là quần áo trẻ em, chị Thủy cho biết, vì xung quanh KCN Thăng Long tập trung rất nhiều gia đình CNLĐ sinh sống, đa phần những gia đình đó đều có con nhỏ nhưng do đi làm tối ngày, ít có thời gian đi chợ hay đến các cửa hàng để sắm đồ cho con nên nhiều CNLĐ thường lên mạng xã hội Facebook để mua hàng online và nhờ ship đến tận nơi vừa tiện lợi vừa đỡ tốn thời gian.

Nhận thấy, nhu cầu có trong khi đó nguồn cung mình cũng có thể đáp ứng được nên chị Thủy đã quyết định kinh doanh online quần áo trẻ em. Ngoài chị Thủy, còn có rất nhiều CNLĐ cũng đang kinh doanh online trên mạng xã hội Facebook với nhiều mặt hàng như mỹ phẩm, đồ dùng, thực phẩm hay đặc sản của vùng quê…

Mạng xã hội Facebook ngày càng phát triển và trở thành một phần không thể thiếu của một bộ phận CNLĐ đang làm việc tại các KCN - CX. Nhiều CNLĐ chia sẻ, cuộc sống của họ bây giờ không chỉ còn biết đến nhà trọ và công ty nữa mà nó đã trở nên phong phú hơn thông qua việc kết nối, tìm hiểu và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Tin khác

Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

(LĐTĐ) Vừa qua, trong chương trình Tết sum vầy, Công ty CP May Minh Anh - Đô Lương (Nghệ An) đã trao tặng tiền mặt và các phần quà cho người lao động với số tiền 2 tỷ đồng.
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị các địa phương theo dõi, nắm tình hình để bảo đảm người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng, cũng như bố trí nghỉ Tết đúng chế độ theo quy định...
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán không chỉ là một dịp đánh dấu sự khởi đầu mới mà còn là thời điểm để các doanh nghiệp tri ân người lao động sau một năm vất vả. Tuy nhiên, quà Tết có chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không luôn là điều khiến nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ giải đáp rõ ràng vấn đề này dựa trên quy định hiện hành, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách tính thuế từ quà Tết.
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

(LĐTĐ) Chụp ảnh Tết đang trở thành xu hướng phổ biến, kéo theo sự nhộn nhịp của các dịch vụ đi kèm như chụp ảnh và trang điểm. Không khí rộn ràng này góp phần tô điểm sắc xuân trên khắp phố phường Hà Nội.
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất là trên 1,9 tỷ đồng thuộc vị trí quản lý cấp cao của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

(LĐTĐ) Thông tin về việc thực hiện các chính sách tiền lương, quan hệ lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, trong năm 2024, các cơ chế, chính sách về lao động, tiền lương tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện, trong đó tập trung vào thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách tiền lương trong doanh nghiệp.
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, hiện nay, cả nước thực hiện trợ cấp xã hội cho hơn 3,8 triệu người (chiếm 3,8% tổng dân số), với tổng ngân sách chi trả trợ cấp xã hội khoảng 32 nghìn tỷ đồng/năm.
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

(LĐTĐ) Qua thống kê từ báo cáo của 4.420 doanh nghiệp (sử dụng 318.740 lao động) trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, mặt bằng chung, mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều hơn so với năm trước ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Trong năm 2025, ngoài 11 ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, người lao động sẽ có thêm 11 ngày nghỉ bù, nghỉ liên tiếp do rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, hoán đổi ngày làm việc, tổng cộng có 22 ngày nghỉ.
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

(LĐTĐ) Phụ nữ di cư là lực lượng lao động rất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của các thành phố Hà Nội và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, so với nam giới, họ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn về nơi đến, công việc và cuộc sống gia đình. Vì vậy, các vấn đề liên quan đến hỗ trợ, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của người lao động nhập cư ở các khu nhà trọ xung quanh khu công nghiệp luôn được quan tâm.
Xem thêm
Phiên bản di động