Mong bớt đi những “đại án”
Bên ly cà phê nóng sáng đầu đông, anh Thức trầm tư, đi làm hơn chục năm, tích lũy mãi hai vợ chồng vẫn chưa mua nổi căn hộ làm chốn an cư. Cứ phải “đánh vật” với chuyện đi thuê nhà, vừa thấy xấu hổ với bạn bè, vừa áy náy với vợ con. Ấy vậy, giờ mở mạng đọc báo, tần suất các tin tức liên quan đến tham ô, lãng phí, thất thoát tài sản Nhà nước, chiếm đoạt của người dân khá nhiều. Những năm trước đây, con số thất thoát, tham ô cỡ 100 tỷ đồng đã kinh, nay thì con số này đã lên đến cả nghìn tỷ, nghe vừa nổi da gà, vừa buồn.
Ảnh minh họa. |
Vẫn biết, trong bất kỳ xã hội, thời kỳ hay quốc gia nào, mục tiêu cuối cùng vẫn là “dân giàu, nước mạnh”. Dân giàu nghĩa là mọi người trong số chúng ta làm giàu, có đời sống sung túc, khá giả bằng chính năng lực, lao động mà mình có. Trong xã hội hiện nay cũng vậy, rất nhiều người khá giả, giàu có cũng như vậy. Song bên cạnh đó, vẫn còn bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất, lợi dụng chức quyền thông đồng, bao che cho doanh nghiệp, cá nhân tổ chức để làm giàu bất chính. Một số cán bộ cao cấp, trung cấp bị truy tố; hàng loạt các doanh nghiệp, cũng liên quan đến làm ăn phi pháp.
Khó ai có thể hình dung, theo kết luận của cơ quan Cảnh sát điều tra, trong vụ án tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát số tiền tham ô của một cá nhân đã lên tới 304.000 tỷ đồng (tương đương 12,7 tỷ USD). Một cán bộ cũng nhận số tiền hối lộ lên tới 5,2 triệu USD.
Thực ra dòng tiền “chảy” trong xã hội vẫn không thay đổi, vì ngân hàng Nhà nước hằng năm không thể bơm thêm tiền “đổ” vào nền kinh tế, nhưng chính tham ô, lãng phí, hối lộ đã khiến “dòng chảy” của đồng tiền đi không đúng quỹ đạo. Lẽ ra, theo quy luật kinh tế, tiền trong dân phải thông qua kênh bán hàng, chứng khoán… rồi từ đó chảy vào doanh nghiệp, hộ kinh doanh để tạo ra của cải vật chất, công ăn việc làm, lương cho người lao động. Chính từ đây, Nhà nước có tiền thông qua thuế để tái đầu tư, phân bổ ngân sách; người lao động có tiền chi tiêu và lại gửi vào ngân hàng, chứng khoán để tạo kênh đầu tư vốn cho doanh nghiệp. Nhưng đây, một lượng lớn tiền đã bị chảy vào cá nhân, tổ chức… bằng hình thức tham nhũng, đầu cơ dẫn đến nền kinh tế khát vốn, khoảng cách giàu nghèo ngày một tăng.
Câu hỏi mà anh Thức nêu ra, tại sao tham nhũng, thất thoát, chiếm đoạt tiền của dễ thế cũng chính là câu hỏi của đa số người dân. Và họ tin rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng… vấn đề tham nhũng tới đây phải được đẩy lùi và giải quyết triệt để, để người dân bớt thấy những thông “đại án” kinh tế mỗi khi đọc báo.
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
Bình luận 08/01/2025 13:17
“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ
Bình luận 31/12/2024 08:14
Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!
Bình luận 26/12/2024 16:53
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25